[Level II] Alternative Investments

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 3: Chứng khoán bất động sản niêm yết (Publicly Traded Real Estate Securities)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 3 môn Alternative Investments trong chương trình CFA level 2

Chứng khoán bất động sản niêm yết:

  • Cho phép nhà đầu tư tiếp cận với rủi ro đối với cổ phần và nợ của bất động sản một cách gián tiếp

  • Cho phép nhà đầu tư ở mọi quy mô có thể tiếp cận với tài sản bất động sản (BĐS), đây là loại tài sản cần rất nhiều vốn nếu đầu tư trực tiếp

1. Các loại chứng khoán bất động sản niêm yết

1.1. Real estate investment trusts (REITs)

  • Các doanh nghiệp sở hữu, cung cấp tài chính cho và phát triển các bất động sản tạo ra thu nhập

  • Đa số REITs được yêu cầu phải phân bổ 90-100% thu nhập chịu thuế cho nhà đầu tư → REITs được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp CIT

  • REITs sở hữu bất động sản có thể được gọi là REITs cổ phần (equity REITs). Các doanh nghiệp REITs cho vay với tài sản đảm bảo là các bất động sản được gọi là mortgage REITs.

1.2. Real estate operating companies (REOCs)

  • Đây là các doanh nghiệp được đánh thuế bình thường

  • Điều kiện doanh nghiệp hoạt động dưới dạng REOCs:

    • Được đặt tại các quốc gia không áp dụng chế độ REIT được ưu đãi về thuế.

    • Tham gia vào nhiều hoạt động phát triển bất động sản để bán

    • Cung cấp các dịch vụ khác

1.3. Mortgage-backed securities (MBS)

  • Là công cụ cho phép nhà đầu tư nhận dòng tiền từ danh mục cho vay thế chấp, bao gồm các khoản cho vay thế chấp tài sản thương mại (CMBS) và tài sản nhà ở (RMBS).

2. Quỹ tín thác đầu tư bất động sản - REIT

2.1. Khái niệm

Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REITs) là một loại hình công ty đầu tư dạng đóng bán cổ phần cho nhà đầu tư và đầu tư số tiền thu được vào nhiều loại hình bất động sản và thế chấp bất động sản.

Để đủ tiêu chuẩn hoạt động dưới dạng REIT, tại đa số quốc gia, REIT phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Phân bổ 90-100% lợi nhuận chịu thuế

  • Đầu tư ít nhất 75% tài sản vào bất động sản

  • Có ít nhất 75% thu nhập từ thu nhập cho thuê bất động sản hoặc lãi thế chấp

Ngoài ra, các quốc gia còn yêu cầu REIT đảm bảo các yếu tố:

  • Số nhà đầu tư tối thiểu

  • Lượng cổ phần tối đa có thể sở hữu bởi một cổ đông

  • Số lượng tài sản tối thiểu hoặc mức độ tập trung tài sản tối đa

  • Lượng thu nhập không từ tiền thuê tối đa

  • Lượng đầu tư phát triển tối đa

  • Hạn chế sử dụng đòn bẩy và một số loại nợ

2.2. Ưu điểm của REITs

  • Tính thanh khoản

  • Tính minh bạch

  • Tính đa dạng hóa danh mục

  • Danh mục tài sản chất lượng cao

  • Quản lý tài sản chuyên nghiệp và chủ động

  • Thu nhập tiềm năng ổn định

  • Lợi về thuế

2.3. Nhược điểm của REITs

  • Thiếu hụt lợi nhuận giữ lại

  • Chi phí tuân thủ luật lệ

  • Lợi ích từ đa dạng hóa giảm

  • Loại tài sản sở hữu bị hạn chế

2.4. So sánh giữa REITs và REOCs

REITS

REOCs

  • Miễn thuế, nhưng phải trả cổ tức cao (90-100%), chỉ giữ lại được tối đa 10% lợi nhuận để tái đầu tư

  • Cần đảm bảo một số điều kiện để giữ trạng thái hoạt động

  • Tiềm năng tăng trưởng hạn chế

  • Tự do sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư hoặc chi trả cổ tức, tuy nhiên cần trả thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Linh hoạt hơn dẫn tới tiềm năng tăng trưởng lớn hơn

3. Định giá chứng khoán bất động sản niêm yết bằng NAVPS

3.1. Khái quát về định giá chứng khoán bất động sản niêm yết

Để định giá cổ phẩn, ta có 3 phương thức:

  • So sánh các tỷ lệ về giá

  • Chiết khấu dòng tiền

  • Ước lượng giá trị tài sản:

    • Giá trị sổ sách trên cổ phiếu

    • Giá trị tài sản ròng trên cổ phiếu

Trong đó ta sẽ tập trung nghiên cứu về phương pháp ước lượng giá trị tài sản ròng trên cổ phiếu (NAVPS).

NAVPS bao gồm cả các cấu phần sau:

  • Đánh giá về bất kỳ dòng thu nhập phi tài sản nào

  • Giá trị của tài sản phi bất động sản, bao gồm cả tiền mặt

  • Giá trị ròng của mọi khoản nợ tiềm tàng

  • Giá trị gia tăng do quản lý REIT hoặc REOC

Nếu giá cổ phiếu giao dịch < NAVPS, cổ phiếu REIT đang bị định giá thấp. Nếu giá cổ phiếu giao dịch > NAVPS, cổ phiếu REIT đang bị định giá cao.

3.2. Hạch toán cho tài sản đầu tư

3.2.1. IFRS

Doanh nghiệp có thể sử dụng cả mô hình chi phí (cost model) và mô hình giá trị hợp lý (fair value model). Tuy nhiên doanh nghiệp cần sử dụng mô hình đã chọn cho tất cả tài sản đầu tư cho đến khi tài sản đó được thanh lý hoặc thay đổi mục đích sử dụng khiến tài sản đó không còn được coi là bất động sản đầu tư nữa

3.2.2. US GAAP

Nhiều doanh nghiệp sở hữu bất động sản tại US sử dụng mô hình chi phí:

Value of an asset = Original purchase price + Capital investment – Historical depreciation

Mô hình chi phí có thể gây sai sót trong đo lường thu nhập kinh tế và giá trị tài sản bằng cách:

  • Giảm bớt giá trị còn lại của những tài sản thường tăng giá trị do lạm phát hoặc các lý do khác.

  • Khấu hao quá mức khi công ty sử dụng khấu hao nhanh.

3.3. Tính toán NAVPS

Định nghĩa: Là chênh lệch giữa giá trị thị trường hiện tại của tài sản và nợ phải trả của một công ty bất động sản chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Value of an asset = Original purchase price + Capital investment - Historical depreciation

Nếu các định giá hiện tại không có sẵn hoặc nếu các nhà phân tích không đồng ý với các giả định hoặc phương pháp đánh giá đó, các nhà phân tích sẽ sử dụng thu nhập hoạt động ròng (NOI) để tính NAVPS.

NOI = Gross rental revenue – Estimated vacancy and collections loss – Operating expenses

Các bước tính NAVPS thông qua NOI:

  • Bước 1: Tính cash NOI:

Cash NOI trong 12 tháng tiếp theo = Giá trị NOI 12 tháng gần nhất – tiền thuê không bằng tiền mặt + điều chỉnh cho ảnh hưởng của mua bán + Tăng trưởng trong 12 tháng tiếp theo

  • Bước 2: Sử dụng NOI để có được giá trị bất động sản ước tính

  • Bước 3: Cộng các tài sản khác và trừ các nghĩa vụ nợ để xác định NAV

  • Bước 4: Xác định NAVPS

3.4. Ứng dụng NAVPS

Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp NAV để định giá REIT:

  • Cần phải hiểu NAV được tính toán như thế nào: phương pháp tính NOI từ cap rate, phương pháp tính giá trị trên mỗi đơn vị diện tích, phương pháp đánh giá được công bố trong báo cáo tài chính

  • Giá trị sử dụng trong định giá được lấy từ quan sát các giao dịch thực tế (sử dụng bởi nhà đầu tư vào REITs) hoặc từ các phân tích chi tiết và quá trình chiết khấu dòng tiền (sử dụng bởi nhà đầu tư trực tiếp vào BĐS) → Lãi suất chiết khấu sử dụng bởi người sở hữu BĐS có thể khác với lãi suất chiết khấu được sử dụng bởi nhà đầu tư vào REITs.

Giá trị premium hoặc discount so với NAV:

  • Nhà đầu tư tư nhân vào BĐS cân nhắc và định giá những tiềm năng dài hạn

  • Nhà đầu tư REITs tập trung vào tiềm năng ngắn hạn trong sự thay đổi thu nhập từ bất  động sản và giá trị tài sản

→ Điều này giải thích cho sự khác nhau giữa định giá cổ phiếu và NAV.

Tuy nhiên, NAV coi toàn doanh nghiệp như một tài sản độc lập, vì vậy không đúng với giả định về hoạt động liên tục. Trong thực tế, đội ngũ quản lý có thành tích và khả năng khác nhau, tài sản có thể được mua bán và các quyết định của thị trường vốn có thể tăng hoặc giảm đi giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư phải xem xét giá trị mà đội ngũ quản lý có thể thêm vào hoặc loại đi từ NAV hiện tại là bao nhiêu.

Trong thị trường kém thanh khoản, ước lượng về NAV có thể mang tính chủ quan. Trong thị trường ít người mua và bán, cổ phiếu sẽ được giao dịch với giá discount khá lớn so với NAV và ngược lại. Điều này phức tạp hóa quá trình ước lượng NAV một cách chính xác và đáng tin cậy nhất.

Mặc dù NAV về bản chất là một đại lượng định giá tuyệt đối nhưng trên thực tế, nó thường được sử dụng như là một công cụ định giá tương đối, mua REIT đang giao dịch ở giá premium nhỏ nhất so với NAV và bán REIT đang giao dịch ở giá discount nhỏ nhất so với NAV.

4. Định giá chứng khoán bất động sản niêm yết bằng FFO và AFFO

4.1. FFO và AFFO

4.1.1. Dòng tiền từ hoạt động (FFO)

FFO ước tính hiệu suất hoạt động liên tục.

FFO = Net income + Depreciation + Amortization – Net gains on sale of real property

Khấu hao được thêm vào vì nó không phản ánh thực tế kinh tế.

FFO được điều chỉnh cho các khoản lãi và lỗ từ việc bán các tài sản hoạt động đã khấu hao trước đây vì chúng không thể hiện thu nhập bình thường, bền vững.

4.1.2. Dòng tiền điều chỉnh từ hoạt động (AFFO)

AFFO là một cải tiến của FFO được sử dụng như một đại lượng chính xác hơn về thu nhập kinh tế hiện tại.

→ Vượt trội hơn FFO: phản ánh khả năng trả cổ tức của REIT nhiều hơn FFO.

Tuy nhiên, nó có nhiều biến thể và sai số trong ước tính hơn FFO.

AFFO = (FFO – Non-cash rent – Recurring capex)

Tiền thuê không dùng tiền mặt (“điều chỉnh tiền thuê đường thẳng”) là chênh lệch giữa tiền thuê đường thẳng (giá thuê trung bình theo hợp đồng trong thời hạn thuê - được ghi nhận là doanh thu) và tiền thuê thực tế trả bằng tiền mặt.

Vốn đầu tư định kỳ phản ánh chi phí để duy trì giá trị của tài sản.

4.2. Phương pháp giá trị tương đối để định giá cổ phiếu REIT

Đối với REIT, đại lượng giá trị tương đối thường xuyên được sử dụng nhất là P/FFO và P/AFFO. Tỷ lệ EV/EBITDA được sử dụng ít hơn. Các đại lượng này có thể được dùng để so sánh với các cổ phiếu REITs khác hoặc so sánh với giá trị của chúng trong quá khứ.

P/FFO và P/AFFO dựa trên lợi nhuận còn lại cho cổ phần, thể hiện lợi nhuận sau đòn bẩy. Các giá trị này thường thấp hơn cho các doanh nghiệp với đòn bẩy cao.

EV/EBITDA đo lường lợi nhuận trước khi tính đến đòn bẩy, cho phép việc so sánh giữa các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau.

Các yếu tố khiến các giá trị tương đối khác nhau giữa các REITs:

  • Kỳ vọng vào tăng trưởng FFO và AFFO: kỳ vọng tăng trưởng càng cao, các giá trị của tỷ lệ trên càng cao. Tăng trưởng phụ thuộc vào các yếu tố mô hình kinh doanh, địa lý, các yếu tố khác.

  • Rủi ro của bất động sản cơ sở: Biến động dòng tiền, chất lượng và tuổi đời tài sản, điều kiện thị trường, loại hình cho thuê,…

  • Cấu trúc vốn và tiếp cận vốn: Khi đòn bẩy tăng lên, hệ số định giá giảm xuống, hạn chế khả năng vay vốn và gây ra tình trạng tồn kho quá mức.

4.3. Ưu và nhược điểm của P/FFO và P/AFFO

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Các hệ số được chấp nhận rộng rãi trên thị trường toàn cầu

  • Nhà quản trị danh mục có thể so sánh với các lựa chọn khác

  • Ước lượng FFO có sẵn từ các nguồn dữ liệu thị trường

  • Có thể sử dụng cùng các yếu tố như tăng trưởng kỳ vọng hoặc đòn bẩy để thực hiện phân tích chuyên sâu

  • Có thể không bao gồm giá trị nội tại của tát cả các tài sản bất động sản

  • P/FFO không điều chỉnh cho ảnh hưởng của các chi phí đầu tư lặp lại

  • P/AFFO cần phụ thuộc vào giả thiết

  • Mức độ gia tăng của các khoản mục một lần ảnh hưởng đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

5. Tổng hợp các phương pháp định giá cổ phiếu REIT

5.1. Phương pháp NAVPS:

  • Bước 1: Tính cash NOI

  • Bước 2: Sử dụng cash NOI để xác định giá trị bất động sản

  • Bước 3: Cộng các tài sản khác và trừ các nghĩa vụ nợ để tìm NAV

  • Bước 4: Xác định NAVPS

5.2. Phương pháp P/FFO:

  • Xác định FFO trên cổ phiếu

  • Xác định giá cổ phiếu REIT dựa trên P/FFO và giá trị FFO trên cổ phiếu vừa tìm được

5.3. Phương pháp P/AFFO:

  • Xác định AFFO từ FFO và tiền thuê phi tiền mặt, chi phí đầu tư lặp lại

  • Xác định AFFO trên cổ phiếu

  • Xác định giá cổ phiếu REIT dựa trên P/AFFO và giá trị AFFO trên cổ phiếu vừa tìm được

5.4. Phương pháp chiết khấu dòng tiền:

  • Xác định dòng cổ tức nhận được trên mỗi cổ phiếu qua các năm

  • Chiết khấu các dòng cổ tức về thời điểm hiện tại

  • Tổng giá trị chiết khấu là giá trị cổ phiếu REIT

Kết luận:

  • Các phương pháp định giá khác nhau có thể đưa ra các kết quả khác nhau → Cần xem lại các giả thiết để xác định tại sao xảy ra sự khác biệt

  • Các phương pháp sử dụng bởi nhà phân tích có thể mang tính chủ quan

  • Nhà phân tích có thể lựa chọn sử dụng:

    • Một phương pháp định giá duy nhất

    • Giá trị nằm giữa trong khoảng kết quả cho ra bởi nhiều phương pháp

    • Giá trị bình quân gia quyền lấy từ các kết quả bởi nhiều phương pháp

6. Ưu nhược điểm của đầu tư chứng khoán bất động sản niêm yết so với đầu tư tư nhân

Cả đầu tư vốn cổ phần bất động sản niêm yết và tư nhân đều mang lại khả năng tiếp cận với bất động sản. Tính thanh khoản của bất động sản niêm yết sẽ khiến việc xem xét các yếu tố trong ngắn hạn trở nên dễ dàng hơn. Trong khi đó, bất động sản tư nhân giúp nhà đầu tư có nhiều lựa chọn chiến lược hơn, ví dụ như tham gia vào việc xây dựng các bất động sản thương mại, thứ thường khó tiếp cận qua các REITs.

6.1. Ưu điểm và nhược điểm của bất động sản tư nhân

Ưu điểm của bất động sản tư nhân:

  • Cơ hội đầu tư vào bất động sản;

  • Thu nhập ổn định, ít biến động;

  • Quá trình vận hành bất động sản có tác động đến thu nhập;

  • Tương quan thấp với các lớp tài sản khác;

  • Đa dạng chiến lược, ít hạn chế;

  • Tính kiểm soát của chủ sở hữu;

  • Là biện pháp bảo vệ khỏi lạm phát;

  • Mang lại thu nhập từ tính thanh khoản thấp của tài sản.

Nhược điểm của bất động sản tư nhân:

  • Thanh khoản thấp;

  • Chi phí cao;

  • Ít cơ chế để bảo vệ nhà đầu tư;

  • Một số nhà quản lý tập trung nhiều hơn vào việc thu mua tài sản, thay vì theo đuổi lợi nhuận cao;

  • Ngưỡng đầu tư tối thiểu cao, đòi hỏi vốn lớn;

  • Tính minh bạch thấp;

  • Thu nhập cao đến từ việc sử dụng đòn bẩy.

6.2. Ưu điểm và nhược điểm của bất động sản niêm yết

Ưu điểm của bất động sản niêm yết:

Theo sát nền tảng của bất động sản trong dài hạn;

  • Thanh khoản cao;

  • Cơ hội đầu tư cùng những nhà quản lý chuyên nghiệp;

  • Là biện pháp bảo vệ khỏi lạm phát;

  • Các bên tham gia đều có thể hưởng lợi;

  • Hiệu quả thuế, tránh tác động đánh thuế 2 lần;

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư;

  • Yêu cầu vốn thấp;

  • Cho phép tham gia vào đa dạng phân khúc;

  • Không có yêu cầu về khả năng của nhà đầu tư;

  • Chi phí tham gia, thanh lý thấp;

  • Trách nhiệm hữu hạn;

  • Cơ chế rõ ràng để bảo vệ nhà đầu tư;

  • Tính minh bạch cao.

Nhược điểm của bất động sản niêm yết:

  • Biến động cao tương đối so với công cụ tư nhân;

  • Tương quan cao với thị trường cổ phiếu trong ngắn hạn;

  • Cơ cấu của các REITs đặt giới hạn tới các hoạt động đầu tư;

  • Giá chứng khoán có thể không phản ánh đúng giá trị của tài sản cơ sở;

  • Cổ tức bị đánh thuế cao;

  • Cơ chế tạo ra rào cản tham gia cho các công ty vừa và nhỏ.

  • Quản lý kém hiệu quả có thể gây ảnh hưởng đến giá chứng khoán;

  • Những công ty sử dụng đòn bẩy cao có thể gặp cản trở trong quá trình vận hành.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn