[Level II] Economics

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 3: Điều tiết nền kinh tế (Economics of regulation)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 3 môn Economics trong chương trình CFA level 2

1.   Vai trò của sự điều tiết nền kinh tế

Nều kinh tế cần phải được điều tiết khi bản thân thị trường không thể tự đưa ra phương án hiệu quả (hay còn gọi là hiệu quả Pareto - trạng thái phân bổ nguồn lực mà từ đó không thể phân bổ lại để làm cho bất kỳ tiêu chí cá nhân hoặc sở thích nào trở nên tốt hơn mà không làm cho ít nhất một tiêu chí cá nhân hoặc sở thích trở nên tồi tệ hơn) cho tất cả mọi vấn đề. Sự điều tiết, hay can thiệp vào nền kinh tế trở nên cần thiết khi tồn tại các vấn đề: Thông tin bất cân xứng, ngoại ứng, độc quyền (weak competition), và cuối cùng, can thiệp để thực hiện một số mục tiêu liên quan đến xã hội và cộng đồng nói chung.

Vấn đề của nền kinh tế thị trường

Khái niệm – đặc điểm

Ví dụ

Hệ quả

Điều tiết của chính phủ

Thông tin bất cân xứng

Hiện tượng này xảy ra khi thông tin không được công bố hay không có sẵn một cách công bằng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, dẫn đến việc một hoặc một số chủ thể nắm giữ một số thông tin mà các chủ thể còn lại không sở hữu.

Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, bản thân ngân hàng sẽ không thể nào nắm được toàn bộ các thông tin cũng như động cơ của người vay tiền; vì vậy, có nhiều trường hợp người vay tiền dùng tiền vay được để tham gia các hoạt động nhiều rủi ro, dẫn đến ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được nợ.

Sự lựa chọn đối nghịch: Ví dụ, ngân hàng thường đưa ra quyết định cho vay cho những đối tượng mang nhiều rủi ro.

Rủi ro đạo đức: Sau khi mua bảo hiểm tài sản, người mua bảo hiểm thường không có ý thức bảo vệ tài sản của mình.

Dùng pháp luật, cung cấp hàng hóa công cộng, tài trợ cho tổ chức cung cấp thông tin.

Ngoại ứng

Là khái niệm dùng để chỉ những là khái niệm dùng để chỉ những ảnh hưởng, lợi ích, chi phí xảy ra nhưng không được các tác nhân kinh tế tham gia thị trường tính đến.

Khi thị trường than (một hệ thống kinh tế) hoạt động, nó có thể gây ra tình trạng ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không đưa chi phí ô nhiễm (những tổn thất do ô nhiễm gây ra) vào giá bán.

Vì những chủ thể này không trực tiếp phải gánh chịu những tổn thất do mình gây ra, nên họ có xu hướng khiến cho ngoại ứng trầm trọng hơn (gây ô nhiễm nhiều hơn) hoặc không có động cơ kiểm soát ngoại ứng.

Đánh thuế, áp dụng hạn mức gây ngoại ứng.

Độc quyền

Độc quyền là hiện tượng thị trường thiếu tính cạnh tranh, chỉ có một vài hoặc rất ít người bán thống trị toàn bộ thị trường, tại đây người mua không có quyền lực đặt giá và thặng dư hoàn toàn thuộc về người sản xuất.

Ở Việt Nam có thị trường điện và thị trường mạng di động là thị trường độc quyền.

Quyền lựa chọn của người tiêu dùng bị giới hạn, giá cả cao hơn và không có động lực thúc đẩy sự phát triển.

Dùng luật chống độc quyền, điều tiết giá cả và lợi nhuận, nhà nước trực tiếp cung cấp sản phẩm độc quyền, mở cửa thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thực hiện một số mục tiêu liên quan đến xã hội và cộng đồng nói chung

Việc này được thực hiện thông qua cung ứng hàng hóa công cộng, tức là những hàng hóa không có tính cạnh tranh (cùng một thời điểm mọi người có thể tiêu dùng chung) và không có tính loại trừ (việc người này sử dụng hàng hóa không loại trừ khả năng tiêu dùng của những người khác).

Đường cao tốc, đèn đường, cảnh sát giữ trật tự, …

Có sự hiện diện của “kẻ ăn không” (một số thành viên trong cộng đồng không đóng góp tương xứng cho những chi phí của việc họ tiêu thụ tài nguyên chung); dẫn đến việc thị trường tư nhân khó hay không thể cung cấp hàng hóa công cộng một cách hiệu quả.

Nhà nước đứng ra cung cấp hàng hóa công cộng, hoặc đưa ra các quy định để hỗ trợ khu vực tư nhân trong cung ứng hàng hóa công cộng.

2. Mục tiêu quản lý của chính phủ đối với sự cạnh tranh

Trên thị trường quốc tế, mục tiêu điều tiết của chính phủ có thể là hạn chế sự cạnh tranh từ các quốc gia khác. Ở thị trường nội địa, chính phủ có thể tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước.

Những hoạt động doanh nghiệp gây giảm tính cạnh tranh:

  • Mua bán và sáp nhập
  • Thương lượng giá
  • Trao đổi thông tin
  • Hành động phản cạnh tranh của các doanh nghiệp ưu thế

→ Giải pháp: ngăn chặn M&A, thoái vốn của các phân khúc cụ thể, phạt tiền, yêu cầu các công ty thay đổi hoạt động kinh doanh.

3. Các hình thức quản lý và chủ thể quản lý (regulations and regulators)

2.1.      Hình thức quản lý

Có 03 hình thức quản lý:

  • Văn bản pháp luật (statutes): luật được đưa ra bởi các tổ chức lập pháp.
  • Quy định hành chính (administrative regulations): các quy định được chính phủ hoặc các tổ chức dưới quyền quản lý của chính phủ đưa ra.
  • Judicial law (luật tư pháp): phán quyết do toàn án đưa ra.

2.2.     Chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý được chia ra làm 2 loại: Được chính phủ phê duyệt và Được tự nguyện tạo nên bởi một ngành.

Cơ quan được chính phủ phê duyệt bao gồm:

  • Legislative bodies: Cơ quan lập pháp, đưa ra văn bản pháp luật
  • Government agencies: Cơ quan chính phủ
  • Independent regulators: Là những tổ chức được chính phủ cấp quyền để đưa ra và thi hành các quy định. Những tổ chức này không phụ thuộc và nguồn tài trợ chính phủ, tự do trong việc đưa ra quyết định.
  • Courts: Tòa án, thực hiện luật tư pháp

Cơ quan tự tạo (tư nhân) bao gồm:

  • Self – regulatory bodies (SRBs): là những tổ chức tư nhân có chức năng vừa đại diện vừa quản lý các thành viên của họ. Thành viên của các SRBs phải tuân theo quy định do SRBs đó đưa ra.
  • SROs (Self – regulating organisations): là các tổ chức được công nhận và được cấp quyền thi hành luật bởi chính phủ. RSOs thường tự gây quỹ để duy trì hoạt động (self-funded) và độc lập về mặt chính trị.

4. Sự phụ thuộc lẫn nhau về quy định

4.1. Lý thuyết lạm quyền điều tiết (Regulatory capture theory)

Lý thuyết lạm quyền điều tiết: Các quy định thường nảy sinh nhằm tăng cường và hoạt động vì lợi ích của đối tượng được quản lý.

Có những người thuộc nhóm quản lý và đã có thời gian làm việc hoặc mong muốn làm việc trong ngành, những người này sẽ chuyển qua làm tại cách doanh nghiệp trong ngành. Có những người thuộc doanh nghiệp trong ngành, sở hữu những kiến thức và kinh nghiệm muốn chuyển lên nhóm cơ quan quản lý. Sự tương tác này sẽ làm gia tăng thêm hiện tượng lạm quyền điều tiết.

4.2. Cạnh tranh pháp lý (Regulatory competition) và Chênh lệch pháp lý (Regulatory arbitrage)

Cạnh tranh về mặt pháp lý: Các cơ quan quản lý có thể cạnh tranh để cung cấp một môi trường pháp lý được thiết kế nhằm thu hút các thực thể nhất định.

Lạm dụng chênh lệch pháp lý: Các công ty chọn quốc gia có quy định dễ dàng/ít nghiêm ngặt nhất để kinh doanh.

Những quốc gia có những cơ quan quản lý khác nhau, dẫn đến việc mỗi bộ phận sẽ có những góc nhìn khác nhau trong việc xử lý cùng một vấn đề, gây ra hiện tượng cạnh tranh pháp lý giữa các quốc gia và lạm dụng chênh lệch pháp lý của doanh nghiệp. Từ đó các chính phủ nhận ra tầm quan trọng của việc hợp tác và điều phối quy định đối với một số vấn đề nhất định.

5. Công cụ điều tiết

Cơ chế giá (Price mechanism) Thuế (taxes) Tạo ra các động lực cận biên phù hợp và phân bổ nguồn lực hiệu quả. 
Trợ cấp (subsidies)
Nghĩa vụ và hạn chế Nghĩa vụ theo quy định Những điều đối tượng bị quản lý phải thực hiện
Hạn chế  Những điều đối tượng bị quản lý không được thực hiện
Cung cấp các mặt hàng công Cung cấp hàng hóa phục vụ đại chúng Phụ thuộc vào mức độ ưu tiên và mục tiêu chính trị của chính phủ
Tài trợ công cho các dự án tư nhân Tài trợ một số hoạt động mà chính phủ muốn thúc đẩy

6. Lợi ích và chi phí của điều tiết kinh tế

Chi phí tuân thủ (Regulatory burden): Chi phí khi tuân thủ quy định đối với đơn vị bị quản lý, đôi khi được xem là chi phí tuân thủ tư nhân hoặc gánh nặng của chính phủ.

Chi phí tuân thủ tư nhân - Lợi ích tuân thủ tư nhân = Chi phí tuân thủ ròng

Từ góc nhìn của cơ quan quản lý, ta có chi phí quản lý bằng:

Chi phí quản lý = Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp + Chi phí chưa dự tính

Trong đó:

  • Chi phí trực tiếp là chi phí thực hiện những quy định đề ra
  • Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến việc thay đổi các quyết định kinh tế, hành vi và phân bổ thị trường
  • Chi phí gián tiếp + Chi phí chưa dự tính = Chi phí ngoài ý muốn

Chi phí và lợi ích pháp lý rất khó đánh giá trên cơ sở tương lai so với cơ sở hồi cứu. Phân tích sau thực tế (hồi cứu) cho phép so sánh các hạng mục được quan tâm trước và sau khi quy định được ban hành. Một nghiên cứu thí điểm (pilot study) có thể được thực hiện để phân tích tác động tiềm tàng của một quy định được đề xuất.

Đánh giá tác động của điều tiết kinh tế lên một doanh nghiệp bao gồm:

  • Xem xét khả năng xảy ra thay đổi về quy định
  • Xem xét ảnh hưởng của thay đổi quy định đối với 1 ngành nghề: doanh thu, chi phí, rủi ro,...

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn