[Level II] Financial Reporting and Analysis

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 3: Hoạt động đa quốc gia (Multinational operations)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 3 môn Financial Statement Analysis trong chương trình CFA level 2

1. Doanh nghiệp đa quốc gia và các loại tiền tệ liên quan đến hoạt động đa quốc gia

1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp đa quốc gia

Hiện nay, nhiều công ty tham gia vào các giao dịch xuyên quốc gia.

→ Các bên tham gia giao dịch này phải thống nhất đơn vị tiền tệ để thanh toán giao dịch.

Ngoại tệ có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của một doanh nghiệp đa quốc gia theo hai cách, trong cả hai trường hợp, đều cần áp dụng hạch toán kế toán đặc biệt:

  • Doanh nghiệp đa quốc gia có thể tham gia vào các giao dịch kinh doanh được niêm yết bằng đơn vị ngoại tệ.
  • Doanh nghiệp đa quốc gia có thể đầu tư vào các công ty con có hoạt động kinh doanh bằng đơn vị ngoại tệ.

Để chuẩn bị báo cáo tài chính tổng hợp, một công ty đa quốc gia phải chuyển đổi đơn vị ngoại tệ thành đơn vị tiền tệ mà công ty trình bày báo cáo tài chính của mình.

Nhà phân tích cần hiểu ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đối với báo cáo tài chính của một công ty đa quốc gia và cách báo cáo tài chính của một công ty phản ánh lãi hoặc lỗ được ghi nhận (realized gains or losses) hoặc lãi hoặc lỗ chưa thực hiện (unrealized gains or losses).

1.2. Các loại tiền tệ liên quan đến hoạt động đa quốc gia

Chúng ta cần định nghĩa ba loại tiền tệ liên quan đến kế toán đa quốc gia:

  • Đồng tiền báo cáo (presentation (reporting) currency): là tiền tệ mà công ty mẹ sử dụng để chuẩn bị báo cáo tài chính của mình.
  • Đồng tiền chức năng (functional currency): là tiền tệ của môi trường kinh tế chính mà một đơn vị hoạt động.
  • Đồng tiền địa phương (local currency): là tiền tệ của quốc gia được đề cập (nơi công ty con hoạt động).

Giao dịch ngoại tệ xảy ra khi công ty:

  • Xuất nhập khẩu hàng hóa có giá được niêm yết bằng đồng ngoại tệ
  • Vay hoặc cho vay một khoản được niêm yết bằng đồng ngoại tệ.

2. Các loại rủi ro và hạch toán liên quan đến giao dịch ngoại tệ

2.1. Rủi ro tỷ giá

Rủi ro giao dịch ngoại tệ liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu có thể được tóm tắt như sau:

  • Nhập khẩu: Người nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro rằng từ ngày mua đến ngày thanh toán, ngoại tệ có thể tăng giá.

→ Cần nhiều đồng tiền chức năng hơn để thanh toán nợ phải trả.

  • Xuất khẩu: Người xuất khẩu phải đối mặt với rủi ro rằng từ ngày mua đến ngày thanh toán, ngoại tệ có thể giảm giá.

→ Nhận được ít đồng tiền chức năng hơn khi được thanh toán.

Cả IFRS và US GAAP đều yêu cầu ghi nhận sự thay đổi giá trị của tài sản hoặc nợ ngoại tệ do giao dịch ngoại vào khoản mục lãi hoặc lỗ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

2.2. Hạch toán với việc thanh toán trước ngày lập bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc cơ bản: Tất cả các giao dịch được ghi nhận ở tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch diễn ra. → Do đó, rủi ro về ngoại tệ trong giao dịch chỉ xuất hiện khi ngày giao dịch và ngày thanh toán khác nhau.

2.3. Hạch toán với việc thanh toán sau ngày lập bảng cân đối kế toán

Nếu ngày lập bảng cân đối kế toán diễn ra trước khi giao dịch được thanh toán, lợi nhuận và lỗ lãi từ giao dịch ngoại tệ được ghi nhận. Số liệu trên bảng cân đối kế toán được điều chỉnh dựa trên tỷ giá hối đoái vào ngày cân đối kế toán, và lợi nhuận hoặc lỗ lãi chưa thực hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi giao dịch được thanh toán, lợi nhuận hoặc lỗ lãi bổ sung được ghi nhận nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sau ngày cân đối kế toán.

Việc thay đổi trong tỷ giá hối đoái dẫn đến việc ghi nhận lãi lỗ trong giao dịch ngoại tệ (đo lường bằng đồng tiền địa phương) phụ thuộc vào:

  • Hạng mục của rủi ro tỷ giá hối đoái (tài sản hoặc nợ)
  • Hướng thay đổi giá trị của ngoại tệ (tăng hoặc giảm)

 

Ngoại tệ

Giao dịch

Hạng mục

Tăng

Giảm

Xuất khẩu

Tài sản (Khoản phải thu)

Lãi

Lỗ

Nhập khẩu

Nợ (Khoản phải trả)

Lỗ

Lãi

2.4. Vấn đề phân tích

Vấn đề 1: Các tiêu chuẩn kế toán không cung cấp hướng dẫn về cách ghi nhận lãi và lỗ từ giao dịch ngoại tệ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Các phương pháp ghi nhận phổ biến nhất là hoặc là một thành phần của thu nhập/chi phí hoạt động khác hoặc là một thành phần của thu nhập/chi phí không hoạt động, trong một số trường hợp là một phần của chi phí tài chính ròng.

Hệ quả: Các công ty chủ động lựa chọn giữa các phương pháp, điều này có thể gây khó khăn trong việc so sánh trực tiếp giữa lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận hoạt động giữa những công ty đó.

Vấn đề 2: Các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện từ giao dịch ngoại tệ được tính vào lợi nhuận ròng khi ngày lập bảng cân đối kế toán nằm giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán.

Hệ quả: Lãi hoặc lỗ ròng cuối cùng của công ty có thể không được phản ánh chính xác mà thường biến động mạnh do khả năng thay đổi trong xu hướng và biến động của giá trị ngoại tệ.

2.5. Thuyết minh lãi và lỗ

IFRS

US GAAP

Yêu cầu thuyết minh biến đổi tỷ giá trên báo cáo kết quả kinh doanh

Yêu cầu thuyết minh khoản lãi lỗ giao dịch trong việc xác định lợi nhuận ròng trong kỳ

Không chuẩn mực nào yêu cầu thuyết minh vị trí ghi nhận lãi lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh

Thuyết minh liên quan đến tỷ giá thường có trong cả báo cáo thảo luận và phân tích của Ban quản lý (MD&A) và ghi chú báo cáo tài chính hàng năm

3. Chuyển đổi báo cáo tài chính

3.1.   Các phương pháp chuyển đổi

Có hai phương pháp được sử dụng để điều chỉnh hoặc chuyển đổi báo cáo tài chính của một chi nhánh nước ngoài sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ:

  • Chuyển đổi: chuyển đổi từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ sử dụng phương pháp tỷ giá hiện hành (current rate method (all-current method))
  • Điều chỉnh: chuyển đổi từ đồng tiền địa phương sang đồng tiền chức năng sử dụng phương pháp thời gian (temporal method)

Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào đồng tiền chức năng của công ty con đó là gì. Vì đồng tiền chức năng phụ thuộc vào ban lãnh đạo nên nó có thể không được xác định khách quan.

Theo Quy định của IASB và FASB, các yếu tố sau đây nên được xem xét để xác định đơn vị tiền tệ chức năng của một doanh nghiệp:

  • Đơn vị tiền tệ ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa và dịch vụ
  • Đơn vị tiền tệ của quốc gia mà lực lượng cạnh tranh và quy định chủ yếu xác định giá bán của hàng hóa và dịch vụ
  • Đơn vị tiền tệ ảnh hưởng chủ yếu đến lao động, nguyên vật liệu và các chi phí khác liên quan đến cung cấp hàng hóa và dịch vụ
  • Đơn vị tiền tệ mà doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn lực tài chính bên ngoài
  • Đơn vị tiền tệ mà thu nhập từ hoạt động kinh doanh thường được giữ lại

Các yếu tố bổ sung cần xem xét để xác định liệu đơn vị tiền tệ chức năng của công ty con có giống với đơn vị tiền tệ chức năng của công ty mẹ không là:

  • Xem xét liệu hoạt động của đơn vị nước ngoài có phải là mở rộng của công ty mẹ hay được thực hiện với mức độ tự chủ đáng kể
  • Xem xét liệu các giao dịch với công ty mẹ chiếm một phần lớn hay nhỏ trong các hoạt động của đơn vị nước ngoài
  • Xem xét liệu dòng tiền mà đơn vị nước ngoài tạo ra có tác động trực tiếp đến dòng tiền của công ty mẹ và có thể được chuyển về cho công ty mẹ hay không
  • Xem xét liệu dòng tiền hoạt động mà đơn vị nước ngoài tạo ra có đủ để trả nợ hiện tại và nợ dự kiến, hay liệu đơn vị nước ngoài sẽ cần nguồn vốn từ công ty mẹ để trả nợ của mình

Tóm lại, chúng ta có thể sử dụng những điểm sau để xác định phương pháp chuyển đổi phù hợp:

Đặc điểm của công ty

Một công ty con là một đơn vị tự chủ, độc lập với các hoạt động về kinh doanh, đầu tư và tài chính được quản lý phân tán từ công ty mẹ

Một công ty con được tích hợp chặt chẽ với công ty mẹ (tức là công ty mẹ đưa ra các quyết định về kinh doanh, đầu tư và tài chính)

Đồng tiền chức năng

Khác với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ

Giống với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ

Phương pháp chuyển đổi

Phương pháp tỷ giá hiện hành

Phương pháp thời gian

3.2. Phương pháp tỷ giá hiện hành

  • Tất cả các tài khoản trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường được chuyển đổi ở tỷ giá trung bình. 
  • Tất cả các tài khoản tài sản và nợ trên bảng cân đối ké toán được chuyển đổi ở tỷ giá hiện tại, ngoại trừ cổ phiếu phổ thông, được chuyển đổi ở tỷ giá lịch sử (thực tế) áp dụng khi cổ phiếu được phát hành.
  • Cổ tức được chuyển đổi với tỷ giá được áp dụng khi được công bố. Khi đó lợi nhuận giữ lại trên bảng cân đối kế toán sẽ được tính như sau:

Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ = Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ + Lợi nhuận ròng – Cổ tức

  • Khoản mục điều chỉnh chuyển đổi (translation adjustment) nằm trên bảng cân đối kế toán là phần được tính sao cho bảng cân đối sau khi chuyển đổi ở trạng thái cân bằng.

3.3. Phương pháp thời gian

  • Tài sản và nợ tiền tệ (monetary assets and liabilities) được chuyển đổi bằng tỷ giá hối đoái hiện tại. Trong đó, tài sản và nợ tiền tệ được cố định theo số lượng tiền tệ sẽ được nhận hoặc trả và bao gồm: tiền mặt, phải thu, phải trả và nợ ngắn hạn và dài hạn.
  • Tất cả các tài sản và nợ khác được coi là phi tiền tệ (nonmonetary assets and liabilities). Các tài sản phi tiền tệ phổ biến nhất bao gồm hàng tồn kho, tài sản cố định và tài sản vô hình. Một ví dụ về nợ phi tiền tệ là doanh thu chưa thực hiện (hoặc tiền trả trước).
    • Tài sản và nợ được ghi nhận ở giá trị hiện tại được chuyển đổi ở tỷ giá hiện hành.
    • Tài sản và nợ được ghi nhận ở giá trị lịch sử được chuyển đổi ở tỷ giá lịch sử.
  • Tương tự như phương pháp tỷ giá hiện hành, cổ phiếu phổ thông và cổ tức đã thanh toán được chuyển đổi ở tỷ giá lịch sử (thực tế).
  • Lợi nhuận giữ lại trên bảng cân đối kế toán là phần được tính sao cho bảng cân đối sau khi chuyển đổi ở trạng thái cân bằng
  • Chi phí liên quan đến tài sản phi tiền tệ như giá vốn, chi phí khấu hao và chi phí phân bổ được chuyển đổi dựa trên tỷ giá lịch sử hiện tại tại thời điểm mua.
  • Doanh thu và tất cả các chi phí khác được chuyển đổi ở tỷ giá trung bình.
  • Lợi nhuận ròng được tính dựa trên lợi nhuận giữ lại ở bảng cân đối kế toán theo công thức sau:

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ - Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ + Cổ tức

  • Khoản mục điều chỉnh chuyển đổi nằm trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và nó được tính là phần dôi dư ra để báo cáo kết quả kinh doanh được tính toán đúng:

Điều chỉnh chuyển đổi = Tổng doanh thu sau chuyển đổi – Tổng chi phí sau chuyển đổi – Lợi nhuận ròng

Chú ý về tỷ giá chuyển đổi giá vốn và hàng tồn kho như sau:

Phương pháp

Tỷ giá chuyển đổi hàng tồn kho

Tỷ giá chuyển đổi giá vốn

FIFO

Tỷ lệ gần đây

Tỷ giá tồn tại khi mua hàng tồn kho đã bán trong năm

LIFO

Tỷ giá trước đó

Giá vốn bình quân

Tỷ giá trung bình trong năm

4. Ảnh hưởng của chuyển đổi báo cáo tài chính

4.1.   Sử dụng phương pháp tỷ giá hiện hành:

  • Đầu tiên, chuyển đổi báo cáo kết quả kinh doanh trước:
    • Doanh thu và chi phí chuyển đổi ở tỷ giá trung bình
    • Cổ tức chuyển đổi ở tỷ giá lịch sử khi được công bố
    • Từ đó tính được lợi nhuận giữ lại trên báo cáo kết quả kinh doanh
  • Tiếp đó, chuyển đổi bảng cân đối kế toán:
    • Tài sản và nợ chuyển đổi ở tỷ giá hiện hành
    • Cổ phiếu phổ thông chuyển đổi ở tỷ giá lịch sử
    • Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ = Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ + Lợi nhuận ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh – Cổ tức
    • Tính khoản mục điều chỉnh chuyển đổi sao cho bảng cân đối được cân.

4.2.   Sử dụng phương pháp thời gian:

  • Đầu tiên, chuyển đổi bảng cân đối kế toán trước:
    • Tài sản và nợ tiền tệ được chuyển đổi bằng tỷ giá hối đoái hiện tại.
    • Tất cả các tài sản và nợ khác được coi là phi tiền tệ và được chuyển đổi ở tỷ giá lịch sử (thực tế).
    • Cổ phiếu phổ thông và cổ tức đã thanh toán được chuyển đổi ở tỷ giá lịch sử (thực tế).
    • Lợi nhuận giữ lại trên bảng cân đối kế toán là phần được tính sao cho bảng cân đối sau khi chuyển đổi ở trạng thái cân bằng
  • Tiếp đó, chuyển đổi báo cáo kết quả kinh doanh:
    • Chi phí liên quan đến tài sản phi tiền tệ như giá vốn, chi phí khấu hao và chi phí phân bổ được chuyển đổi dựa trên tỷ giá lịch sử hiện tại tại thời điểm mua.
    • Doanh thu và tất cả các chi phí khác được chuyển đổi ở tỷ giá trung bình.
    • Lợi nhuận ròng được tính dựa trên lợi nhuận giữ lại ở bảng cân đối kế toán theo công thức sau: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ - Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ + Cổ tức
    • Tính khoản mục điều chỉnh chuyển đổi sao cho báo cáo kết quả kinh doanh được tính toán đúng: Điều chỉnh chuyển đổi = Tổng doanh thu sau chuyển đổi – Tổng chi phí sau chuyển đổi – Lợi nhuận ròng

5. Ảnh hưởng của phương pháp chuyển đổi đến báo cáo và các tỉ lệ tài chính


Đầu tiên, xem xét ảnh hưởng của phương pháp tỷ giá hiện hành đối với các tỷ lệ thuần túy của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

 

Tỷ lệ thuần túy của bảng cân đối kế toán

Tỷ lệ thuần túy của báo cáo kết quả kinh doanh

 

Định nghĩa

Tất cả thành phần của tỷ lệ đều thuộc bảng cân đối kế toán

Tất cả thành phần của tỷ lệ đều thuộc báo cáo kết quả kinh doanh

 

Ví dụ

Tỷ lệ thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Chi phí lãi vay

Ảnh hưởng của phương pháp tỷ giá hiện hành

Nhắc lại: Toàn bộ tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu (xét tổng thể) đều được chuyển đổi qua tỷ giá hiện tại tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán

Tỷ lệ không bị ảnh hưởng

Nhắc lại: Toàn bộ doanh thu và chi phí đều được chuyển đổi qua tỷ giá trung bình

Tỷ lệ không bị ảnh hưởng

Thứ hai, xem xét ảnh hưởng của phương pháp tỷ giá hiện hành đối với các tỷ lệ kết hợp giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh:

 

Tỷ lệ kết hợp giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh

Định nghĩa

Các thành phần của tỷ lệ từ cả bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh

Ví dụ

Tỷ lệ vòng quay tài sản cố định = Doanh thu / Tài sản cố định

Ảnh hưởng của phương pháp tỷ giá hiện hành

  • Không thể đưa ra bất kỳ nhận định nào về các tỷ lệ cụ thể sau khi chuyển đổi trừ khi tất cả các tỷ lệ kết hợp được giả định đều được tính toán bằng cách sử dụng các con số trên bảng cân đối kế toán cuối kỳ.
  • Với khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh ở tử số và khoản mục trên bảng cân đối kế toán ở mẫu số, các tỷ lệ kết hợp sau khi chuyển đổi sẽ lớn hơn so với tỷ lệ ban đầu nếu ngoại tệ giảm giá, và ngược lại.

Thứ ba, so sánh kết quả sử dụng phương pháp thời gian và phương pháp tỷ giá hiện hành:

Quy trình cơ bản để phân tích ảnh hưởng của lựa chọn phương pháp kế toán đối với tỷ lệ tài chính như sau:

  • Xác định xem đồng ngoại tệ tăng giá hay giảm giá
  • Xác định tỷ giá nào (tỷ giá lịch sử, tỷ giá hiện tại, tỷ giá trung bình) được sử dụng để chuyển đổi tử số ở cả 2 phương pháp và so sánh
  • Xác định tỷ giá nào (tỷ giá lịch sử, tỷ giá hiện tại, tỷ giá trung bình) được sử dụng để chuyển đổi mẫu số ở cả 2 phương pháp và so sánh
  • Xác định xem tỷ lệ tăng, giảm hay không đổi dựa trên hướng thay đổi của tử số và mẫu số

6. Ảnh hưởng của tỷ giá đến bảng cân đối kế toán

6.1. Trạng thái của bảng cân đối kế toán

Các tài sản và nợ được chuyển đổi sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ bởi:

  • Tỷ giá hối đoái hiện tại → xuất hiện điều chỉnh chuyển đổi (translation adjustment):
    • Tài sản được chuyển đổi > Nợ được chuyển đổi → Trạng thái tài sản ròng trên bảng cân đối
    • Tài sản được chuyển đổi < Nợ được chuyển đổi → Trạng thái nợ ròng trên bảng cân đổi
  • Tỷ giá hối đoái lịch sử → không xuất hiện điều chỉnh chuyển đổi.

Dấu (dương hoặc âm) của điều chỉnh chuyển đổi trong kỳ là một hàm số của hai yếu tố:

  • Bản chất của trạng thái trên bảng cân đối kế toán (tài sản ròng hoặc nợ ròng)
  • Xu hướng thay đổi của tỷ giá (tăng hoặc giảm)

 

Trạng thái bảng cân đối

Ngoại tệ (Đồng tiền địa phương)

Mạnh lên

Yếu đi

Tài sản ròng

Lãi

Lỗ

Nợ ròng

Lỗ

Lãi

Sau giai đoạn hoạt động ban đầu, cần điều chỉnh chuyển đổi tích lũy (cumulative translation adjustment) để giữ cho bảng cân đối đã chuyển đổi được cân bằng. Điều chỉnh chuyển đổi tích lũy sẽ là tổng của các điều chỉnh chuyển đổi phát sinh qua các giai đoạn kế tiếp của chu kỳ kế toán.

Trước khi tính toán lãi hoặc lỗ phát sinh từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái, cần hiểu rõ về trạng thái của công ty mẹ theo hai phương pháp khác nhau:

  • Theo phương pháp tỷ giá hiện hành, tất cả tài sản và nợ đều được chuyển đổi qua tỷ giá hiện tại → Trạng thái = Tài sản ròng / Nợ ròng.
  • Theo phương pháp thời gian, tài sản và nghĩa vụ phi tiền tệ được chuyển đổi ở tỷ giá lịch sử → Trạng thái = Tài sản tiền tệ ròng / Nợ tiền tệ ròng.

 

Trạng thái bảng cân đối

Ngoại tệ (Đồng tiền địa phương)

Mạnh lên

Yếu đi

Phương pháp tỷ giá hiện hành

Tài sản ròng

Lãi

Lỗ

Nợ ròng

Lỗ

Lãi

Phương pháp thời gian

Tài sản tiền tệ ròng

Lãi

Lỗ

Nợ tiền tệ ròng

Lỗ

Lãi

7. Ảnh hưởng của siêu lạm phát đến chuyển đổi báo cáo tài chính

Thế nào là môi trường siêu lạm phát?

  • US GAAP: Khi lạm phát tích lũy vượt quá 100% trong 1 giai đoạn 3 năm
  • IFRS: Không có định nghĩa cụ thể, tuy nhiên lạm phát vượt quá 100% trong 1 giai đoạn 3 năm là một dấu hiệu nhận biết

Trong môi trường siêu lạm phát, đồng tiền địa phương sẽ bị giảm giá nhanh chóng so với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ do sự suy giảm sức mua.

IFRS và US GAAP khác biệt đáng kể trong cách tiếp cận việc chuyển đổi báo cáo tài chính của các đơn vị kinh doanh nước ngoài hoạt động trong nền kinh tế siêu lạm phát:

  • US GAAP: Đồng tiền chức năng được coi như là đồng tiền báo cáo của công ty mẹ  Sử dụng phương pháp thời gian.
  • IFRS: Báo cáo tài chính của đơn vị kinh doanh nước ngoài được điều chỉnh cho lạm phát sau đó được chuyển đổi theo phương pháp tỷ giá hiện hành.

Hãy chú ý đến sự tương đồng giữa việc điều chỉnh báo cáo tài chính cho lạm phát và việc chuyển đổi báo cáo tài chính bằng cách sử dụng phương pháp thời gian:

Phương pháp thời gian

Điều chỉnh cho lạm phát

Tài sản và nợ tiền tệ chịu rủi ro thay đổi tỷ giá

Tài sản và nợ tiền tệ chịu rủi ro lạm phát

Một khoản lãi tỷ giá được ghi nhận nếu một chi nhánh có trạng thái nợ tiền tệ ròng trong một môi trường giảm giá

Một khoản lãi từ sức mua được ghi nhận khi một trạng thái nợ tiền tệ ròng được điều chỉnh cho ảnh hưởng của lạm phát

Lãi hoặc lỗ từ việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh

Lãi hoặc lỗ từ sức mua bởi lạm phát được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh

8. Tỷ lệ thuế hiệu quả của công ty đa quốc gia

Các tập đoàn đa quốc gia phải tuân theo luật thuế ở nhiều quốc gia có các luật và thuế khác nhau.

Hiệu quả của khoản giảm trừ thuế: Ví dụ, tại Hoa Kỳ, luật thuế cho phép khấu trừ các khoản thuế nước ngoài do các công ty Hoa Kỳ nộp.

Chỉ khi tỷ lệ thuế doanh nghiệp tại Hoa Kỳ > tỷ lệ thuế nước ngoài

→ Công ty đa quốc gia phải nộp thuế trên thu nhập nước ngoài.

Các tiêu chuẩn kế toán yêu cầu các công ty công bố thông tin hài hòa giữa:

  • Tỷ lệ thuế hiệu quả: Chi phí thuế / Lợi nhuận trước thuế
  • Tỷ lệ thuế theo luật: do cơ quan thuế của quốc gia sở tại quy định

Việc công bố này có thể được các nhà phân tích sử dụng để dự đoán chi phí thuế trong tương lai.

Sự thay đổi trong tỷ lệ thuế hiệu quả do hoạt động ở nước ngoài có thể là do:

  • Thay đổi trong sự kết hợp của lợi nhuận từ các quốc gia khác nhau (với tỷ lệ thuế biến đổi)
  • Thay đổi trong tỷ lệ thuế áp dụng

9. Doanh số bán hàng và các nhân tố ảnh hưởng

Báo cáo tài chính cho các công ty đa quốc gia báo cáo doanh số bán hàng được niêm yết bằng đơn vị tiền tệ báo cáo, mặc dù thực tế các giao dịch bán hàng có thể xảy ra trong nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau.

→ Sự thay đổi trong giá trị tiền tệ ảnh hưởng đến giá trị của doanh số bán hàng được chuyển đổi.

Có 2 thành phần ảnh hưởng tới tăng trưởng doanh số:

  • Tăng sản lượng hoặc giá bán: đây là dạng tăng trưởng bền vững
  • Sự tăng giá của đồng ngoại tệ nơi mà việc bán hàng diễn ra

Các công ty thường bao gồm thông tin về tác động của tỷ giá hối đoái đối với tăng trưởng doanh số bán hàng trong phần Thảo luận và Phân tích của Ban quản lý.

Thông tin này có thể được các nhà phân tích sử dụng để cải thiện độ chính xác của dự báo về doanh số bán hàng trong tương lai.

10. Rủi ro đến từ tỷ giá hối đoái

Định nghĩa: Rủi ro tỷ giá hối đoái phản ánh tác động của sự thay đổi giá trị ngoại tệ đối với tài sản và nợ của một doanh nghiệp cũng như đối với doanh số bán hàng trong tương lai.

Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái:

  • Thông tin được thuyết minh trong phần Thảo luận và Phân tích của Ban quản lý có thể bao gồm tác động của sự thay đổi tỷ giá đối với lợi nhuận, giúp các nhà phân tích ước lượng tác động tiềm năng của sự thay đổi tỷ giá đối với lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Nếu thông tin này không được cung cấp, các nhà phân tích có thể tiến hành phân tích độ nhạy để cải thiện dự báo của họ và hiểu rõ về các rủi ro mà doanh nghiệp đối mặt.
  • Các nhà phân tích cũng nên thu thập thông tin về bất kỳ công cụ phòng ngừa rủi ro nào mà doanh nghiệp đã sử dụng để quản lý rủi ro tỷ giá của mình.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn