[Level II] Corporate Issuers

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 3: Chi phí vốn: Nâng cao (Cost of capital: Advanced topics)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 3 môn Corporate Issuers trong chương trình CFA level 2

1. Giới thiệu chi phí vốn

Công thức chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (weighted average cost of capital – WACC):

  • Chi phí nợ sau thuế gia quyền (Weighted after-tax cost of debt): Thể hiện chi phí sau thuế đối với người phát hành nợ, dựa trên lợi nhuận mà nhà đầu tư nợ yêu cầu đối với công ty.

  • Chi phí vốn gia quyền (Weighted cost of equity): Thể hiện lợi nhuận mà các nhà đầu tư cổ phần yêu cầu để sở hữu một công ty. (Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu).

Các vấn đề của WACC:

  • Có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tính chi phí của từng nguồn vốn.

  • Cần có những giả định cho cơ cấu vốn mục tiêu dài hạn

  • Thuế suất cận biên của công ty phải được ước tính, có thể khác với thuế suất thực tế

Đối với chi phí nợ: Chênh lệch tín dụng (Credit spread) phản ánh các yếu tố đặc thù của công ty, bù đắp cho các nhà đầu tư về rủi ro vốn có trong chứng khoán nợ của công ty.

Đối với chi phí vốn chủ sở hữu:

  • Phần bù rủi ro vốn cổ phần (Equity risk premium – EPR): phần bù rủi ro thị trường để chịu rủi ro hệ thống khi đầu tư vào cổ phiếu nói chung.

  • Phần bù rủi ro đặc trưng (Idiosyncratic risk premium – IPR): phần bù rủi ro dành riêng cho công ty để chịu những rủi ro cụ thể của công ty khi đầu tư vào vốn chủ sở hữu.

Đối với chi phí vốn cổ phiếu ưu đãi:

  • Tính chất: (1) Tỷ lệ cổ tức đều được công bố; (2) Yêu cầu về lợi nhuận tài sản cao hơn so với vốn cổ phần phổ thông

  • ​ERP nhỏ hơn vốn cổ phần phổ thông → vốn cổ phiếu ưu đãi nhỏ hơn vốn cổ phần phổ thông.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vốn của công ty có thể mang tính hệ thống (systematic), bên ngoài (từ trên xuống) (top-down) hoặc đặc thù của công ty (từ dưới lên) (bottom-up).

2. Phương pháp từ trên xuống (Top-down) - Các yếu tố bên ngoài

2.1. Tính sẵn có của vốn (Capital availability)

Nguồn vốn sẵn có lớn hơn → Các điều khoản có lợi hơn cho các tổ chức phát hành doanh nghiệp → Chi phí vốn liên quan thấp hơn.

Thị trường vốn đã phát triển: thị trường vốn thanh khoản, ổn định hơn với nguồn vốn sẵn có lớn hơn, tiền tệ ổn định hơn, bảo vệ tài sản tốt hơn, pháp quyền mạnh hơn → Rủi ro thấp hơn, chi phí vốn thấp hơn.

Thị trường vốn kém phát triển: Thiếu thị trường nợ doanh nghiệp → Các công ty phải dựa vào các nguồn vốn khác (vay ngân hàng, ngân hàng ngầm). → Chi phí vốn cao hơn.

2.2. Điều kiện môi trường (Market conditions)

  • Điều kiện thị trường: lãi suất, tỷ lệ lạm phát, môi trường kinh tế vĩ mô,…

→ Ảnh hưởng đến tình trạng chung của thị trường tín dụng và vốn cổ phần.

→ Được phản ánh qua chênh lệch tín dụng và phần bù rủi ro vốn cổ phần.

  • Lạm phát thấp hơn → Lãi suất phi rủi ro thấp hơn → Chi phí nợ thấp hơn

  • Mở rộng/thu hẹp kinh tế → Phần bù rủi ro và chênh lệch tín dụng giảm/tăng → chi phí nợ trở nên rẻ hơn/đắt hơn.

  • Các yếu tố không chắc chắn → Phần bù rủi ro cao hơn

2.3. Các cân nhắc về pháp lý và quy định, rủi ro quốc gia (Legal and Regulatory considerations, Country risk)

  • Khả năng bảo vệ nhà đầu tư cao hơn → Phần bù rủi ro thấp hơn → Chi phí vốn thấp hơn.

  • Các hệ thống pháp luật dựa trên luật thông thường (common law – based) mang lại sự bảo vệ mạnh mẽ hơn → Phần bù rủi ro thấp hơn so với các hệ thống dựa trên luật dân sự (civil – law based).

2.4. Tax jurisdiction (Thẩm quyền thuế)

  • Chi phí lãi vay được khấu trừ thuế ở nhiều quốc gia, giúp giảm chi phí nợ sau thuế của công ty một cách hiệu quả do tiết kiệm thuế.

  • Thuế suất cận biên cao hơn → Lợi ích về thuế lớn hơn khi sử dụng nợ trong cơ cấu vốn.

3. Phương pháp từ dưới lên (Bottom-up) - Các yếu tố từ trong công ty

3.1. Biến động doanh thu, thu nhập và dòng tiền

Các doanh nghiệp có doanh thu ổn định sẽ có thu nhập và dòng tiền tương đối ổn định, do đó ít rủi ro hơn các doanh nghiệp có doanh thu biến động nhiều hơn (ví dụ: các ngành có tính chu kỳ). Vì thế, mang ít rủi ro hơn và chi phí vốn thấp hơn.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến Chi phí vốn:

Doanh thu, thu nhập và dòng tiền

Ảnh hưởng đến Chi phí vốn

Chi phí vốn thấp hơn

Chi phí vốn cao hơn

Sự ổn định cao hơn về doanh thu, thu nhập và dòng tiền

 

Mức độ tập trung doanh thu cao hơn

 

 ✔

Khả năng dự báo thu nhập cao hơn

 

Đòn bẩy hoạt động cao hơn

 

Đòn bẩy tài chính cao hơn

 

Rủi ro ESG cao hơn

 

3.2. Bản chất tài sản và tính thanh khoản

  • Các công ty có tài sản hữu hình, không chuyên biệt (tức là có thể thay thế) và tài sản có tính thanh khoản cao hơn sẽ có tỷ lệ thu hồi cao hơn và do đó có phần bù rủi ro thấp hơn.

  • Các tài sản chuyên dụng và tài sản vô hình (ví dụ: lợi thế thương mại, bằng sáng chế, quy trình sản xuất độc quyền, v.v.) không có thị trường thanh khoản sẵn sàng, dẫn đến tỷ lệ thu hồi thấp hơn.

  • Các tài sản được chỉ định cụ thể làm tài sản thế chấp làm giảm chi phí của khoản nợ có bảo đảm (secured debt), nhưng lại làm tăng chi phí của các khoản nợ không có bảo đảm thứ cấp (subordinated unsecured debt) khác khi yêu cầu bồi thường của chúng trở nên kém hơn.

3.3. Sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và đòn bẩy tài chính

Các công ty có khả năng sinh lời cao hơn, khả năng tạo tiền mặt cao hơn và đòn bẩy thấp hơn sẽ có xác suất vỡ nợ thấp hơn; do đó, các nhà đầu tư sẽ chấp nhận phần bù rủi ro thấp hơn.

Ảnh hưởng đến chi phí vốn:

 

Ảnh hưởng đến Chi phí vốn

Sức mạnh tài chính

Chi phí vốn thấp hơn

Chi phí vốn cao hơn

Khả năng tạo lợi nhuận cao hơn

 

Khả năng tạo tiền mặt cao hơn

 

Tính thanh khoản, mức bao phủ lãi vay cao hơn

 

Chỉ số đòn bẩy cao hơn

 

3.4. Các tính chất của công cụ chứng khoán

Các công cụ chứng khoán có lợi hơn cho nhà đầu tư so với công ty phát hành sẽ có chi phí vốn thấp hơn.

