Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 2 môn Financial Statement Analysis trong chương trình CFA level 2
1. Các loại phúc lợi nhân viên
Tiêu chuẩn kế toán phân chia phúc lợi nhân viên thành 5 loại, dựa trên khoảng cách thời gian giữa thời điểm làm việc của nhân viên và kỳ thanh toán phúc lợi, và hình thức thanh toán.
Loại phúc lợi |
Định nghĩa |
Phúc lợi ngắn hạn |
Phúc lợi được trả trong vòng 12 tháng |
Phúc lợi dài hạn |
Phúc lợi được trả sau 12 tháng |
Phúc lợi chấm dứt hợp đồng |
Phúc lợi tại thời điểm nhân viên chấm dứt hợp đồng |
Phúc lợi dạng cổ phiếu |
Phúc lợi dưới dạng cổ phiếu hoặc liên quan tới cổ phiếu của doanh nghiệp đó |
Phúc lợi sau khi về hưu |
Phúc lợi được trả sau khi nhân viên khi về hưu |
2. Hạch toán cho phúc lợi
Nguyên tắc báo cáo tài chính cho phúc lợi:
Ghi nhận chi phí bồi thường theo giá trị hợp lý (fair value) trong kỳ mà nhân viên làm việc (giai đoạn trao quyền – vesting period).
Hầu hết các công ty tổng hợp và báo cáo chi phí lương trên báo cáo kết quả kinh doanh dựa trên chức năng của nhân viên.
Dòng thời gian của phúc lợi:
Hạch toán cho phúc lợi ngắn hạn
- Trong giai đoạn trao quyền: Ghi nhận chi phí phúc lợi, ghi nhận nghĩa vụ nợ tương ứng
- Tại thời điểm thanh toán: Thanh toán tiền mặt, nghĩa vụ nợ được hủy bỏ
Chú ý:
- Phúc lợi bằng tiền là dòng tiền ra trong hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Một số chi phí bồi thường được vốn hóa dưới dạng tài sản → Chi phí bồi thường trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được hoãn lại cho tới khi dịch vụ do nhân viên cung cấp được sử dụng.
Hạch toán cho Phúc lợi dựa trên cổ phiếu và Phúc lợi sau khi về hưu:
- Chi phí phúc lợi cũng được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh tương tự như phúc lợi ngắn hạn.
- Cách đo lường chi phí phúc lợi và ảnh hưởng của chúng lên bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ có phần khác so với phúc lợi ngắn hạn.
|
Phúc lợi ngắn hạn |
Phúc lợi dựa trên cổ phiếu |
Phúc lợi sau khi về hưu |
Thời gian trao quyền thông thường |
Ngày hoặc tuần |
Năm |
Năm, thập kỷ |
Hình thức thanh toán |
Tiền mặt |
Cổ phiếu |
Tiền mặt |
Số lượng ghi nhận trong thời gian trao quyền |
Tiền lương chưa chiết khấu |
Giá trị hợp lý tại ngày ban hành |
Giá trị hiện tại của các phúc lợi trong tương lai |
Ta sẽ nghiên cứu về Phúc lợi dựa trên cổ phiếu và Phúc lợi sau khi về hưu trong các phần tiếp theo.
3. Phúc lợi cổ phiếu
Định nghĩa: Phúc lợi dựa trên cổ phiếu thường được trao như một phần thưởng cho những nhân viên được trả lương cao, chẳng hạn như người quản lý và những người giữ vai trò kỹ thuật.
3.1. Ưu điểm so với phúc lợi tiền mặt:
- Thống nhất lợi ích của nhân viên với lợi ích của cổ đông
- Thời gian trao quyền trong nhiều năm có thể đóng góp trong việc giữ chân nhân viên
- Là hình thức trao phúc lợi không cần tiền mặt, từ đó bảo toàn tính thanh khoản cho doanh nghiệp
3.2. Nhược điểm:
- Có thể chưa thật sự tác động được tới hiệu suất công việc cá nhân hoặc tới hành động của nhân viên
- Có thể dẫn tới các quyết định đầu tư chưa tối ưu của các quản lý
- Sự sụt giảm giá cổ phiếu và kết quả kinh doanh xấu kéo dài có thể khiến cổ phiếu trở nên ít giá trị hơn đối với người lao động
3.3. Báo cáo tài chính cho phúc lợi dựa trên cổ phiếu
Sự khác biệt so với hạch toán cho phúc lợi ngắn hạn:
- Khoản mục đối ứng của chi phí phúc lợi được thực hiện vào tài khoản vốn chủ sở hữu chứ không phải nợ phải trả, vì khoản bồi thường được thanh toán bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền mặt.
- Thời gian trao quyền có thể là vài năm hơn là vài tuần, vì vậy một khoản phúc lợi được ban hành có thể ảnh hưởng tới báo cáo tài chính trong vài năm.
- Giá trị hợp lý được sử dụng như cơ sở đo lường, thay vì giá trị chiết khấu sẽ được thanh toán tại thời điểm thực hiện.
Chú ý: Giá trị hợp lý của phúc lợi dựa trên cổ phiếu được đo lường một lần, tại thời điểm ban hành. Tuy nhiên khi có sự thay đổi của giá cổ phiếu, việc hạch toán cho các phúc lợi ban hành trong quá khứ sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng sẽ ảnh hưởng tới việc hạch toán các phúc lợi trong tương lai.
3.4. Các chương trình phúc lợi dựa trên cổ phiếu
Người lao động cần thực hiện nghĩa vụ gì để đạt điều kiện hưởng phúc lợi?
- Dịch vụ (Service condition): Phúc lợi được trao vào một thời điểm trong tương lai, yêu cầu nhân viên phải tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp cho tới thời điểm đó
- Hiệu suất (Performance condition): Đạt hoặc vượt chỉ tiêu đối với EPS, ROIC, lợi nhuận ngành, hoặc chỉ tiêu về giá cổ phiếu,…
Các công cụ được sử dụng trong các chương trình phúc lợi:
Công cụ |
Tên khác |
Mô tả |
Cổ phiếu hạn chế (Restricted stock) |
|
Cổ phiếu thưởng hoặc đơn vị dựa trên cổ phiếu với các hạn chế về mua bán hoặc các hạn chế khác, có thể được dỡ bỏ khi trao quyền |
Quyền chọn cổ phiếu (Stock options) |
Quyền đối với cổ phiếu |
Thưởng quyền chọn mua không thể giao dịch, thường là quyền chọn hòa vốn (at the money), trên cổ phiếu của doanh nghiệp. |
Thưởng dựa trên sự tăng giá cổ phiếu (Stock appreciation-based) |
|
Thưởng bằng tiền hoặc cổ phiếu dựa trên kết quả của cổ phiếu trong một giai đoạn |
Thưởng mua cổ phiếu (Stock purchase-based) |
|
Cho phép nhân viên mua một số lượng hạn chế cổ phiếu mới phát hành với giá chiếu khấu |
3.4.1. Cổ phiếu hạn chế
Định nghĩa: Cổ phiếu hạn chế (Restricted stock) là cổ phiếu phổ thông được cấp cho nhân viên nhưng có hạn chế về việc bán và các hạn chế khác.
Cổ phiếu hạn chế cũng được gọi là cổ phiếu hiệu suất nếu việc trao quyền được dựa trên điều kiện về dịch vụ và điều kiện về hiệu suất.
Tính chất:
- Có quyền biểu quyết và tham gia nhận cổ tức
- Không thể giao dịch
- Tại thời điểm thực hiện, các hạn chế được dỡ bỏ. Người lao động hưởng phúc lợi sẽ được tự do bán cổ phiếu
Đơn vị cố phiếu hạn chế (Restricted stock units - RSUs):
- Tương tự như cổ phiếu hạn chế, tuy nhiên RSUs là các công cụ đại diện cho quyền nhận cổ phiếu tại thời điểm thực hiện.
- Không có quyền biểu quyết hay tham gia nhận cổ tức, và cũng không thể giao dịch.
Hạch toán:
- Giá trị hợp lý tại ngày ban hành cho cổ phiếu thưởng hạn chế và đơn vị cổ phiếu thưởng hạn chế là giá trị thị trường của cổ phiếu cơ sở đó.
- Khi RSU được giao quyền, việc thực hiện diễn ra tự động, chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
- Hạch toán: chuyển từ tài khoản Dự trữ phúc lợi dựa trên cổ phiếu vào tài khoản Cổ phiếu thường (Common stock) và Vốn góp (Paid-in Capital accounts)
Định nghĩa: Quyền với cổ phiếu (Stock options) là quyền mua cổ phiếu doanh nghiệp sử dụng lao động, không thể giao dịch, thường được phát hành tại điểm hòa vốn (giá thực hiện bằng giá thị trường tại ngày ban hành).
Hạch toán:
- Quyền với cổ phiếu được ghi nhận tại giá trị hợp lý, tuy nhiên giá trị hợp lý này cần được ước tính.
- Khi quyền được trao, việc thực hiện thanh toán sẽ không xảy ra cho tới khi quyền được thực hiện bởi người lao động.
- Tại ngày thực hiện, một dòng tiền vào được ghi nhận trong hoạt động tài chính trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Giá trị hợp lý của quyền chọn bao gồm giá trị nội tại và giá trị thời gian. Việc định giá quyền chọn sẽ được trình bày trong môn Derivatives.
Yêu cầu đối với phương pháp định giá:
- Đồng nhất với yêu cầu đo lường giá trị hợp lý
- Dựa trên các nguyên tắc đã được thiết lập của lý thuyết kinh tế tài chính
- Phản ánh tất cả các đặc điểm nội dung của phúc lợi
Thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày các giả định trọng yếu được sử dụng để định giá quyền chọn: biến động, thời gian ước tính, lãi suất phi rủi ro, tỷ suất cổ tức, v.v.
3.5. Tác động về thuế và số lượng cổ phiếu, thuyết minh báo cáo
3.5.1. Tác động về thuế
Phúc lợi dựa trên cổ phiếu được khấu trừ đối với thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp phát hành ở hầu hết các khu vực pháp lý.
Tuy nhiên, khấu trừ thuế cho phúc lợi dựa trên cổ phiếu khác với chi phí phúc lợi dựa trên cổ phiếu. Sự khác biệt chủ yếu đến từ việc giá trị hợp lý ghi nhận tại hai thời điểm khác nhau: giá trị tại thời điểm ban hành đối với Chi phí phúc lợi dựa trên cổ phiếu, và giá trị tại thời điểm thực hiện của RSU hoặc giá trị nội tại của quyền chọn đối với Khấu trừ thuế.
IFRS và US GAAP có sự khác biệt về cách hạch toán Lợi ích thuế và Thâm hụt thuế đến từ phúc lợi dựa trên cổ phiếu
|
IFRS |
US GAAP |
Lợi ích thuế |
Lãi ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu |
Giảm chi phí thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh |
Thâm hụt thuế |
Lỗ ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu |
Tăng chi phí thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh |
|
Lợi ích thuế và thâm hụt thuế đến từ thay đổi giá cổ phiếu, từ đó ảnh hưởng tới giao dịch giữa các cổ đông. Vì vậy không ghi nhận vào thu nhập. |
Phát sinh sự biến động về thuế suất hiệu dụng và sự khác biệt giữa thuế suất hiệu dụng và thuế suất luật định. |
Từ đó nhà phân tích cần chú ý:
- Khi phân tích các doanh nghiệp theo US GAAP:
- Kiểm tra chặt chẽ sự đối chiếu giữa thuế suất theo luật định và thuế suất hiệu quả.
- Không nên giả định rằng mức thuế suất hiệu quả trước đây sẽ tiếp tục tồn tại nếu công ty báo cáo lợi ích thuế vượt trội/thâm hụt thuế từ phúc lợi dựa trên cổ phiếu.
- Khi phân tích các doanh nghiệp theo IFRS:
- Lợi ích thuế và thâm hụt thuế cho thuế suất hiệu quả tương đối ổn định hơn và ít sai lệch hơn so với thuế suất luật định.
Cổ phiếu thường đang lưu hành sẽ tăng khi phúc lợi được thực hiện. Đối với các phúc lợi chưa được thực hiện, chúng sẽ được gọi là Chứng khoán có khả năng pha loãng (Potentially dilutive securities). Nếu cổ phiếu có tác động pha loãng thì chúng phải được tính vào cổ phiếu pha loãng đang lưu hành theo phương pháp cổ phiếu quỹ (Treasury stock method).
Phương pháp cổ phiếu quỹ:
- Số tiền thu được từ việc thực hiện/chuyển đổi được giả định dùng để mua lại cổ phiếu ở mức giá cổ phiếu bình quân trong kỳ → Số lượng cổ phiếu quỹ.
- Tính số lượng cổ phiếu được mua lại giả định trừ đi tổng số chứng khoán có khả năng pha loãng → Số lượng Chứng khoán pha loãng
- Cộng số lượng chứng khoán pha loãng vào số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành → Cổ phiếu pha loãng đang lưu hành
*Các bước được sắp xếp theo trình tự từ dưới lên để thể hiện tư duy ngược, bắt đầu với kết quả.
Các phần phúc lợi nào được bao gồm trong phép tính?
- Phúc lợi với điều kiện trao quyền là điều kiện dịch vụ thường được bao gồm trong phép tính trên.
- Phúc lợi với điều kiện trao quyền là điều kiện hiệu suất nhưng chưa được đáp ứng vào cuối kỳ báo cáo sẽ không được bao gồm.
Phần tiền thu được từ việc chuyển đổi hoặc thực hiện quyền là gì?
Phần tiền thu được = Tiền mặt từ việc thực hiện + Chi phí phúc lợi dựa trên cổ phiếu chưa được ghi nhận trung bình
Assumed proceeds = Cash proceeds from exercise + Average unrecognized share-based compensation expense
Tiền mặt thu được từ việc thực hiện = Giá thực hiện × Số lượng quyền chọn
Cash proceeds from exercise = Strike price × Number of options
Chi phí phúc lợi dựa trên cổ phiếu chưa được ghi nhận (cuối kỳ) = Phúc lợi chưa trao × Giá trị hợp lý tại ngày ban hành
Unrecognized share-based compensation expense (end of period)
= Unvested awards × Grant date fair value
Các lưu ý về chứng khoán pha loãng và chống pha loãng:
- Các quyền chọn có lời (in-the-money) có tính pha loãng và được bao gồm trong phép tính cổ phiếu pha loãng đang lưu hành
- Các quyền chọn đang lỗ (out-of-the-money) và hòa vốn (at-the-money) có tính chống pha loãng (anti-dilutive) và không được bao gồm trong phép tính trên.
- RSU và cổ phiếu thưởng hạn chế được coi là chống pha loãng chỉ khi giá cổ phiếu hiện tại nhỏ hơn đáng kể so với giá vào ngày ban hành → Chi phí phúc lợi chưa ghi nhận trên mỗi cổ phiếu cao hơn giá thị trường hiện tại.
- Sự tăng liên tục của giá cổ phiếu có thể dẫn đến nhiều sự pha loãng hơn (và ngược lại), vì số lượng cổ phiếu được giả định có thể mua lại sẽ giảm do giá trung bình tăng lên.
- Nhà phân tích nên thêm chứng khoán chống pha loãng vào số lượng cổ phiếu pha loãng khi thực hiện mục đích định giá.
Trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính, cần trình bày thông tin giúp người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được:
- Bản chất và phạm vi của các thỏa thận thanh toán dựa trên cố phiếu tồn tại trong kỳ
- Cách xác định giá trị hợp lý của các công cụ vốn chủ được thưởng cho nhân viên trong kỳ
- Ảnh hưởng của các giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu đến thu nhập ròng (lỗ) của công ty trong kỳ và tình hình tài chính của công ty
Tuyên bố ủy quyền hoặc các báo cáo quản trị khác sẽ chứa thông tin về ban điều hành và thù lao phúc lợi của ban giám đốc, trong đó thường có phần đáng kể là dựa trên cổ phiếu.
3.6. Mô hình hóa báo cáo tài chính
3.6.1. Dự báo Phúc lợi dựa trên cổ phiếu
Như các chi phí phúc lợi khác, phúc lợi dựa trên cổ phiếu cũng không phải là một tài khoản riêng biệt trên báo cáo kết quả kinh doanh, mà nó được bao gồm trong chi phí hoạt động dựa trên chức năng của người lao động trong doanh nghiệp.
Nếu mối quan hệ giữa các hạng mục chi phí và doanh thu khá ổn định, ta có thể thực hiện dự báo trong quá trình đưa ra các dự báo về chi phí hoạt động và dự báo về tỷ suất lợi nhuận.
Nếu mối quan hệ giữa các hạng mục chi phí và doanh thu không bền vững, ta tách riêng phần dự báo cho chi phí phúc lợi dựa trên cổ phiếu khỏi các tài khoản khác.
Những nguồn thông tin có thể đóng góp trong việc dự báo thay đổi phúc lợi:
- Dữ liệu quá khứ
- Hướng dẫn của ban quản lý
- Giả định về việc quay trở lại trung bình ngành
Lợi ích của việc tách riêng phần dự báo chi phí phúc lợi:
- Cần thiết cho việc xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Đưa ra dự báo chính xác hơn về dòng tiền tự do
- Không ghi nhận thiết tiền mặt trên bảng cân đối kế toán
- Tính toán được các đại lượng không thuộc GAAP để phục vụ mục đích so sánh và định giá.
3.6.2. Dự báo cổ phiếu đang lưu hành với thưởng bằng cổ phiếu
Nhà phân tích cần dự báo số lượng cổ phiếu đang lưu hành để làm dữ liệu đầu vào cho việc tính toán EPS. Phúc lợi dựa trên cổ phiếu là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Để dự báo ảnh hưởng của phúc lợi dựa trên cổ phiếu tới số lượng cổ phiếu đang lưu hành:
- Dự báo việc ban hành các phúc lợi bằng cổ phiếu, trừ đi phần bị có thể thu hồi
- Dự báo việc thực hiện các phúc lợi
- Mô hình hóa số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Cổ phiếu pha loãng đang lưu hành được dự báo bằng cách cộng số chứng khoán có tính pha loãng vào dự báo số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành, tuy nhiên việc dự báo số lượng cổ phiếu pha loãng khá khó khăn. Vì vậy, phương pháp tiếp cận phổ biến hơn là giả định một tỷ lệ của phúc lợi hiện hành sẽ có tính pha loãng.
3.6.3. Các cân nhắc khi định giá
Phúc lợi dựa trên cổ phiếu là khoản không bằng tiền mặt, vì vậy mô hình định giá bằng chiết khấu dòng tiền sẽ không xét đến yếu tố này, đồng thời có thể gây ra những chỉ số tài chính liên quan đến dòng tiền tự do chưa được chính xác.
Nhà phân tích cần điều chỉnh mô hình định giá chiết khấu dòng tiền để có thể tính đến tác động của:
- Pha loãng từ những phúc lợi dựa trên cổ phiếu hiện hành nhưng chưa được trao quyền hưởng: Những khoản thưởng có thể được tính đến bằng cách sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành đã pha loãng như trong báo cáo. Một phương pháp thận trọng hơn là cộng cả tổng số lượng cổ phiếu chống pha loãng.
- Pha loãng từ những phúc lợi dựa trên cổ phiếu sẽ ban hành trong tương lai: Có thể ước lượng bằng việc chiết khấu những giá trị ước lượng của cổ phần bởi hệ số pha loãng, hoặc ước lượng phần tăng lên trong số lượng cổ phiếu lưu hành.
4. Các phúc lợi sau khi về hưu (Post-employment benefits)
4.1. Các loại phúc lợi sau khi về hưu
Quỹ phúc lợi với mức đóng góp xác định (Defined contribution plan – DC): Người sử dụng lao động đóng góp một khoản đã được thống nhất vào quỹ phúc lợi, người lao động cũng có thể đóng góp một phần. Người lao động có quyền tự lựa chọn đầu tư quỹ này vào các tài sản đầu tư định sẵn. Người sử dụng lao động sau khi thực hiện đóng góp vào quỹ sẽ không phát sinh thêm bất cứu nghĩa vụ nào, và cũng không bảo đảm cho lãi lỗ của khoản đầu tư của quỹ. Bất cứ lãi lỗ và rủi ro nào của khoản đầu tư sẽ được chịu bởi người lao động.
Quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định (Defined benefit plan - DB): Người sử dụng lao động cam kết sẽ trả cho người lao động một khoản đã định trước sau khi người lao động khi về hưu. Khoản phúc lợi này thường được tính toán bằng công thức với những tham số như số năm làm việc và lương trước khi khi về hưu của nhân viên. Quỹ này thường yêu cầu nhân viên phải làm việc trong doanh nghiệp một khoảng thời gian nhất định trước khi được hưởng phúc lợi trong tương lai. Người sử dụng lao động thường phải bỏ ra sẵn tài sản vào một quỹ để cấp vốn trước và đảm bảo các nghĩa vụ trong tương lai sẽ được thanh toán. Quỹ này cũng đầu tư vào các tài sản khác, từ đó tài trợ cho việc thanh toán trong tương lai. Vì vậy doanh nghiệp sẽ là bên chịu các rủi ro đầu tư của quỹ phúc lợi.
Các phúc lợi sau khi về hưu khác (OPEB): Là các quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định nhưng chi trả các phúc lợi phi tiền tệ, ví dụ như bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ chăm sóc y tế cho người về hưu. Các công ty thường không cần phải cấp vốn trước cho các phúc lợi này, mà chỉ thực hiện thanh toán khi chúng phát sinh. OPEB bắt buộc người sử dụng lao động phải trả các khoản phúc lợi trong tương lai, và do đó khiến họ gặp rủi ro về đầu tư và giả định tính toán.
4.2. Báo cáo tài chính cho quỹ DC
Tương tự phúc lợi ngắn hạn, phần đóng góp của doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ được ghi nhận vào:
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Chi phí chức năng trong khoản mục chi phí hoạt động liên quan
- Bảng cân đối kế toán: Nghĩa vụ phúc lợi dồn tích
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Dòng tiền ra trong hoạt động kinh doanh
Quỹ DC là một pháp nhân riêng biệt và có báo cáo tài chính riêng của chúng. Tài sản quỹ, nợ phải trả và các giao dịch ví dụ như rút tiền cho nhân viên sẽ không được ghi nhận trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp sử dụng lao động.
4.3. Báo cáo tài chính cho quỹ DB
Xác định khoản thanh toán sau khi người lao động về hưu:
- Nhân viên kiếm được trợ cấp hưu trí thông qua dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp.
- Khoản thanh toán phúc lợi phụ thuộc vào số năm làm việc, mức lương năm cuối của nhân viên. Tổng phúc lợi nhận được sẽ phụ thuộc vào tuổi thọ của họ sau khi nghỉ hưu.
Cách ghi nhận cũng tương tự với các hình thức phúc lợi khác: Ghi nhận giá trị hợp lý của phúc lợi trong kỳ mà nhân viên làm việc tại doanh nghiệp. Hạch toán cho quỹ DB cũng cần một số điều chỉnh.
4.3.1. Bảng cân đối kế toán
Cả IFRS và US GAAP đều yêu cầu ghi nhận trạng thái cấp vốn (funded status) trên bảng cân đối kế toán
Trạng thái cấp vốn = Giá trị hợp lý của tài sản quỹ - Nghĩa vụ lương hưu
Funded status = Fair value of plan assets – Pension obligation
Giá trị hợp lý của tài sản quỹ là tài sản được nắm giữ bởi quỹ, phục vụ mục đích thanh toán phúc lợi cho nhân viên trong tương lai, được đo lường theo giá sẽ nhận được trong trường hợp bán tuần tự, hoặc giá thị trường niêm yết nếu có.
Nghĩa vụ lương hưu là giá trị hiện tại của các khoản thanh toán trong tương lai để thực hiện nghĩa vụ bắt nguồn từ việc nhân viên làm việc tại doanh nghiệp ở hiện tại và trong các giai đoạn trước.
Trạng thái cấp vốn |
Quỹ |
Ghi nhận |
Dương |
Quỹ thiếu vốn |
Ghi nhận vào bảng cân đối là nghĩa vụ hưu trí ròng |
Âm |
Quỹ thừa vốn |
Ghi nhận vào bảng cân đối là tài sản hưu trí ròng |
Lưu ý: Trạng thái cấp vốn của các quỹ khác nhau không được phép cộng ròng với nhau.
4.3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Doanh nghiệp ghi nhận chi phí lương hưu mỗi kỳ cho việc cung cấp phúc lợi. Việc tính toán chi phí lương hưu (pension expense) khác nhau đối với IFRS và US GAAP.
Đối với IFRS:
Chi phí lương hưu trên P&L = Chi phí dịch vụ +/- Chi phí/Thu nhập lãi suất ròng
Pension expense on P&L = Service cost +/- Net interest expense/income
- Service cost: Chi phí dịch vụ bao gồm chi phí dịch vụ hiện tại và chi phí dịch vụ quá khứ. Chi phí dịch vụ hiện tại (Current service cost) là số tiền mà nghĩa vụ lương hưu của doanh nghiệp tăng lên do nhân viên làm việc trong giai đoạn hiện tại. Chi phí dịch vụ trước (Prior service cost) phát sinh nếu có sửa đổi trong chương trình phúc lợi khiến nghĩa vụ hưu trí liên quan tới thời gian làm việc trong quá khứ của nhân viên thay đổi.
- Net interest expense/income: Chi phí/Thu nhập lãi suất ròng đại diện cho sự gia tăng của nghĩa vụ hưu trí theo thời gian do lãi suất.
Chi phí (Thu nhập) lãi suất ròng = Nghĩa vụ (Tài sản) hưu trí ròng đầu kỳ × Lãi suất chiết khấu
Net interest expense (income) = Beg. Net pension liability (asset) × Discount rate
- Remeasurement: Sự tái đo lường bao gồm:
- Phần khác biệt giữa lợi suất thực của tài sản quỹ và phần được giả định trong phép tính chi phí/thu nhập lãi suất ròng.
- Lỗ lãi tính toán: Những thay đổi trong nghĩa vụ lương hưu do thay đổi trong các giả định về tính toán.
→ Remeasurement sẽ được ghi nhận vào OCI
Đối với US GAAP:
Chi phí lương hưu trên P&L = Chi phí dịch vụ hiện tại + Chi phí lãi suất - Lợi suất kỳ vọng từ tài sản quỹ + Khấu hao chi phí dịch vụ quá khứ +/- Khấu hao lỗ/lãi ròng
Pension expense on P&L = Current service cost + Interest cost – Expected return on plan asset + Amortization of past service cost +/- Amortzation of net losses/gains
- Current service cost: tương tự IFRS
- Interest cost: Thể hiện dòng thời gian trôi qua hoặc sự tháo gỡ các khoản chiết khấu, và là số tiền gộp (gross) chứ không phải số tiền ròng (net).
Chi phí lãi suất = Lãi suất chiết khấu × Nghĩa vụ hưu trí đầu kỳ
Interest cost = Discount rate × Beg. Pension obligation
- Expected return on plan assets: Là lợi suất kỳ vọng của việc đầu tư tài sản quỹ, làm giảm chi phí lương hưu. Lợi suất kỳ vọng nên đồng nhất với dữ liệu lịch sử và phân bổ tài sản quỹ.
Lợi suất kỳ vọng từ tài sản quỹ = Lợi suất kỳ vọng × Giá trị hợp lý của tài sản quỹ đầu kỳ
Expected return on PA = Expected rate of return × Beg. Fair value of PA
- Amortization of past service cost: Chi phí dịch vụ quá khứ phát sinh khi có những sửa đổi trong chương trình phúc lợi khiến nghĩa vụ hưu trí tăng lên. Khi chương trình phúc lợi được sửa đổi, Past service cost sẽ đi vào OCI, tuy nhiên trong các năm sau đó, khoản này sẽ được khấu hao dần vào P&L và làm tăng chi phí lương hưu.
- Amortization of net gains or losses: Khoản này cũng tương tự Reameasurement của IFRS, có thể được ghi nhận vào P&L hoặc OCI (phổ biến hơn). Trong những năm sau đó, Net gains or losses cũng được khấu hao dần vào P&L theo phương pháp hành lang (corridor approach) và làm tăng chi phí lương hưu nếu là net losses và làm giảm chi phí lương hưu nếu là net gains.
Các khoản đóng góp bởi doanh nghiệp vào quỹ được ghi nhận trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thường được xếp vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
4.4. Công bố thông tin cho quỹ phúc lợi sau khi về hưu
Theo IFRS, các quỹ phúc lợi được yêu cầu phải:
- Trình bày đặc điểm chính của quỹ và các rủi ro liên quan
- Xác định và giải thích các số liệu trong báo cáo tài chính phát sinh từ quỹ
- Mô tả số lượng, thời gian và sự không chắc chắn của dòng tiền trong tương lai
Nhà phân tích nên xem xét các giả định được đưa ra qua thời gian và so sánh với các doanh nghiệp khác để kiểm tra tính hợp lý.
4.5. Mô hình hóa tài chính và các cân nhắc về định giá
4.5.1. Mô hình hóa tài chính
- Với quỹ DC: Thường thực hiện đồng thời khi dự báo về các chi phí hoạt động
- Với quỹ DB: Cần mô hình hóa chi phí dịch vụ, chi phí/thu nhập lãi suất ròng, tái đo lường, và các khoản đóng góp của doanh nghiệp sử dụng lao động trong các kỳ tương lai
Định giá phải xem xét tới những yếu tố sau:
Trạng thái cấp vốn quỹ (funded status), có thể là nghĩa vụ hưu trí ròng (net pension liability) của công ty đối với những người thụ hưởng quỹ hoặc tài sản hưu trí ròng (net asset liability) nếu được cấp vốn quá mức. Nhà phân tích cần áp dụng phương pháp ghi nhận bất cân xứng đối với hai trang thái khác nhau:
- Đối với quỹ thiếu vốn (underfunded), nghĩa vụ hưu trí ròng được coi là khoản nợ trong việc tính toán giá trị doanh nghiệp và/hoặc làm cầu nối từ giá trị doanh nghiệp đến giá trị vốn chủ sở hữu.
- Đối với quỹ thừa vốn (overfunded), không xét đến trong quá trình định giá.
Chi phí dịch vụ tương lai (future service cost), là sự gia tăng trong tương lai của nghĩa vụ lương hưu từ dịch vụ của nhân viên. Chi phí dịch vụ trong tương lai không được bao gồm trong trạng thái cấp vốn của quỹ. Nhà phân tích nên:
- Loại trừ chi phí dịch vụ từ dòng tiền tự do trong mô hình định giá chiết khấu dòng tiền.
- Chi phí/Thu nhập lãi suất ròng không được bao gồm trong mô hình định giá chiết khấu dòng tiền.
- Định giá được thực hiện trên cơ sở giá trị hiện tại, và giá trị hiện tại của quỹ thiếu vốn đã được tính đến khi trừ nghĩa vụ hưu trí khỏi giá trị doanh nghiệp ở bên trên.
Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi: