[Level II] Financial Reporting and Analysis

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 1: Đầu tư liên doanh (Intercorporate Investments) - Phần 2

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 1 môn Financial Statement Analysis trong chương trình CFA level 2

5. Hợp nhất kinh doanh

Tại sao cần hợp nhất kinh doanh?

  • Tăng doanh thu
  • Giảm chi phí trùng lặp
  • Hiệu quả thuế
  • Điều phối quy trình sản xuất
  • Quản lý tài sản hiệu quả hơn

5.1. Các dạng hợp nhất kinh doanh:

  • Sáp nhập: Công ty A sáp nhập hoàn toàn công ty B vào mình, sau thương vụ chỉ còn công ty A và không còn công ty B
  • Mua lại: Công ty A mua từ 50-100% cổ phần của công ty B để kiểm soát công ty B, sau thương vụ còn cả 2 công ty A và B theo quan hệ mẹ con
  • Hợp nhất: Công ty A hợp nhất với công ty B tạo thành công ty C, sau thương vụ không còn cả công ty A và công ty B

5.2. Phương pháp mua

Đây là phương pháp mà cả IFRS và US GAAP yêu cầu tuân thủ khi hợp nhất kinh doanh.

Có 3 vấn đề chính khi hạch toán theo phương pháp mua:

  • Ghi nhận và đo lường các tài sản và nợ phải trả
    • Ghi nhận và đo lường các tài sản và nợ phải trả xác định được
    • Ghi nhận và đo lường các khoản nợ tiềm tàng
    • Ghi nhận và đo lường tài sản bồi thường
    • Ghi nhận và đo lường các tài sản và nợ phải trả tài chính
  • Ghi nhận và đo lường lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại toàn phần = Giá trị hợp lý của toàn bộ công ty - giá trị hợp lý của tài sản xác định được

Lợi thế thương mại từng phần = Giá trị hợp lý của khoản mua – tỷ lệ sở hữu x giá trị hợp lý của tài sản xác định được

US GAAP luôn yêu cầu ghi nhận lợi thế thương mại toàn phần.

Thông thường lợi thế thương mại là số dương. Nhưng trong trường hợp giá trị mua < giá trị của tài sản ròng  Lợi thế thương mại là số âm  Đưa lợi thế thương mại về 0 và ghi nhận lãi trên báo cáo kết quả kinh doanh.

  • Ghi nhận và đo lường các cổ đông thiểu số

5.3. Quy trình hợp nhất

  • Xác định giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số trên bảng cân đối kế toán: đây là phần của công ty con không được sở hữu bởi công ty mẹ, mà được sở hữu bởi các cổ đông khác.

Đối với lợi thế thương mại toàn phần: Lợi ích cổ đông thiểu số = % sở hữu của cổ đông thiểu số x giá trị hợp lý của công ty con

Đối với lợi thế thương mại từng phần: Lợi ích cổ đông thiểu số = % sở hữu của cổ đông thiểu số x giá trị hợp lý của tài sản ròng xác định được.

  • Xác định giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Chú ý: Tất cả các giao dịch nội bộ cần phải được loại trừ.

  • Ghi giảm giá trị lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại không được phân bổ hoặc khấu hao. Nó chỉ được kiểm tra giảm giá trị với tần suất tối thiểu là hàng năm.

Việc ghi giảm giá trị lợi thế thương mại là một chiều. Một khi đã ghi giảm, nó không thể được ghi tăng trở lại được nữa.

6. Các đơn vị có mục đích đặc biệt

Các đơn vị này có thể tồn tại dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, quỹ đầu tư, công ty hợp danh,…

Động lực để công ty tài trợ tạo ra SPEs:

  • Cải thiện vòng quay tài sản
  • Giảm đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động
  • Tăng lợi nhuận

Trong quá khứ, SPEs không được hợp nhất trên bảng cân đối kế toán của công ty tài trợ để làm cải thiện các chỉ số tài chính có lợi cho công ty tài trợ.

→ Để khắc phục tình trạng này, FASB đã sử dụng thuật ngữ VIE thay cho SPEs. Lợi ích chủ yếu của VIE là cần phải hợp nhất như là một công ty con dù cho công ty tài trợ không nắm giữ cổ phần kiểm soát.

7. Những vấn đề bổ sung trong hợp nhất kinh doanh

7.1. Tài sản tiềm tàng và nợ tiềm tàng

Theo IFRS

Theo US GAAP

Chỉ ghi nhận những khoản nợ tiềm tàng (không ghi nhận tài sản tiềm tàng)

Chia tài sản và nợ tiềm tàng thành theo hợp đồng và không theo hợp đồng, và vẫn cho phép ghi nhận cả tài sản tiềm tàng.

Ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm mua

Theo hợp đồng: được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm mua

Không theo hợp đồng: được ghi nhận nếu thỏa mãn định nghĩa của tài sản và nợ.

Sau khi mua, nợ tiềm tàng được đo bằng giá trị lớn hơn trong 2 giá trị sau:

  • Giá trị ghi nhận ban đầu tại ngày mua
  • Ước tính đáng tin cậy nhất về số tiền cần chi ra cho khoản nợ này

Nợ tiềm tàng được đo giống IFRS

Tài sản tiềm tàng được đo bằng giá trị thấp hơn trong 2 giá trị sau:

  • Giá trị ban đầu
  • Ước tính đáng tin cậy nhất về số tiền thanh toán trong tương lai

7.2. Khoản thanh toán tiềm tàng

Là một khoản tiền bổ sung cụ thể sẽ được trả cho các cổ đông cũ của công ty con nếu đạt được các mục tiêu về thu nhập hoặc doanh thu nhất định có thể được thương lượng như một phần của giá mua lại.

Giá trị này được ghi nhận tại giá trị hợp lý theo cả IFRS và US GAAP. Những sự thay đổi trong giá trị sau đó sẽ được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh.

7.3. Nghiên cứu và phát triển

Hạch toán theo cả IFRS và US GAAP: vốn hóa vào tài sản vô hình sau đó được phân bổ (nếu thành công) và ghi giảm giá trị (nếu không thành công).

7.4. Chi phí tái cấu trúc

Hạch toán theo cả IFRS và US GAAP: ghi nhận ngay vào chi phí khi phát sinh và không được vốn hóa.

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn