[Level II] Equity Valuation

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 3: Định giá dòng tiền thuần (Free Cash Flow Valuation)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 3 môn Equity Valuation trong chương trình CFA level 2

1. Các mô hình định giá dòng tiền thuần

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (Free Cash Flow to the Firm – FCFF) là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh thuộc về các nhà đầu tư, bao gồm cả chủ nợ và chủ sở hữu sau khi trừ đi những khoản đầu tư cần thiết.

FCFF = Dòng tiền từ HDDKD + Điều chỉnh lãi suất - Chi phí vốn

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp thể hiện dòng tiền từ các hoạt động có sẵn để phân phối sau khi vốn lưu động và chi phí đầu tư được hạch toán và thanh toán.

FCFF về cơ bản là thước đo lợi nhuận của công ty sau khi tính đến tất cả các chi phí và nhu cầu tái đầu tư. Đây là một trong những chuẩn đối sánh được sử dụng để so sánh và phân tích sức khỏe tài chính của một công ty

Dòng tiền thuần của chủ sở hữu (Free Cash Flow to the Equity – FCFE) là dòng tiền trong kì thuộc sở hữu của các cổ đông mà các cổ đông sau khi đã tính đến chi tiêu vốn cho đầu tư tài sản và thanh toán nợ gốc.

FCFF = Dòng tiền từ HĐKD - Chi phí vốn + Các khoản đi vay - Các khoản trả nợ

Sau khi đã có được dòng tiền tiền thuần, ta sẽ tiến hành định giá giá trị doanh nghiệp sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow method) như đã giới thiệu ở chương trình CFA level 1. Lưu ý, tỉ suất chiết khấu sử dụng để định giá FCFF là WACC còn đối với FCFE là tỉ suất yêu cầu của vốn chủ sở hữu.

2. Các loại thu nhập/chi phí không thực tiền (non-cash charges - NCC), các khoản đầu tư vào tài sản vốn, vốn lưu động.

Các loại thu nhập/chi phí không thực tiền (NCC) là khái niệm thường xuất hiện trong các công thức tính dòng tiền thuần. NCC bao gồm các khoản thu nhập và chi phí không thực tiền của doanh nghiệp:

  • Chi phí không thực tiền là các loại chi phí làm giảm lợi nhuận thuần của doanh nghiệp, nhưng thực tế không có dòng tiền ra. Các loại chi phí không thực tiền sẽ được cộng ngược lại khi tính toán dòng tiền thuần. Ví dụ về các chi phí không thực tiền bao gồm khấu hao, hao mòn, lỗ thanh lý TSCĐ, chi phí tái cấu trúc, chiết khấu trái phiếu, nghĩa vụ thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ được hoàn nhập …
  • Thu nhập không thực tiền bao gồm các loại thu nhập nhưng không tạo ra dòng tiền trực tiếp. Thu nhập không thực tiền phải bị trừ đi khi tính toán dòng tiền thuần. Ví dụ về các loại thu nhập không thực tiền bao gồm lãi thanh lý TSCĐ, hoàn nhập chi phí, phân bổ thặng dư trái phiếu, tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
  • Nếu thu nhập không thực tiền > chi phí không thực tiền, phần chênh lệch sẽ bị trừ khỏi thu nhập thuần khi tính toán dòng tiền thuần, và ngược lại

Các khoản đầu tư vào tài sản vốn (FCInv) là các dòng tiền chi ra nhằm mục đích mua tài sản cố định, thương hiệu, bản quyền, sau khi đã trừ đi tiền thu được từ thanh lý tài sản cố định. Các khoản đầu tư vào tài sản vốn bị trừ khỏi thu nhập thuần khi xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp.

Các khoản đầu tư vào vốn lưu động (WCInv) là sự chênh lệch vốn lưu động giữa các thời điểm. WCInv được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn (current assets) - nợ ngắn hạn (current liabilities), ngoại trừ tiền, tín phiếu và vay dài hạn đến hạn trả (do đây là các khoản tài trợ vốn)

3. Tính toán FCFF và FCFE

FCFF và FCFE có thể được tính toán bắt đầu từ

  • Thu nhập ròng

  • Dòng tiền từ hoạt động

  • EBIT

  • EBITDA

Một số công thức tính FCFF, FCFE từ dữ liệu tài chính :

  • FCFF = NI + NCC + Int × (1 − tax rate) − FCInv − WCInv

  • FCFF = EBIT × (1 − tax rate) + Dep − FCInv − WCInv

  • FCFF = EBITDA × (1 − tax rate) + (Dep × tax rate) − FCInv − WCInv

  • FCFF = CFO + Int × (1 − tax rate) − FCInv

  • FCFE = FCFF − Int × (1 − tax rate) + net borrowing

  • FCFE = NI + NCC − FCInv − WCInv + net borrowing

  • FCFE = CFO − FCInv + net borrowing

4. Dự phóng FCFF và FCFE

Có 2 phương pháp dự phóng dòng tiền thuần là (1) dự phóng toàn bộ dòng tiền thuần dựa trên tỷ suất tăng trưởng và (2) dự phóng từng phần của dòng tiền thuần. Trong đó phương pháp thứ 2 sẽ có độ tin cậy cao hơn.

Phương pháp để dự phóng từng phần của dòng tiền thuần:

EBIT có thể được dự phóng dựa trên (1) doanh thu và (2) biên lợi nhuận dựa trên phân tích dữ liệu quá khứ và chiến lược trong tương lai của công ty.

Các khoản đầu tư vào tài sản vốn và đầu tư vào vốn lưu động sẽ liên quan trực tiếp tới tăng trưởng doanh thu.

5. Các mô hình định giá dựa trên dòng tiền thuần cho một/nhiều giai đoạn

  • Mô hình định giá dòng tiền thuần một giai đoạn

Mô hình dòng tiền tự do một giai đoạn rất hữu ích cho các công ty ổn định trong các ngành trưởng thành. Các mô hình giả định dòng tiền tự do tăng trưởng với tốc độ không đổi, g, mãi mãi và tốc độ tăng trưởng đó nhỏ hơn lợi nhuận yêu cầu (WACC cho các mô hình FCFF và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu yêu cầu cho các mô hình FCFE).

  • Mô hình định giá dòng tiền thuần 2 giai đoạn:

Các giả định cho mô hình dòng tiền tự do hai và ba giai đoạn là những giả về quy luật tăng trưởng dự kiến của dòng tiền tự do.  

Sử dụng mô hình hai giai đoạn cho công ty có hai giai đoạn tăng trưởng: giai đoạn tăng trưởng siêu tốc ngắn hạn và giai đoạn tăng trưởng ổn định dài hạn.

Sử dụng mô hình ba giai đoạn cho công ty kỳ vọng sẽ có ba giai đoạn tăng trưởng riêng biệt (ví dụ: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn chuyển tiếp).

  • Mô hình định giá dòng tiền thuần 3 giai đoạn:

Là phiên bản mở rộng của mô hình định giá dòng tiền 2 giai đoạn, trong đó trong ngắn hạn và dài hạn (giai đoạn 1 và 3), dòng tiền thuần sẽ tăng trưởng với tỷ lệ ổn định và đi ngang hoặc giảm dần ở giai đoạn 2.

6. Giá trị cuối cùng (terminal value)

Có 2 cách tính giá trị cuối cùng:

Cách 1: Sử dụng mô hình định giá dòng tiền thuần một giai đoạn, với giả định trong dài hạn dòng tiền sẽ tăng trưởng ở mức ổn định và giá trị cuối cùng có thể xác định được.

Cách 2: Sử dụng các số nhân định giá, chẳng hạn:

Giá trị cuối cùng ở năm thứ n = Justified trailing P/E x Lợi nhuận dự kiến trong năm n

Giá trị cuối cùng ở năm thứ n = Justifield leading P/E x Lợi nhuận dự kiến trong năm n

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn