[Level II] Corporate Issuers

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 1: Phân tích cổ tức và mua lại cổ phần (Analysis of dividends and share repurchases) - Phần 2

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 1 môn Corporate Issuers trong chương trình CFA level 2

1. Giới thiệu về mua lại cổ phiếu

1.1. Định nghĩa

Mua lại cổ phần (Share repurchase) là một giao dịch trong đó một công ty mua lại cổ phiếu của chính mình. Không giống như chia cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu, việc mua lại cổ phiếu sử dụng tiền mặt của công ty → Việc mua lại cổ phần tương đương với việc trả cổ tức bằng tiền mặt với số tiền bằng nhau trong ảnh hưởng của chúng đến tổng tài sản của cổ đông, tất cả các yếu tố khác đều bằng nhau.

So sánh giữa việc trả cổ tức tiền mặt (cash dividends) và mua lại cổ phần (shares repurchase):

  • Việc mua lại cổ phần thường mang lại cho ban quản lý công ty sự linh hoạt hơn so với việc trả cổ tức bằng tiền mặt do không đặt ra kỳ vọng về việc chi trả cổ tức tiền mặt sẽ được duy trì.

  • Cổ tức bằng tiền mặt được công bố và mang tính bắt buộc phải thực thi (không thể hủy bỏ), trong khi việc mua lại cổ phần không mang tính cam kết.

  • Cổ tức bằng tiền mặt được chia cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu, trong khi việc mua lại cổ phiếu không phân phối theo tỷ lệ sở hữu.

Các công ty có thể trả cổ tức bằng tiền mặt thường xuyên và bổ sung bằng việc mua lại cổ phần. Trong những năm thu nhập tăng bất thường, việc mua lại cổ phần có thể thay thế cho việc chia cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt.

Một mặt, việc mua lại cổ phiếu có thể báo hiệu rằng ban quản trị của công ty cho rằng cổ phiếu của họ bị định giá thấp. Mặt khác, việc mua lại cổ phần có thể gửi tín hiệu tiêu cực rằng công ty có ít cơ hội có NPV dương.

1.2. Các phương pháp mua lại cổ phiếu

Phương pháp

Đặc điểm

Giao dịch thị trường mở (Open market transactions)

Cách tiếp cận linh hoạt nhất, cho phép công ty mua lại cổ phần của mình trên thị trường mở với các điều kiện có lợi nhất.

Chào mua giá cố định (Fixed price tender offer)

Công ty mua một số lượng cổ phiếu được xác định trước ở một mức giá cố định, thường ở mức cao hơn giá thị trường hiện tại. Ưu điểm của phương pháp này là có thể hoàn thành nhanh chóng.

Đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch aution)

Một hình thức chào mua công khai trong đó công ty chỉ định một khoảng giá thay vì giá cố định. Giá thầu được chấp nhận (giá thấp nhất trước) cho đến khi đủ số lượng mong muốn. Sau đó, tất cả giá thầu được chấp nhận sẽ được thỏa thuận ở mức giá (cao hơn) của giá thầu được chấp nhận cuối cũng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể hoàn thành nhanh chóng.

Mua lại thông qua đàm phán trực tiếp (Repurchase by direct negotiation)

Mua cổ phần từ cổ đông lớn, thường với giá cao hơn giá thị trường. Tuy nhiên, vẫn có thể giảm giá nếu người bán cần thanh khoản.

3. Tác động của việc mua lại cổ phiếu

2.2. Ảnh hưởng của mua lại cổ phiếu đến tỉ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS)

Công ty có thể mua lại cổ phần bằng cách sử dụng tiền thặng dư của công ty hoặc sử dụng các khoản nợ bổ sung. Việc mua lại cổ phiếu được thực hiện bằng tiền mặt dư thừa có khả năng tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu, trong khi việc mua lại cổ phiếu được thực hiện bằng vốn vay có thể tăng, giảm hoặc không ảnh hưởng đến thu nhập trên mỗi cổ phiếu tùy thuộc vào lãi suất vay sau thuế và tỷ suất thu nhập của công ty. Nếu lợi tức cổ phiếu trước khi mua lại (earning yield before repurchase) (được tính bằng EPS/ giá trả mỗi cổ phiếu) lớn hơn chi phí cho khoản nợ bổ sung, EPS sẽ tăng lên (do dùng tiền mặt thặng dư của công ty không tốn chi phí nợ nên EPS luôn tăng).

Tuy nhiên tốc độ tăng của EPS trong trường hợp sử dụng nợ bổ sung sẽ nhỏ hơn do có chi phí cho khoản nợ này làm giảm lợi nhuận sau thuế của công ty. Đồng thời việc mua lại cũng khiến đòn bẩy tài chính của công ty tăng, và từ đó, tăng chi phí vốn chủ sở hữu.

 

Ảnh hưởng đến EPS

Mua lại cổ phần với tiền mặt

  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành ↓
  • EPS ↑ (= thu nhập ròng / cổ phiếu đang lưu hành)

Mua lại cổ phần bằng nợ

Chi phí đi vay > Tỷ suất lợi nhuận (earnings yield)

EPS giảm

Chi phí đi vay = Tỷ suất lợi nhuận

EPS không đổi

Chi phí đi vay < Tỷ suất lợi nhuận

EPS tăng

Ảnh hưởng của mua lại cổ phần đến Bảng cân đối kế toàn và các chỉ số tài chính

 

Bảng cân đối kế toán

Các chỉ số tài chính

Mua lại cổ phần với tiền mặt

Tiền mặt ↓

Vốn chủ sở hữu giảm ↓

Đòn bẩy (chỉ số D/E) ↑

Mua lại cổ phần với nợ

Vốn chủ sở hữu ↓

Nợ ↑

Đòn bẩy (chỉ số D/E) ↑↑

2.3. Ảnh hưởng của mua lại cổ phần đến giá trị sổ sách trên một cổ phiếu

Sau khi mua lại cổ phiếu, số lượng cổ phiếu đang lưu hành sẽ giảm và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) cũng có thể thay đổi. Nếu giá phải trả cao hơn so với BVPS trước khi mua lại, BVPS sau khi mua lại giảm do tốc độ giảm của BVPS lớn hơn tốc độ giảm của số lượng cổ phiếu. Và ngược lại nếu giá phải trả nhỏ hơn BVPS trước khi mua lại, BVPS sau khi mua lại tăng.

3.   Lựa chọn giữa cổ tức tiền mặt và mua lại cổ phiếu

Có năm lý do chung cho việc mua lại cổ phần (so với cổ tức):

  • Lợi thế tiềm năng về thuế (Potential tax advantages): Khi thuế suất trên lãi vốn thấp hơn thuế suất trên thu nhập từ cổ tức, việc mua lại cổ phiếu có lợi thế về thuế so với cổ tức bằng tiền mặt. Khi hai mức thuế suất là bằng nhau, thuế lãi vốn có thể được hoãn lại bằng cách không tham gia mua lại cổ phần.

  • Hỗ trợ giá cổ phiếu (Share price support): Các công ty có thể mua cổ phiếu của chính mình, qua đó báo hiệu cho thị trường rằng công ty xem cổ phiếu của chính mình là một khoản đầu tư tốt à Thường được sử dụng khi giá cổ phiếu giảm để củng cố niềm tin cho nhà đầu tư.

  • Tăng cường sự linh hoạt (Added managerial flexibility): Giảm nhu cầu về cổ tức “cố định” trong tương lai → Công bố mức cổ tức ổn định ở mức nhỏ và mua lại cổ phiếu với phần thu nhập còn lại → Các nhà quản lý có toàn quyền quyết định về “thời điểm thị trường” việc mua lại của họ.

  • Bù đắp sự pha loãng từ quyền mua cổ phiếu của nhân viên (Offsetting dilution (Employee stock options): Việc mua lại sẽ bù đắp cho sự pha loãng EPS do việc thực hiện quyền mua cổ phiếu của nhân viên.

  • Tăng đòn bẩy tài chính (Increasing financial leverage). Khi được tài trợ bởi khoản nợ mới, việc mua lại cổ phiếu sẽ làm tăng đòn bẩy. Ban quản lý có thể thay đổi cơ cấu vốn của công ty (và có thể hướng tới cơ cấu vốn tối ưu của công ty) bằng cách giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

4. Tỷ lệ chi trả cổ tức

4.1. Tỷ lệ bao phủ cổ tức

Dividend coverage ratio = Net income / Dividends

(Chỉ số thanh toán cổ tức = Thu nhập ròng / Cổ tức)

Dividend payout ratio = Dividends / Net income

(Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức / Thu nhập ròng)

  • Tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn/Tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn → cho thấy rủi ro cắt giảm cổ tức cao hơn (xác suất bền vững cổ tức thấp hơn).

  • Ta nên so sánh tỷ lệ được tính toán với tỷ lệ trung bình của ngành và thị trường mà công ty hoạt động.

Trên thực tiễn:

  • Các công ty còn non trẻ:

    • Không trả cổ tức mà tái đầu tư nội bộ.

    • Tỷ lệ thanh toán có xu hướng tăng lên khi chúng phát triển.

  • Các công ty lớn và trưởng thành:

    • Mục tiêu DPR 40% - 60% và DCR 1,7x - 2,5x.

    • Nếu DCR < 1, cổ tức được coi là đang gặp nguy hiểm trừ khi các sự kiện không tái diễn gây ra sự sụt giảm thu nhập tạm thời (ví dụ: đình công của nhân viên, thiên tai,…).

4.2. Tỷ lệ bao phủ FCFE

FCFE coverage ratio = FCFE / (Dividends + Share repurchases)

(Chỉ số bao phủ FCFE = FCFE / (Cổ tức + Mua lại cổ phần))

  • Nếu tỷ lệ > 1 → Công ty đang cải thiện tính thanh khoản bằng cách sử dụng vốn để tăng tiền mặt/chứng khoán

  • Nếu tỷ lệ = 1 → Công ty đang trả lại toàn bộ tiền mặt hiện có cho cổ đông

  • Nếu tỷ lệ < 1 đáng kể → Không bền vững, chi trả nhiều hơn mức có thể chi trả, giảm tính thanh khoản

Các chỉ số dưới mức trung bình của ngành hoặc có xu hướng giảm theo thời gian cho thấy có vấn đề về tính bền vững của cổ tức.

5. Đặc điểm của các doanh nghiệp không thể duy trì cổ tức bằng tiền mặt

Dấu hiệu

Ý nghĩa

Tỷ lệ chi trả cổ tức > 100%

Tỷ lệ chi trả cổ tức < 1

Cổ tức có thể bị cắt nếu thu nhập giảm

Tỷ lệ bao phủ FCFE < 1

Công ty trả nhiều hơn mức có thể chi trả bằng cách rút bớt tiền mặt/chứng khoán có thể bán được hiện có

→ Thanh khoản giảm

Tỷ suất cổ tức cao cực kỳ đột ngột

Việc cắt giảm cổ tức được dự đóan

Giảm chi tiêu vốn sản xuất hoặc vay để trả cổ tức

Chính sách không bền vững

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn