[Level II] Economics

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 2: Tăng trưởng kinh tế (Economic growth)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 2 môn Economics trong chương trình CFA level 2

1. Điều kiện tiên quyết cho sự phát triển

Có 6 điều kiện tiên quyết sau đây:

  • Tiết kiệm và đầu tư: Để nền kinh tế phát triển, đầu tư tư nhân và đầu tư khu vực công cần phải cung cấp đủ số lượng vốn tính trên mỗi đơn vị công nhân.
  • Thị trường tài chính và trung gian tài chính thúc đẩy sự phát triển bằng cách phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế một cách hiệu quả.
  • Ổn định chính trị, pháp luật và quyền sở hữu tài sản: các quốc gia chưa phát triển hệ thống pháp chế chặt chẽ và đầy đủ về quyền sở hữu tài sản và sở hữu trí tuệ sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tương tự, những bất ổn liên quan đến chiến tranh, tham nhũng, … cũng khiến cho một quốc gia sở nên rủi ro đối với các nhà đầu tư, điều này ngăn chặn cơ hội phát triển.
  • Đầu tư vào nguồn lực con người: việc đầu tư vào kỹ năng, trí tuệ, thể chất, tinh thần của người lao động cũng là một yếu tố bổ sung tích cực cho sự tăng trưởng của nguồn vốn.
  • Thuế và hệ thống pháp lý cần mang tính chất hỗ trợ và tránh đặt thêm gánh nặng cho cho sự phát triển của nền kinh tế.
  • Tự do thương mại và dòng vốn lưu chuyển tự do: Tự do thương mại sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế bằng việc tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, nhờ đó tăng tính hiệu quả và giảm chi phí. Dòng vốn lưu chuyển tự do giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn vốn trong nước và từ đó tạo thúc đẩy sự phát triển.
Yếu tố So sánh
Quốc gia phát triển Quốc gia đang phát triển
Tiết kiệm và đầu tư Mức tiết kiệm và đầu tư cao hơn Mức tiết kiệm và đầu tư thấp → Quốc gia bị kẹt trong vòng lặp thiếu vốn
Thị trường và trung gian tài chính Thị trường tài chính phát triển Thị trường tài chính kém phát triển
Ổn định chính trị, pháp luật và quyền sở hữu tài sản Các quyền và thỏa thuận được thiết lập tốt

Thiếu quyền và sự sắp xếp

Hệ thống pháp luật kém hiệu quả

Đầu tư vào nguồn lực con người

Đi đầu về công nghệ

Tuổi thọ cao

Giáo dục công kém hơn

Dịch vụ y tế kém

Tự do thương mại và dòng vốn lưu chuyển tự do

Thúc đẩy đầu tư nước ngoài

Gặp sự cạnh tranh cao

Tiếp cận được thị trường lớn

Hưởng lợi từ FDI → Phá vỡ vòng lặp thiếu vốn

Gặp sự cạnh tranh cao

Tiếp cận được thị trường lớn

2. Mối quan hệ giữa đầu tư vốn chủ và đầu tư trái phiếu với nền kinh tế

2.1. Đầu tư vốn chủ sở hữu và nền kinh tế

GDP tiềm năng (potential GDP) là mức sản lượng tối đa mà một nền kinh tế có thể sản xuất một cách bền vững mà không gây ra lạm phát tăng cao.

Trong một nền kinh tế, khi tỷ lệ lợi nhuận doanh nghiệp trên GDP tăng cao, hay nói cách khác là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng, thu nhập người lao động bị trì trệ có thể khiến họ mất động lực làm việc và từ đó sụt giảm nhu cầu. Từ đó, tăng trưởng lợi nhuận không còn bền vững và bắt đầu giảm dần. Vậy trong dài hạn, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bị giới hạn bởi tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng.

Công thức Grinold-Kroner phân tách lợi suất đầu tư trên vốn chủ như sau:

= Dividend yield (dy) + Expected repricing Δ(P/E) + Inflation rate (i) + Real economic growth (g) - Change in shares outstanding (ΔS)

  • Dividend yield (dy) - Tỷ suất cổ tức: Khá ổn định và là thành phần chính tạo nên lợi suất thị trường vốn chủ sở hữu
  • Expected repricing Δ(P/E) - Tái định giá kỳ vọng: Tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng → P/E có xu hướng tăng lên vì nhà đầu tư nhìn nhận rằng quốc gia và nền kinh tế đang ít rủi ro hơn → Nhà đầu tư chấp nhận trả giá cao hơn để thu về lợi nhuận
  • Earning growth per share (i + g - ΔS): Đây là kênh ảnh hưởng chính của nền kinh tế tới lợi suất đầu tư vốn chủ. Sự thay đổi trong số lượng cổ phiếu lưu hành (ΔS) đại diện cho hiệu ứng pha loãng, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lợi suất đầu tư, đại lượng này có thể thay đổi do:
    • Các doanh nghiệp niêm yết phát hành cổ phiếu mới và pha loãng lợi suất của cổ đông hiện tại hoặc mua lại cổ phiếu và tăng lợi suất đầu tư → Net buybacks (nbb) - Mua lại ròng.
    • Các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ có sự tăng trưởng mạnh hơn → Relative dynamism (rd) - Động lực tương đối

→ ΔS = nbb + rd

2.2. Đầu tư trái phiếu và nền kinh tế

GDP tiềm năng có thể ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu thông qua các kênh sau:

  • Áp lực lạm phát: GDP thực tăng mạnh hơn GDP tiềm năng, dẫn đến lạm phát tăng → Lãi suất danh nghĩa tăng và giá trái phiếu giảm
  • Lãi suất thực: GDP tiềm năng tăng mạnh, dẫn đến thu nhập tăng cao và từ đó đẩy lãi suất thực lên cao để thúc đẩy tiết kiệm → Lãi suất thực tăng cao và tăng lợi suất thực kỳ vọng từ đầu tư tài sản

Những yếu tố khác có ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu như:

  • Chất lượng tín dụng: GDP tiềm năng tăng mạnh có thể cải thiện chất lượng tín dụng của những công cụ đầu tư thu nhập cố định.
  • Chính sách tiền tệ: Chênh lệch sản lượng (Y - Y*) và tăng trưởng GDP thực so với với tỷ lệ tăng trưởng bền vững có ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
  • Chính sách tài khóa: Vị thế tài khóa thực được xét thông qua thâm hụt ngân sách được điều chỉnh theo cơ cấu hoặc theo chu kỳ (ngân sách của một nền kinh tế hoạt động ở mức GDP tiềm năng)

→ Ảnh hưởng đến lãi suất và hoạt động kinh tế nói chung.

3. Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và tăng trưởng kinh tế

3.1. Hàm sản xuất Cobb-Douglas

Trên thực tế, nền kinh tế được cấu thành từ rất nhiều yếu tố đầu vào khá phức tạp. Để đơn giản hóa, chúng ta sẽ chỉ xét đến hàm sản lượng sản xuất với hai yếu tố (lao động và vốn). Trong đó, tổng sản lượng (Y) sẽ là hàm được biểu diễn qua lao động (L) và vốn (K), tại một mức độ phát triển công nghệ cho trước (A).

Trong đó:

α: tỷ trọng của vốn trong tổng chi phí

1 - α: tỷ trọng của lao động trong tổng chi phí

A: năng suất nhân tố tổng hợp (total factor productivity – TFP), chỉ mức độ phát triển về mặc công nghệ của một quốc gia. 

    Hàm sản xuất Cobb–Douglas thể hiện hai tính chất quan trọng giải thích mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Đầu tiên ta có lợi nhuận không đổi theo quy mô (constant returns to scale), nghĩa là nếu tất cả đầu vào của quá trình sản xuất được tăng bởi một lượng nhất định thì đầu ra cũng tăng bởi một tỷ lệ tương ứng. Từ đó ta chia cả 2 vế cho L, hay nói cách khác là nhân cả 2 vế với 1/L:

    Trong đó:

    y = Y/L = sản lượng trên đầu người hoặc năng suất lao động

    k = K/L = vốn trên đầu người

    Từ công thức trên, ta có kết luận lượng hàng hóa một nhân công có thể sản xuất (y) phụ thuộc vào:

    • Lượng vốn khả dụng trên đầu người (k)
    • Công nghệ (A)
    • Tỷ trọng của vốn trong GDP (α)

    Thứ hai, hàm Cobb-Douglas thể hiện Năng suất cận biên giảm dần (Diminishing marginal productivity), nghĩa là lượng đầu ra thu được từ việc thêm 1 đơn vị đầu vào sẽ giảm dần, hay sản lượng có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Nhìn vào hàm sản xuất, ta thấy:

    • Nếu α gần 0 → Ảnh hưởng của hiệu ứng năng suất cận biên giảm dần rất lớn.
    • Nếu α gần 1 → Ảnh hưởng của hiệu ứng năng suất cận biên giảm dần không đáng kể.

    3.2. Phương trình kế toán tăng trưởng  (Mô hình Solow)

    Mô hình kế toán tăng trưởng được sử dụng để phân tích hiệu suất của nền kinh tế. Phương trình được viết dưới dạng tỷ lệ tăng trưởng, bắt nguồn từ hàm Cobb-Douglas và phân tách sự thay đổi phần trăm của sản lượng thành các cấu phần như vốn, lao động và công nghệ:

    ΔY/Y = ΔA/A + αΔK/K + (1 - α)ΔL/L

    Trong đó:

    • ΔY/Y là tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng
    • ΔA/A là tỷ lệ thay đổi của công nghệ
    • ΔK/K là tỷ lệ tăng trưởng của vốn
    • ΔL/L là tỷ lệ tăng trưởng của lao động
    • α là độ co giãn của sản lượng đối với vốn
    • 1 - α là độ co giãn của sản lượng đối với lao động

    Phương trình được sử dụng để ước lượng đóng góp của các yếu tố khác nhau vào tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tăng trưởng TFP được ước lượng là phần dư của tăng trưởng sản lượng, hay nói cách khác, đây là phần sản lượng không được giải thích bởi sự tăng trưởng của vốn hoặc lao động). Các nguồn tăng trưởng bao gồm tăng trưởng vốn (ΔK/K) và tăng trưởng lao động (ΔL/L). Cuối cùng, phương trình được sử dụng để đo lường sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên phương pháp này gặp vấn đề ở việc xác định mức tăng trưởng của TFP.

    Một phương pháp khác để ước lượng GDP tiềm năng là phương trình kế toán tăng trưởng năng suất lao động. Đây là mô hình tương tự Solow nhưng đơn giản hơn, với lao động đầu vào và năng suất lao động đầu vào, và không cần ước lượng vốn đầu vào và yếu tố về công nghệ.

    Tỷ lệ tăng trưởng GDP tiềm năng = Tỷ lệ tăng trưởng lao động dài hạn + Tỷ lệ tăng trưởng năng suất lao động dài hạn

    3.3. Đầu tư chiều sâu và Tiến bộ công nghệ

    Theo năng suất cận biên giảm dần, sản phẩm cận biên của vốn giảm khi có nhiều vốn hơn được bổ sung vào đầu vào lao động.

    Đầu tư chiều sâu (Capital deepening) là việc đầu tư tăng trong nền kinh tế dẫn đến tỷ lệ vốn trên lao động tăng lên, nền kinh tế đi theo hàm sản xuất từ điểm A đến điểm B, hay những đơn vị đầu vào được thêm vào có khá ít ảnh hưởng tới sản lượng trên đầu người hơn.

    Tiến bộ công nghệ là những sản phẩm hoặc quy trình mới hoặc cải tiến hơn, giúp tăng sản lượng đầu người (Y/L) đối với mỗi mức vốn đầu người (K/L) nhất định (điểm B dịch chuyển lên C).

    Tiến bộ công nghệ có thể giải quyết những giới hạn tăng trưởng bắt nguồn từ hiệu ứng năng suất cận biên giảm dần. Từ đó ta có kết luận tăng trưởng bền vững của sản lượng đầu người cần phải có sự tiến bộ về công nghệ.

    4. Các yếu tố khác ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế

    4.1. Tài nguyên thiên nhiên

    Tài nguyên thiên nhiên có 2 loại: Tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo. Tài nguyên có thể tái tạo là những loại có thể được khai thác và được xây dựng lại bởi con người. Tài nguyên không thể tái tạo là những tài nguyên giới hạn, một khi đã bị khai thác thì sẽ cạn kiệt dần.

    Một quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên không có nghĩa là quốc gia đó sẽ giàu hơn. Quyền sở hữu và khai thác không nhất thiết là điều kiện tiên quyết để một quốc gia có thể đạt được mức thu nhập cao. Mặt khác, việc sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên lại có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đó (Resource curse).

    • Những đất nước giàu tài nguyên có thể chưa phát triển được các thể chế kinh tế để đáp ứng cho sự phát triển. 
    • Căn bệnh Hà Lan (Dutch disease): Đây là hiện tương đồng tiền tăng giá trị do nhu cầu xuất khẩu cho một loại tài nguyên nào đó tăng mạnh, khiến những ngành nghề khác của nền kinh tế đó đánh mất tính cạnh tranh.

    4.2. Tăng trưởng lao động

    4.2.1. Tăng trưởng dân số

    Tăng trưởng dân số được xác định bằng tỷ lệ sinh đẻ và tỷ lệ tử vong của một quốc gia. Tỷ lệ tăng trưởng dân số của quốc gia phát triển thường nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng dân số của quốc gia đang phát triển. Sự phân bố theo độ tuổi (tỷ lệ dân số ở các nhóm tuổi khác nhau) cũng là một yếu tố rất quan trọng trong phân tích tăng trưởng dân số.

    4.2.2. Tham gia lực lượng lao động

    Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có thể khiến tăng trưởng lực lượng lao động khác với tăng trưởng dân số. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng lên có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP đầu người.

    4.2.3. Di cư ròng

    Tăng cường số lượng người nhập cư là một giải pháp khả thi cho tình trạng mức tăng trưởng lực lượng lao động đang chậm lại ở các nước phát triển.

    4.2.4. Số giờ làm việc trung bình

    Số giờ làm việc trung bình ảnh hưởng đến sự đóng góp của lao động vào sản lượng chung, rất nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh. Xu hướng dài hạn trên thế giới là hướng tới một tuần làm việc ngắn hơn ở các nước phát triển.

    4.2.5. Chất lượng lao động

    Kiến thức và kĩ năng tích lũy của người lao động sẽ góp phần vào tăng năng suất và tính thích nghi của người lao động đối với những thay đổi, và thúc đẩy sự cải tiến.

    4.3. Vốn hữu hình

    Các quốc gia với tỷ lệ đầu tư cao thường có vốn vật chất ngày càng tăng và tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn.

    • Tăng trưởng bắt nguồn từ đầu tư có thể kéo dài trong một thời kỳ dài nhất định.
    • Chi tiêu đầu tư vào vốn khả dụng phụ thuộc vào nguồn vốn vật chất hiện có:
      • Nước đang phát triển có mức vốn hữu hình đầu người thấp, việc bổ sung đầu tư vốn sẽ cho thấy những tác động tích cực đáng kể tới tăng trưởng.
      • Nước phát triển có mức vốn hữu hình đầu người cao, cần một mức đầu tư cao và ổn định hàng năm để có thể tác động được vào nguồn vốn hữu hình.
    • Cơ cấu chi tiêu đầu tư và nguồn vốn vật chất rất quan trọng đối với tăng trưởng và năng suất. Mức đầu tư CNTT cao (tăng TFP) có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng. Mức chi tiêu vốn phi CNTT cao cuối cùng sẽ dẫn đến việc tăng cường vốn.

    4.4. Cơ sở hạ tầng công

    Định nghĩa về vốn đầu vào cũng bao gồm cơ sở hạ tầng công cộng (ví dụ: đường, cầu, nước đô thị, đập, lưới điện,…). Mảng này có ít sản phẩm thay thế và phần lớn là sản phẩm bổ sung cho hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ của khu vực tư nhân. Những cải thiện về cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nhìn chung sẽ thúc đẩy hiệu suất của đầu tư tư nhân.

    5. Các lý thuyết tăng trưởng

    5.1. Thuyết tăng trưởng cổ điển (Classical growth model)

    Thuyết tăng trưởng cổ điện tập trung vào ảnh hưởng của dân số phát triển trong một môi trường với tài nguyên hạn chế. 

    Với sự phát triển về công nghệ cộng với mở rộng về đất đai, năng suất lao động được tăng lên. Lức này mức thu nhập đầu người tăng cao hơn thu nhập bền vững, dân số sẽ tăng nhanh hơn. Tuy nhiên những yếu tố lao động đầu vào lại gặp phải vấn đề lợi nhuận cận biên giảm dần, mỗi đơn vị đầu vào bổ sung sẽ cho ra một lượng đầu ra ít hơn, hệ quả là sản lượng đầu ra sẽ ngày càng giảm. Cuối cùng, dân số tăng trưởng mạnh đi kèm với năng suất lao động thấp sẽ khiến thu nhập đầu người giảm dần về mức bền vững.

    Thuyết tăng trưởng cổ điển kết luận rằng trong dài hạn, công nghệ mới giúp dân số đông hơn nhưng không giàu hơn, vậy chất lượng cuộc sống sẽ được giữ ở một mức nhất định không đổi qua thời gian ngay cả khi có phát triển công nghệ.

    Thuyết tăng trưởng cổ điển có những nhược điểm sau: Trong thực tế, khi thu nhập đầu người tăng nhanh hơn, tăng trưởng dân số có xu hướng giảm đi. Khi phát triển công nghệ vượt cao hơn hiệu ứng năng suất cận biên giảm dần, vẫn có thể xảy ra sự tăng trưởng trong thu nhập đầu người.

    5.2. Thuyết tăng trưởng tân cổ điển (Neoclassical model - Solow)

    Mục tiêu của thuyết tăng trưởng tân cổ điển là xác định tăng trưởng dài hạn của sản lượng bình quân đầu người và liên hệ với tỷ lệ tiết kiệm/đầu tư, tỷ lệ phát triển công nghệ và tăng trưởng dân số. 

    Đầu tiên ta có dạng bình quân đầu người của hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau:

    (1)

    Tốc độ thay đổi của vốn và sản lượng đầu người: (2)

    Tại trạng thái ổn định, ta có tốc độ tăng trưởng của vốn trên đầu người bằng tốc độ tăng trưởng của sản lượng bình quân đầu người. Thay (2) và (1) ta có:

    Gọi θ = ΔA/A là tốc độ tăng trưởng công nghệ:

    (3)

    Từ công thức trên, ta suy ra được kết luận là tỷ lệ tăng trưởng sản lượng bình quan đầu người cân bằng là một hằng số phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng TFP (θ) và độ co giãn của sản lượng đối với vốn (α).

    Ta có tốc độ thay đổi của vốn hữu hình là

    ΔK = sY - δK → ΔK/K = sY/K – δ

    mà Δk/k = ΔK/K - ΔL/L

    → Δk/k = sY/K – δ – n (4)

    Từ (3) và (4) ta có:

    (5)

    Kết luận:

    • Tỷ lệ sản lượng trên vốn là một hằng số (Ψ), tỷ lệ vốn trên lao động (k) và sản lượng bình quân đầu người (y) tăng với cùng một tốc độ 
    • Sản phẩm cận biên của vốn không đổi và bằng α(Y/K) và là lãi suất thực trong nền kinh tế
      → Việc tăng cường vốn (Capital deepening) đang diễn ra nhưng nó không tác động được đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hoặc sản phẩm cận biên của vốn một khi đã đạt đến trạng thái ổn định.

    Từ (5) ta có: 

    Biểu diễn dưới dạng bình quân đầu người:

    Kết luận: Mức cân bằng tại trạng thái ổn định xảy ra tại tỷ lệ sản lượng trên vốn khi tiết kiệm và đầu tư thực trên đầu người được tạo ra trong nền kinh tế (sy) đủ để:

    • Cung cấp vốn cho nhân công mới tham gia vào lực lượng lao động với tốc độ (n)
    • Thay thế máy móc nhà xưởng bị hao mòn với tốc độ (δ)
    • Tăng cường vốn hữu hình với tốc độ

    Ý nghĩa của mô hình tân cổ điển:

    • Tích lũy vốn (capital accumulation):
      • Ảnh hưởng đến mức sản lượng, không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dài hạn.
      • Nền kinh tế tăng trưởng sẽ tiến đến điểm tăng trưởng trạng thái ổn định, bất kể tỷ lệ vốn đầu người hoặc năng suất lao động ban đầu.
      • Trong trạng thái ổn định, tốc độ tăng trưởng của sản lượng không phụ thuộc vào vốn tích lũy hoặc tốc độ đầu tư. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng bằng tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động (n) cộng tốc độ tăng trưởng của TFP trên phần trăm của thu nhập lao động .
    • Tăng cường vốn và Công nghệ:
      • Tăng trưởng liên tục trên mức ổn định xảy ra khi quốc gia bắt đầu tích lũy vốn, nhưng sẽ tăng chậm hơn khi quá trình này tiếp tục diễn ra.
      • Tăng trưởng ổn định dài hạn không thể phụ thuộc vào mỗi tăng cường vốn.
      • Cách duy nhất để khiến tăng trưởng GDP tiềm năng đầu người được ổn định là thông qua phát triển công nghệ.
    • Sự hội tụ: Tốc độ tăng trưởng của quốc gia đang phát triển thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển → Qua thời gian thu nhập đầu người giữa quốc gia phát triển và đang phát triển sẽ hội tụ.
    • Ảnh hưởng của tiết kiệm lên tăng trưởng: 
      • Trong quá trình dịch chuyển, tỷ lệ tiết kiệm cao dẫn đến tăng trưởng vượt mức ổn định. Sau quá trình dịch chuyển, nền kinh tế trở về mức cân bằng.
      • Ở trạng thái ổn định, tăng trưởng không phụ thuộc vào thu nhập được tiết kiệm hay đầu tư.
      • Các nước với tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ có sản lượng đầu người, tỷ lệ vốn đầu người và năng suất lao động cao hơn.

    5.3. Mô hình tăng trưởng nội sinh (Endogenous growth model)

    Điểm khác biệt lớn nhất giữa mô hình tăng trưởng nội sinh với mô hình tân cổ điển là mô hình tăng trưởng nội sinh coi phát triển công nghệ là thành phần được giải thích thay vì bị coi là biến ngoại sinh. Nền kinh tế không nhất thiết phải hội tụ tới một mức trạng thái ổn định. Hiện tượng lợi nhuận cận biên giảm dần không xảy ra đối với vốn trong nền kinh tế.

    Mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng tăng trưởng đầu tư một cách vĩnh viễn cũng sẽ tăng tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, và việc tăng lợi nhuận theo quy mô là hoàn toàn khả thi. Cần lưu ý là đối với mô hình này, định nghĩa về vốn cũng được mở rộng, bao gồm vốn cả về con người và kiến thức, nghiên cứu và phát triển (đầu tư vào kiến thức mới để cải thiện quy trình sản xuất). 

    Ta có hàm sản xuất của mô hình tăng trưởng nội sinh là một đường tuyến tính:

    Trong đó:

    là phẩm trên đầu người

    c là sản phẩm cận biên không đổi của vốn

    là vốn trên đầu người

    Hàm sản xuất của mô hình này cho thấy sản lượng trên mỗi công nhân tăng với tốc độ tương đương với vốn trên mỗi công nhân. Tích lũy vốn nhanh hơn hay chậm hơn sẽ chuyển đổi 1:1 thành tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người nhanh hơn hoặc chậm hơn tương ứng.

    Ta có Δk/k = sY/K – δ – n từ mô hình tân cổ điển, thay mô hình tăng trưởng nội sinh, ta có:

    Từ công thức trên ta có thể kết luận tỷ lệ tiết kiệm cao hơn hàm ý tốc độ tăng trưởng cao hơn vĩnh viễn.

    Ý nghĩa của mô hình tăng trưởng nội sinh: 

    • Có những tác động bên ngoài tích cực (lợi ích xã hội) khi chi tiêu cho R&D và vốn tri thức. Nếu khu vực tư nhân ít đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chính phủ sẽ có những can thiệp như chi tiêu vào R&D, hoãn thuế, trợ cấp, để thúc đẩy khu vực tư nhân đầu tư nhiều hơn vào phát triển vốn tri thức.
    • Lợi nhuận không đổi hoặc tăng dần từ đầu tư vào vốn tri thức có thể khiến các nước phát triển có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh bằng hoặc nhanh hơn các nước đang phát triển.
    • Thu nhập của các nước phát triển và đang phát triền không nhất thiết phải hội tụ với nhau.

    6. Thuyết hội tụ (Convergence hypotheses)

    6.1. Các loại hội tụ

    Hội tụ (convergence) có nghĩa là các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao → Các quốc gia sẽ hội tụ tại một điểm nào đó.

    • Hội tụ tuyệt đối (Absolute convergence): Các nước đang phát triển cuối cùng sẽ bắt kịp các nước phát triển và có sản lượng bình quân đầu người tương đương, bất kể đặc điểm khác biệt của họ. Mô hình tân cổ điển không hàm ý mức thu nhập bình quân đầu người giống nhau giữa các quốc gia bất kể những đặc điểm cơ bản nào, hoặc nó không hàm ý sự hội tụ tuyệt đối.
    • Hội tụ điều kiện (Conditional convergence): Sự hội tụ phụ thuộc vào các quốc gia có cùng tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và hàm sản xuất hay không. Club convergence là hiện tượng các quốc gia với thể chế và các yếu tố đầu vào nhất định giống nhau sẽ hội tụ với nhau. Một quốc gia có thể rơi vào bẫy không hội tụ (Non-convergence trap) nếu họ không thực hiện những cải cách thể chế cần thiết.
      → Đầu tư vào các quốc gia với thu nhập đầu người thấp hơn nhưng thuộc nhóm quốc gia hội tụ có thể đem lại lợi nhuận đầu tư cao hơn về dài hạn.

    Sự hội tụ của các quốc gia có thể đạt được thông qua 2 hướng. Thứ nhất, hội tụ có thể xảy ra thông qua tích lũy vốn và tăng cường vốn. Thứ hai, một quốc gia có thể học hỏi và nhập khẩu công nghệ từ những quốc gia tiên tiến.

    7. Ảnh hưởng của việc loại bỏ rào cản thương mại

    7.1. Theo thuyết tân cổ điển

    Trong nền kinh tế đóng, đầu tư nội địa giới hạn ở mức tiết kiệm nội địa. Ngược lại, với nền kinh tế mở, đầu tư sẽ không bị giới hạn bởi nguồn vốn nội địa, mà có thể tiếp cận được cả nguồn vốn nước ngoài. Quá trình hội tụ có thể xảy ra nhanh hơn nếu nền kinh tế mở cửa, được tự do thương mại và tự do vay cũng như cho vay nước ngoài.

    7.2. Thuyết tăng trưởng nội sinh

    Chính sách thương mại cởi mở hơn sẽ nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách lâu dài vì thị trường mở sẽ thúc đẩy sự đổi mới. Thương mại quốc tế làm tăng sản lượng toàn cầu thông qua:

    • Hiệu ứng chọn lọc (selection effect): Sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty nước ngoài buộc các công ty kém hiệu quả hơn phải rút lui và những công ty hiệu quả hơn phải sự đổi mới và nâng cao hiệu quả liên tục.
    • Hiệu ứng quy mô (scale effect): Các nhà sản xuất lợi dụng tính kinh tế theo quy mô bằng cách bán cho các thị trường lớn.
    • Hiệu ứng ngược (Backwardness effect): Những quốc gia hoặc ngành nghề kém phát triển hơn có thể bắt kịp với những nước hoặc ngành phát triển thông qua sự lan tỏa kiến thức (knowledge spillover).

    Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

    Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
    Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
    Email: support@sapp.edu.vn