Ảnh hưởng đến chi phí vốn:

 

 

Ảnh hưởng đến Chi phí vốn

Công cụ chứng khoán

Tính chất

Chi phí vốn thấp hơn

Chi phí vốn thấp hơn

Nợ

 

 

 

 

Kết hợp quyền chọn mua (callability)

 

 

Kết hợp quyền chọn bán (putability)

 

 

Kết hợp quyền chuyển đổi (convertibility)

 

Vốn

 

 

 

Cổ phiếu ưu đãi

Tích lũy (cumulative)

 

Cổ phiếu phổ thông

Dòng tiền hoặc quyền biểu quyết kém hơn

 

4. Các phương pháp được sử dụng để ước tính chi phí nợ

Chi phí nợ ước tính bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau:

  • Các loại nợ:

    • Công cụ nợ giao dịch niêm yết

    • Công cụ nợ nợ không giao dịch

    • Nợ ngân hàng

    • Các khoản thuê

  • Thanh khoản nợ: Mức độ thanh khoản hoặc khả năng tiếp thị của khoản nợ đã phát hành.

  • Điểm tín dụng: Xếp hạng tín dụng của khoản nợ.

  • Tiền tệ nợ: Loại tiền tệ của khoản nợ.

4.1. Công cụ nợ giao dịch niêm yết

  • Đối với các công cụ có quyền chọn (Trái phiếu thẳng): Chi phí nợ = YTM của khoản nợ có thời gian đáo hạn dài nhất

  • Đối với các công cụ ngắn hạn hơn, thanh khoản cao hơn, giao dịch thường xuyên hơn: Chi phí nợ = YTM của trái phiếu ngắn hạn

4.2. Công cụ nợ không giao dịch

Đối với chứng khoán nợ không giao dịch hoặc có tính thanh khoản kém:

  • Không có YTM được niêm yết.

  • YTM là ước tính không đáng tin cậy về chi phí nợ do có phần bù thanh khoản lớn được tính vào lợi tức.

→ Sử dụng Phương pháp xếp hạng tín dụng kết hợp (Synthetic Credit Ratings approach).

image

4.3. Nợ ngân hàng

Để ước tính chi phí nợ ngân hàng của công ty, ta sử dụng lãi suất của khoản nợ ngân hàng mới.

Yêu cầu: Lãi suất được cho là phản ánh điều kiện thị trường hiện tại và hồ sơ rủi ro của công ty không có thay đổi đáng kể.

4.4. Các khoản thuê

  • Là một loại khoản vay có bảo đảm, hợp đồng thuê thường có chi phí đi vay liên quan thấp hơn so với vay trên thị trường vốn trên cơ sở không có bảo đảm để mua toàn bộ tài sản.

    • Giá thuê ngầm có thể được suy ra từ:

    • Các khoản thanh toán tiền thuê

    • Giá trị hợp lý của tài sản thuê.

    • Xem xét giá trị còn lại của tài sản đối với bên cho thuê và chi phí trực tiếp của bên cho thuê.

  • Công thức:

Present value of Lease Payments + Present value of Residual Value

= Fair value of Leased Asset + Lessor’s Direct Initial costs

(Giá trị hiện tại của dòng thanh toán tiền thuê + Giá trị hiện tại của giá trị còn lại

= Giá trị hợp lý của tài sản thuê + Chi phí trực tiếp của bên cho thuê)

  • Giá ngầm trong hợp đồng thuê (Rate implicit on the lease – RIIL) cân bằng cả hai bên vế của công thức.

Lưu ý:

  • Nếu không xác định được giá trị hiện tại của giá trị còn lại và chi phí ban đầu trực tiếp của bên cho thuê → Sử dụng Lãi suất vay lũy tiến (Incremental borrowing rate” – “IBR) – lãi suất mà công ty sẽ trả để vay bằng khoản vay có thế chấp trong cùng thời hạn.

  • Nếu không xác định IBR → Sử dụng phương pháp ước tính nợ không giao dịch.

4.5. Các cân nhắc quốc tế

  • Chi phí nợ phải phản ánh loại tiền tệ mà dòng tiền của công ty xuất hiện.

  • Một công ty ở quốc gia chưa phát triển → Thêm phần bù rủi ro quốc gia → Sử dụng xếp hạng rủi ro quốc gia (Country risk rating” – “CRR).

  • Xếp hạng rủi ro quốc gia (CRR) là xếp hạng được áp dụng cho một quốc gia dựa trên đánh giá rủi ro của quốc gia đó:

    • Điều kiện kinh tế

    • Rủi ro chính trị

    • Rủi ro tỷ giá hối đoái

    • Phát triển/điều tiết thị trường chứng khoán

→ Tương tự như xếp hạng tín nhiệm nhưng dùng để đánh giá rủi ro cho các quốc gia.

5. Ước tính phần bù rủi ro vốn cổ phần

5.1. Phương pháp dùng dữ liệu lịch sử (Historical approach)

  • Phương pháp dùng dữ liệu lịch sử thường được sử dụng khi có sẵn dữ liệu về lợi nhuận vốn cổ phần dài hạn đáng tin cậy.

  • Ước tính ERP dùng dữ liệu lịch sử thường được tính bằng giá trị trung bình của chênh lệch giữa lợi nhuận chỉ số thị trường chứng khoán trên diện rộng và lãi suất nợ chính phủ, như một đại diện cho lãi suất phi rủi ro, trong một khoảng thời gian mẫu.

Công thức:

Historical ERP = Mean of (Equity market return (broad-based equity market index return) – Risk free rate (government debt return))

Ước tính ERP dùng dữ liệu lịch sử = Giá trị trung bình của (Lợi nhuận thị trường cổ phiếu (lợi nhuận chỉ số thị trường chứng khoán trên diện rộng) – Lãi suất phi rủi ro (lãi suất nợ chính phủ)

Bốn quyết định quan trọng trong việc ước tính ERP dùng dữ liệu lịch sử:

  • Lựa chọn chỉ số thị trường chứng khoán đại diện tốt nhất lợi nhuận thị trường vốn cổ phần:

    • Nên chọn chỉ số thị trường chứng khoán đại diện cho lợi nhuận điển hình mà nhà đầu tư có thể kiếm được.

    • Các chỉ số có trọng số theo giá trị thị trường (Broad-based, market-value-weighted indexes), trên diện rộng thường được chọn làm đại diện.

  • Lựa chọn khoản thời gian tốt nhất để ước tính ERP:

Thời gian ngắn

Thời gian dài

  • Đại diện cho thị trường hiện tại

  • Tuy nhiên, tăng khả năng xảy ra dữ liệu nhiễu lớn hơn trong ước tính

  • Giảm sai số chuẩn của ước tính

  • Không đại diện cho thị trường hiện tại

  • Lựa chọn lợi nhuận trung bình để ước tính ERP: Chúng ta phải chọn ước tính trung bình để tính chênh lệch trung bình giữa lợi nhuận thị trường vốn cổ phần và lãi suất phi rủi ro chuẩn.

Ước tính giá trị trung bình

 

Trung bình cộng (Arithmetic mean)

Trung bình nhân (Geometric mean”

Ưu điểm

  • Dễ dàng tính toán

  • Cân nhắc tất cả các quan sát trong chuỗi thời gian

  • Cân nhắc tất cả các quan sát trong chuỗi thời gian

  • Làm cho các ngoại lệ ít trọng lượng hơn

  • Ước tính giá trị cuối cùng dự kiến của tài sản

Nhược điểm

  • Nhạy cảm với các giá trị ngoại lệ

  • Đánh giá quá cao giá trị cuối cùng dự kiến của tài sản

 
  • Lựa chọn lãi suất đại diện cho lãi suất phi rủi ro:

    • Vì trái phiếu chính phủ có ít rủi ro vỡ nợ hơn (gần bằng 0) nên chúng được ưu tiên hơn trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao nhất.

    • Các lựa chọn bao gồm: Trái phiếu chính phủ ngắn hạn và Trái phiếu chính phủ dài hạn.

Đại diện Lãi suất phi rủi ro

Ưu điểm

Nhược điểm

Lãi suất tín phiếu chính phủ ngắn hạn

Lãi suất này là ước tính chính xác của lãi suất phi rủi ro, giả sử không có rủi ro vỡ nợ

Lãi suất này không khớp chặt chẽ với thời hạn của chứng khoán vốn cổ phần có thời hạn vô hạn

Trái phiếu chính phủ dài hạn YTM

YTM phù hợp chặt chẽ hơn với thời hạn của chứng khoán vốn sở hữu vô hạn

YTM không phải là khoản lợi nhuận hoàn toàn không có rủi ro tại thời điểm mua vì tỷ lệ tái đầu tư phiếu giảm giá không xác định

Giới hạn của phương pháp dữ liệu lịch sử:

  • ERP có thể thay đổi theo thời gian, điều này có thể hiển thị các thay đổi về chế độ → Các ước tính dựa trên chuỗi dữ liệu lịch sử trong thời gian dài không mang tính đại diện.

  • Thành kiến người sống sót (survivorship bias) – chỉ những người chiến thắng vẫn được đại diện trong chỉ số → Có xu hướng thổi phồng các ước tính lịch sử.

5.2. Phương pháp dùng dữ liệu dự báo

ERP phụ thuộc hoàn toàn vào kỳ vọng trong tương lai → ERP được ước tính bằng cách sử dụng thông tin hiện tại và kỳ vọng liên quan đến các biến đó. Các phương pháp bao gồm:

5.2.1. Ước tính dựa trên khảo sát (Survey-Based Estimates)

Một mẫu bao gồm một số người (thường là các chuyên gia) sẽ được hỏi về kỳ vọng của họ đối với ERP.

Các khảo sát cho thấy ERP cao hơn nhiều ở các thị trường đang phát triển khi so sánh với thị trường phát triển.

5.2.2. Ước tính dựa trên mô hình chiết khấu cổ tức (Dividend Discount Model Estimate)

Giá trị cổ phiếu được biểu thị bằng giá trị hiện tại của cổ tức dự kiến trong tương lai. Sử dụng Mô hình tăng trưởng Gordon (Gordon growth model):

→ Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu:

→ ERP dựa trên dữ liệu dự báo: 

  • Đối với các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, nhà phân tích có thể giả định nhiều giai đoạn tăng trưởng thu nhập:

    • Giai đoạn tăng trưởng nhanh

    • Giai đoạn tăng trưởng chuyển tiếp

    • Giai đoạn sinh trưởng trưởng thành

  • Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu được tính bằng tỷ lệ làm cho tổng giá trị hiện tại của từng giai đoạn tương đương với giá chỉ số vốn cổ phần, hoặc:

5.2.3. Ước tính dựa trên mô hình kinh tế vĩ mô (Macroeconomic Modeling)

Phân tách Grinold-Kroner của lợi nhuận đối với vốn chủ sở hữu:

Yếu tố

Ký hiệu

Ước tính tượng trưng

Thành phần thu nhập dự kiến

DY

Tỷ suất cổ tức của chỉ số thị trường trên diện rộng

Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến P/E

ΔP/E

Điều chỉnh của nhà phân tích đối với thị trường được định giá cao hơn hoặc thấp hơn

Lạm phát dự kiến

i

Lãi suất danh nghĩa trừ lãi suất thực tế đối với công cụ kỳ hạn tương tự

Tốc độ tăng trưởng dự kiến EPS

g

Tốc đố tăng trưởng GDP thực

Dự kiến thay đổi số lượng cổ phiếu đang lưu hành

ΔS

Phụ thuộc vào thị trường và thời điểm

Giới hạn của phương pháp dùng dữ liệu dự báo:

Phương pháp

Các hạn chế

Ước tính dựa trên khảo sát (Survey-Based Estimates)

Dữ liệu ước tính có thể bị ảnh hưởng bởi các sai lệch lấy mẫu và phản hồi cũng như các thiên kiến hành vi, bao gồm:

  • Thiên lệch gần đây (recency bias): đặt mức độ liên quan nhiều hơn vào các sự kiện gần đây.

  • Thiên lệch xác nhận (confirmation bias): chú ý nhiều hơn đến những thông tin ủng hộ quan điểm của một người và bỏ qua những thông tin còn lại.

Ước tính dựa trên mô hình chiết khấu cổ tức (Dividend Discount Model Estimate)

Giả định P/E không đổi; tăng trưởng thu nhập, cổ tức và giá cả khác nhau.

→ Cần có sự điều chỉnh để phản ánh sự gia tăng hoặc giảm bội số P/E.

Ước tính dựa trên mô hình kinh tế vĩ mô (Macroeconomic Modeling)

Có lỗi trong mô hình hoặc thiên lệch hành vi trong dự báo.

6. Ước tính lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu

6.1. Mô hình chiết khấu cổ tức - DDMs

Sử dụng mô hình Tăng trưởng Gordon:

  • Ưu điểm: Dựa trên phương pháp đơn giản rằng logic rằng giá cổ phiếu phản ánh giá trị hiện tại của cổ tức trong tương lai.

  • Nhược điểm: Yêu cầu cổ phiếu của công ty phải được giao dịch công khai và công ty trả cổ tức ổn định và có thể dự đoán được.

  • DDM sử dụng dự báo tài chính nhiều năm: bao gồm giá cổ phiếu dự báo vào cuối giai đoạn dự báo:

6.2. Phương pháp tính phần bù rủi ro cộng với lãi suất trái phiếu (Bond Yield Plus Risk Premium Approach – BYPRP)

Công thức:

(RP = Phần bù rủi ro để bù đắp cho các nhà đầu tư vốn cổ phần về rủi ro bổ sung liên quan đến rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán nợ)

Một phương pháp phổ biến để ước tính phần bù rủi ro (RP) liên quan đến việc sử dụng chênh lệch trung bình lịch sử về lợi nhuận giữa chỉ số thị trường vốn cổ phần và chỉ số trái phiếu doanh nghiệp.

Ưu điểm

Nhược điểm

Cung cấp ước tính điểm khởi đầu về lợi nhuận theo yêu cầu của nhà đầu tư nợ của công ty

  • Việc xác định RP là tương đối tùy ý.

  • Cách tiếp cận này đòi hỏi công ty phải có giao dịch nợ.

  • Nếu công ty có nhiều chứng khoán nợ được giao dịch với những đặc điểm khác nhau

→ Chưa có quy trình chuẩn để lựa chọn lợi suất trái phiếu.

→ Sử dụng trái phiếu dài hạn YTM của công ty.

6.3. Mô hình dựa trên rủi ro (Risk-based model)

Mô hình dựa trên rủi ro ước tính lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu là tổng của khoản bù đắp cho giá trị thời gian của tiền và khoản bồi thường cho việc gánh chịu rủi ro.

Required return on equity = Compensation for the time value of money + Compensation for bearing risk

(Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu = Bồi thường theo giá trị thời gian của tiền + Bồi thường cho việc gánh chịu rủi ro)

Bao gồm 2 mô hình: CAPM và Mô hình Fama-French

6.3.1. Mô hình CAPM

Công thức:

Ước tính β:

  • Mô hình thị trường: Hồi quy lợi nhuận vượt trội của vốn chủ sở hữu của công ty so với lợi nhuận vượt trội của chỉ số thị trường vốn cổ phần

  • Đối với công ty tư nhân:

    • Bước 1: Ước tính β của một công ty có thể so sánh được (công ty đại chúng có rủi ro kinh doanh tương tự).

    • Bước 2: Ước tính β không sử dụng đòn bẩy: Điều chỉnh theo mức đòn bẩy tài chính khác nhau của công ty → β đối với công ty không có nợ.

    • Bước 3: Tái ước tính β sử dụng đòn bẩy: Điều chỉnh nợ của công ty mục tiêu.

    • Bước 4: Ước tính lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu bằng cách sử dụng CAPM.

6.3.2. Mô hình Fama-French

Mô hình ba yếu tố (three-factor model):

  • Lợi nhuận vốn chủ sở hữu có thể được giải thích bởi:

    • Yếu tố thị trường (Market factor – ERP)

    • Quy mô công ty (Size of the company – SMB)

    • Hệ số giá trị (Value factor – HML)

Mô hình năm yếu tố (five-factor model):

  • Lợi nhuận vốn chủ sở hữu có thể được giải thích bởi:

    • Yếu tố thị trường (Market factor – ERP)

    • Quy mô công ty (Size of the company – SMB)

    • Hệ số giá trị (Value factor – HML)

    • Hệ số lợi nhuận (Profitability factor – RMW)

    • Hệ số đầu tư (Investment factor – CMA)

Yếu tố

Chênh lệch trung bình về lợi nhuận vốn cổ phần giữa các công ty có các đặc trưng sau

SMB – phần bù quy mô

Có vốn hóa lớn và nhỏ

HML – phần bù giá trị

Có tỷ lệ giá trị sổ sách trên thị trường cao và thấp.

RMW – phần bù lợi nhuận

Khả năng sinh lời mạnh và yếu

CMA – phần bù đầu tư

Danh mục đầu tư thận trọng và tích cực.

6.4. Chi phí vốn cổ phần cho các công ty tư nhân

Các vấn đề khi ước tính lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu cho các công ty tư nhân

  • Giá chứng khoán và lợi nhuận không sẵn có → Không thể áp dụng trực tiếp các mô hình nhân tố rủi ro.

  • Các công ty tư nhân có thể nhỏ hơn các công ty đại chúng, ở giai đoạn đầu của vòng đời, có chủ sở hữu là người quản lý, có cơ cấu sở hữu tập trung quyền kiểm soát.

  • Các công ty tư nhân có tính thanh khoản kém hơn và có thể tiết lộ ít thông tin hơn các công ty đại chúng.

Required return on equity = Size premium (SP) + Industry risk premium (IRP) + Specific-company risk premium (SCRP)

(Lợi nhuận yêu cầu trên vốn = phần bù quy mô (SP) + phần bù rủi ro ngành (IRP) + phần bù rủi ro công ty (SCRP))

Hai phương pháp ước tính lợi nhuận yêu cầu trên vốn của công ty tư nhân: CAPM mở rộng (Expanded CAPM) và Xây dựng thị trường (Build-up approach)

6.4.1. CAPM mở rộng (Extended CAPM)

  • Thêm phần bù cho quy mô công ty nhỏ và các rủi ro cụ thể khác của công ty.

  • Ước tính beta từ một nhóm ngang hàng gồm các công ty giao dịch công khai.

Các bước ước tính Tỷ suất sinh lời yêu cầu trên vốn chủ sở hữu của các công ty tư nhân:

  • Ước tính hệ số beta của ngành ngang hàng từ một nhóm gồm các công ty giao dịch tđại chúng trong cùng ngành.

  • Đưa ra ước tính về lãi suất phi rủi ro và ERP và nước tính CAPM cho

  • Xác định liệu phần bù rủi ro bổ sung cho quy mô công ty và các yếu tố rủi ro cụ thể khác của công ty có được đảm bảo hay không.

  • Nếu được bảo đảm, ta thêm phần bù quy mô phù hợp và phần bù rủi ro cụ thể của công ty để đi đến ước tính cuối cùng về cho công ty chủ thể:

  • Ước tính Phần bù quy mô (Size premium – SP): Phần bù quy mô có thể được tính bằng phần bù rủi ro đối với công ty đại chúng có vốn hóa siêu nhỏ. Các dữ kiện lịch sử của SP có thể phóng đại phần bù rủi ro do đưa các công ty lớn vào tình trạng kiệt quệ tài chính → Cần điều chỉnh giảm xuống.

  • Ước tính Phần bù rủi ro công ty cụ thể (Specific-company risk premium – SCRP): Các yếu tố ảnh hưởng đến phần bù rủi ro cụ thể của công ty là cả định tính và định lượng.

Các yếu tố định tính

Các yếu tố định lượng

  • Ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động

  • Vị thế cạnh tranh trong ngành

  • Kinh nghiệm và chuyên môn của ban quản lý

  • Sự tập trung của khách hàng và nhà cung cấp

  • Sự tập trung về mặt địa lý của doanh nghiệp

  • Mô hình quản trị công ty

  • Bản chất và loại tài sản (hữu hình và vô hình)

  • Đòn bẩy tài chính và hoạt động

  • Biến động trong dòng tiền và thu nhập

  • Khả năng dự báo thu nhập

  • Quyền định giá

6.4.2. Phương pháp tích tụ (build-up approach)

Xây dựng tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu:

  • Bắt đầu với lãi suất phi rủi ro

  • Thêm các phần bù rủi ro liên quan để tính đến các cân nhắc rủi ro khác nhau.

6.5. Các yếu tố quốc tế

6.5.1. Mô hình chênh lệch quốc gia (CRP) và mức độ rủi ro quốc gia (CRR)

  • Mô hình chênh lệch quốc gia (Country spread model): Các nhà đầu tư yêu cầu phần bù rủi ro bổ sung để tăng thêm rủi ro khi đầu tư vào một quốc gia khác (quốc gia địa phương), do điều kiện kinh tế, rủi ro bị tước quyền sở hữu, rủi ro chính trị hoặc rủi ro khác.

ERP = ERP for developed market + λ × Country risk premium

(ERP = ERP cho các thị trường đã phát triển + λ x Phần bù rủi ro quốc gia)

λ = mức độ tiếp xúc của công ty với quốc gia địa phương

  • Phần bù rủi ro quốc gia (Country risk premium): Phần bù liên quan đến rủi ro dự đoán của một thị trường lớn hơn so với thị trường phát triển chuẩn.

Hai phương pháp ước tính Phần bù rủi ro quốc gia (CRP):

  • Mô hình xếp hạng rủi ro quốc gia (Country risk rating model):

    • Chênh lệch lợi suất chủ quyền (Sovereign yield spread): Sự khác biệt về lợi suất chứng khoán chính phủ ở thị trường mới nổi so với chứng khoán chuẩn của thị trường phát triển

    • Trong mô hình xếp hạng rủi ro chủ quyền (xếp hạng rủi ro quốc gia), các quốc gia được xếp hạng từ 1 đến 10 với 10 là rủi ro nhất và CRP được ước tính bằng cách sử dụng chênh lệch lãi suất chủ quyền so với lợi suất của quốc gia chuẩn.

  • Cân chỉnh mức chênh lệch lãi suất chủ quyền cho các biến động tương đối:

    • Aswath Damodaran (2021) đã cải tiến ước tính CRP bằng cách sửa đổi chênh lệch lợi suất quốc gia đối với mức độ biến động tương đối giữa lợi nhuận vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận trái phiếu:

6.5.2. CAPM mở rộng (Extended CAPM)

3 phương pháp ước tính tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu của các công ty quốc tế: (1) CAPM toàn cầu (Global CAPM – GCAPM); (2) CAPM quốc tế (International CAPM); (3) Mô hình đánh giá rủi ro và chênh lệch tín dụng quốc gia.

  • Phương pháp CAPM toàn cầu  (Global CAPM – GCAPM):

    • Cơ chế: ERP được ước tính bằng cách sử dụng chỉ số thị trường vốn toàn cầu

    • Nhược điểm: Tương quan thấp giữa thị trường phát triển và thị trường mới nổi → Hệ số beta thấp hoặc âm

  • CAPM quốc tế (International CAPM):

    • Cơ chế: Lợi nhuận trên một cổ phiếu ở các thị trường mới nổi được hồi quy theo: (1) Phần bù rủi ro của chỉ số toàn cầu; (2) Phần bù rủi ro của chỉ số ngoại tệ theo tỷ trọng tài sản.

    • Công thức:

: Lợi nhuận cổ phiếu (có thể quan sát)

: Lợi suất phi rủi ro (có thể quan sát)

: Độ nhạy cảm với chỉ số toàn cầu. Giá trị thấp hơn → Các công ty ít tương quan với công ty toàn cầu hơn

: Chỉ số thị trường vốn toàn cầu

: Chỉ số thị trường ngoại tệ

: Độ nhạy cảm với chỉ số thị trường ngoại tệ

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn