[Level II] Financial Reporting and Analysis

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 5: Đánh giá chất lượng của báo cáo tài chính (Evaluating quality of financial reports)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 5 môn Financial Statement Analysis trong chương trình CFA level 2

1. Chất lượng báo cáo tài chính (Quality of Financial Reports)

1.1. Khung khái niệm

Chất lượng của báo cáo tài chính của doanh nghiệp được đánh giá qua hai tiêu chí liên quan chặt chẽ: Chất lượng báo cáo và chất lượng thu nhập.
  • Chất lượng báo cáo (Reporting quality): Đánh giá độ chính xác của thông tin được thể hiện trên báo cáo tài chính.
  • Chất lượng thu nhập (Earnings quality): Đánh giá thu nhập và lượng tiền mà công ty tạo ra từ hoạt động kinh tế của mình.
Trong quá trình đánh giá chất lượng của báo cáo tài chính, nhà phân tích cần trả lời được 2 câu hỏi:
  • Báo cáo tài chính có tuân thủ chuẩn mực kế toán, và có giá trị trong việc ra quyết định hay không?
  • Thu nhập của công ty có chất lượng cao không? Mức thu nhập đó có đủ nhiều và đủ bền vững hay không?
Các mức độ trong thang chất lượng báo cáo tài chính, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp:
  • Tuân thủ chuẩn mực, có giá trị hỗ trợ ra quyết định, doanh thu dồi dào, bền vững;
  • Tuân thủ chuẩn mực, có giá trị hỗ trợ ra quyết định, nhưng doanh thu thấp hoặc không bền vững;
  • Vẫn nằm trong chuẩn mực nhưng các lựa chọn báo cáo có thiên lệch
  • Vẫn nằm trong chuẩn mực, nhưng có thao túng thu nhập, có thể là thao túng thật hoặc thao túng dựa trên các quy tắc kế toán;
  • Không tuân thủ chuẩn mực;
  • Có các giao dịch ảo.

1.2. Các vấn đề tiềm tàng ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính


Các vấn đề của báo cáo tài chính có thể khiến nhà phân tích không có được góc nhìn chính xác về vị thế tài chính của công ty, từ đó những thông tin thể hiện trên báo cáo không có giá trị ra quyết định. Hai vấn đề chính của báo cáo tài chính gồm có:
  • Số lượng và thời gian ghi nhận của các khoản mục
  • Phân loại giữa các tài khoản
Với những vấn đề trên, có 2 khả năng:
  • Báo cáo tuân thủ chuẩn mực kế toán: Báo cáo tài chính có khác biệt với thực tế doanh nghiệp.
  • Báo cáo không tuân thủ chuẩn mực kế toán: Người lập báo cáo có thể có những hoạt động báo cáo gian dối.

1.2.1. Số lượng và thời gian ghi nhận các khoản mục

Dù các lựa chọn trong ghi nhận ban đầu chỉ tập trung vào một khoản mục, chúng vẫn có tác động lên cả báo cáo tài chính.

1.2.2. Phân loại các khoản mục

Vấn đề phân loại khoản mục phát sinh khi một khoản mục được phân loại trên báo cáo tài chính.

1.3. Kế toán thiên lệch và các dấu hiệu cảnh báo

Kế toán thiên lệch là những lựa chọn kế toán tạo ra kết quả không phản ánh đúng thực tế.

1.3.1. Dấu hiệu cảnh báo của kế toán thiên lệch – thu nhập

Cách thức:

  • Ghi nhận doanh thu quá tích cực
  • Người cho thuê tài sản phân loại tài sản đó vào cho thuê tài chính
  • Phân loại thu nhập không từ hoạt động kinh doanh thành thu nhập từ hoạt động kinh doanh, trong khi phân loại chi phí hoạt động thành chi phí khác.
Dấu hiệu phát hiện:
  • Doanh thu tăng trưởng nhanh hơn so với đối thủ
  • Khoản phải thu tăng trưởng nhanh hơn so với doanh thu
  • Tỉ lệ quay lại của khách hàng cao

1.3.2. Dấu hiệu cảnh báo của kế toán thiên lệch – Tài sản/Nợ phải trả

Cách thức:

  • Lựa chọn mô hình đánh giá tài sản/nợ không phù hợp
  • Phân loại lại các khoản ngắn hạn thành các khoản dài hạn
  • Đánh giá quá thấp – quá cao với các khoản dự phòng
  • Đánh giá thấp tài sản thực, đánh giá cao lợi thế thương mại trong các thương vụ mua bán sáp nhập
Dấu hiệu phát hiện:
  • Mô hình đánh giá tài sản và nợ không thống nhất với nhau
  • Tài sản ngắn hạn bị phân loại thành tài sản dài hạn
  • Lợi thế thương mại chiếm phần đáng kể trong tổng tài sản
  • Sử dụng các công ty với mục đích đặc biệt.

1.3.3. Dấu hiệu cảnh báo của kế toán thiên lệch – Dòng tiền

Cách thức:

  • Can thiệp vào các hoạt động có ảnh hưởng đến dòng tiền kinh doanh (ví dụ: Phóng đại các khoản phải trả)
  • Phân loại dòng tiền đầu tư thành dòng tiền hoạt động
Dấu hiệu phát hiện:
  • Tăng nhanh các khoản phải trả, đồng thời giảm hàng tồn kho và khoản phải thu
  • Vốn hóa (capitalized) chi phí để ghi nhận dòng tiền đầu tư
  • Tăng các khoản thấu chi ở ngân hàng.

1.4. Các vấn đề phát sinh từ mua bán sáp nhập và sai khác với thực trạng kinh tế

1.4.1. Vấn đề của mua bán sáp nhập

Những công ty với khả năng tạo dòng tiền yếu kém có động lực tham gia mua bán sáp nhập để hợp nhất dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) của công ty mục tiêu vào báo cáo của công ty mình.

Mua bán sáp nhập là động lực để thực hiện gian lận báo cáo tài chính, khi cả 2 bên tham gia mua bán sáp nhập đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình.

  • Gian lận báo cáo là động lực để thực hiện mua bán sáp nhập, do việc mua bán sáp nhập thường làm báo cáo tài chính phức tạp hơn, giảm khả năng phát hiện gian lận của nhà phân tích.
  • Sáp nhập tạo cơ hội cho các lựa chọn kế toán gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong tương lai.

1.4.2. Sai khác với thực trạng kinh tế

a. Một số khoản mục có thể gây ảnh hưởng đến thực trạng kinh tế

Khoản mục

Yếu tố cần xem xét

Thay đổi phương pháp ước tính các khoản mục

Liệu ước tính theo phương pháp trước đố có phù hợp hơn không

Đột ngột tăng các khoản dự trữ, dự phòng

Phương pháp trích lập trước đó có thể đã phóng đại thu nhập, thay vì phản ánh đúng thực trạng kinh tế

Xuất hiện các khoản lỗ dồn tích lớn

Thu nhập từ các kì kinh doanh trước có thể bị phóng đại do chưa hạch toán lỗ

b. Chi phí tái cấu trúc, chi phí đánh giá lại

Khi đánh giá những khoản phí tái cấu trúc, phí đánh giá lại hoặc cả hai, nhà phân tích nên cân nhắc liệu:

  • Những sự kiện tương tự có diễn ra đủ thường xuyên để được cân nhắc là thu nhập bền vững. → Nhà phân tích nên đưa những khoản mục đó vào thu nhập thường xuyên trong đánh giá và dự phóng
  • Chúng nên được phân loại vào những khoản mục một lần, không ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai. → Nhà phân tích nên bỏ qua những khoản mục như vậy
1.4.3. Các khoản mục thu nhập khác (OCI)
  • Với những khoản mục thu nhập khác (OCI), nhà phân tích cần cân nhắc liệu chúng có nên được đánh giá thành những khoản thu nhập thường xuyên hay không.
  • Nếu nhà phân tích đánh giá khoản thu nhập có thể được coi như thu nhập thường xuyên, họ nên thêm khoản đó vào dự phóng thu nhập của doanh nghiệp.
  • Nếu nhà phân tích cho rằng khoản thu nhập đó chỉ phát sinh một lần, những khoản mục đó cần được loại trừ để “bình thường hóa” thu nhập. 

2. Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính

2.1. Trước khi đánh giá


Nhà phân tích cần trả lời các câu hỏi sau để làm rõ bối cảnh và mục tiêu phân tích:
  • Mục đích của việc phân tích là gì?
  • Mức độ chi tiết cần thiết để đạt được mục đích phân tích là gì?
  • Có những dữ liệu nào có thể hỗ trợ cho việc phân tích?
  • Những nhân tố hoặc mối quan hệ nào có thể gây ảnh hưởng đến việc phân tích?
  • Giới hạn của việc phân tích là gì? Những giới hạn này ảnh hưởng thế nào đến kết quả phân tích?

2.2. Các bước phân tích chất lượng báo cáo tài chính

Tìm hiểu về công ty và ngành

  1. Tìm hiểu về ban lãnh đạo
  2. Nhận diện các khoản mục có thể bị ảnh hưởng do các giả định chủ quan
  3. Thực hiện so sánh chéo và so sánh giữa các thời điểm khác nhau của báo cáo tài chính và các tỉ lệ quan trọng
  4. Kiểm tra các dấu hiệu cảnh báo
  5. Đánh giá những khoản mục đặc thù, nếu công ty hoạt động đa ngành
  6. Sử dụng công cụ định lượng hợp lý để đánh giá khả năng gian lận báo cáo tài chính

2.3. Các công cụ định lượng dự báo gian lận báo cáo tài chính

2.3.1. Mô hình Beneish

Mô hình Beneish đánh giá khả năng báo cáo tài chính của một công ty có khả năng gian lận hay không bằng chỉ số M-Score.

M-score = -4.84 + 0.920 (DSR) + 0.528 (GMI) + 0.404 (AQI) + 0.892 (SGI) + 0.115 (DEPI) - 0.172 (SGAI) + 4.679 (Accruals) - 0.327 (LEVI)

  • Days Sales Receivable Index: Thay đổi trong mối quan hệ giữa khoản phải thu và doanh thu có thể cho thấy sự ghi nhận doanh thu chưa chính xác.
  • Gross Margin Index: Sự suy giảm về biên lợi nhuận có thể báo hiệu doanh nghiệp đang thao túc thu nhập.
  • Asset Quality Index: Thay đổi trong phần trăm tài sản ngoài PEE và tài sản ngắn hạn có thể báo hiệu sự vốn hóa chi phí vượt mức.
  • Sales Growth Index: Xem xét sự tăng trưởng liên tục và nhu cầu vốn từ tăng trưởng thực tế có thể báo hiệu các doanh nghiệp có thao túng doanh thu và thu nhập.
  • Depreciation Index: Tỷ lệ khấu hao giảm có thể cho thấy mức khấu hao thấp được sử dụng như một phương tiện để thao túng thu nhập.
  • Accruals: Các khoản dồn tích cao hơn có thể cho thấy sự thao túng thu nhập.
  • Leverage Index: Việc tăng đòn bẩy có thể báo hiệu các công ty thao túng thu nhập.

M-score có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0, độ lệch chuẩn bằng 1.

-1.78 (tương ứng với 3,8%) là giá trị ngưỡng: nếu M-score > -1.78, công ty có khả năng cao đã thực hiện gian lận báo cáo.
2.3.2. Các công cụ định lượng khác
Các công cụ định lượng khác sử dụng một số biến điển hình như:

  • Chất lượng của các khoản dồn tích
  • Thuế thu nhập hoãn lại
  • Thay đổi đơn vị kiểm toán
  • Công ty đại chúng hoặc tư nhân
  • Giá trị thị trường so với giá trị sổ sách
  • Mức độ tăng trưởng của biến tài chính và phi tài chính
  • Chi phí lương thưởng
  • Khả năng điều hành doanh nghiệp
2.3.3. Giới hạn của các mô hình định lượng
  • Do dữ liệu đầu vào của mô hình được lấy từ báo cáo tài chính, nếu các thông tin thể hiện trên báo cáo tài chính không chính xác thì sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả của mô hình.
  • Những người lập báo cáo cũng biết đến khả năng phát hiện gian lận của các mô hình, từ đó có thể chủ động điều chỉnh để làm giảm sức mạnh dự báo của các mô hình.

→ Các nhà phân tích cần sử dụng các công cụ định tính bên cạnh các công cụ định lượng.

→ Cần tiếp tục tìm kiếm các công cụ định lượng mạnh mẽ hơn, đồng thời cải tiến các mô hình cũ.

2.4. Các nhân tố quyết định chất lượng thu nhập

2.4.1. Doanh thu định kì

Thu nhập chất lượng cao có 2 yếu tố:

  • Bền vững (Sustainable): Doanh thu chất lượng cao sẽ có khả năng tiếp diễn trong tương lai
  • Đầy đủ (Adequate): Doanh thu chất lượng cao cần có khả năng đáp ứng được chi phí vốn của doanh nghiệp.

2.4.2. Tính bền vững của lợi nhuận

Để đánh giá tính bền vững của lợi nhuận công ty, chúng ta sử dụng mô hình hồi quy

Với β1 là hệ số tương quan giữa thu nhập của 2 kì liên tiếp. Hệ số tương quan này càng cao, thu nhập càng bền vững.

2.4.3. Cấu phần dồn tích của doanh thu

Trong mô hình này, β1 được chứng minh là cao hơn β2, ám chỉ rằng dòng tiền là cấu phần ổn định hơn của thu nhập. Có 2 dạng dồn tích:

  • Dồn tích thường: Là các khoản dồn tích phát sinh từ các giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Là một biến trong mô hình hồi quy
  • Dồn tích bất thường: Là các khoản dồn tích phát sinh từ lựa chọn kế toán, thường với mục đích thao túng báo cáo. Được hồi quy vào phần dư.
2.4.4. Các dấu hiệu bên ngoài nhận biết chất lượng báo cáo tài chính thấp
  • Công ty thường xuyên chỉ đáp ứng vừa đủ kỳ vọng của thị trường;
  • Công ty bị cảnh báo, kiểm soát bởi các thực thể hành pháp.
  • được chứng minh là cao hơn β2, ám chỉ rằng dòng tiền là cấu phần ổn định hơn của thu nhập. Có 2 dạng dồn tích:
  • Dồn tích thường: Là các khoản dồn tích phát sinh từ các giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Là một biến trong mô hình hồi quy
  • Dồn tích bất thường: Là các khoản dồn tích phát sinh từ lựa chọn kế toán, thường với mục đích thao túng báo cáo. Được hồi quy vào phần dư.
2.4.5. Các dấu hiệu bên ngoài nhận biết chất lượng báo cáo tài chính thấp
  • Công ty thường xuyên chỉ đáp ứng vừa đủ kỳ vọng của thị trường;
  • Công ty bị cảnh báo, kiểm soát bởi các thực thể hành pháp.

2.5. Đánh giá chất lượng thu nhập của doanh nghiệp

2.5.1. Vấn đề ghi nhận doạnh thu

Doanh thu là yếu tố lớn nhất và quan trọng nhất trong báo cáo thu nhập của công ty. Tuy nhiên, doanh thu thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan. Chính vì thế, nhà phân tích nên tỉnh táo và đề phòng khi phân tích doanh thu.

Một vài góc độ của doanh thu mà nhà phân tích cần cân nhắc:

  • Tăng trưởng của doanh thu, và tăng trưởng đó đến từ hoạt động kinh doanh chính hay từ mua bán sáp nhập;
  • Doanh thu được tạo ra như thế nào.

→ Nhà phân tích nên tập trung vào góc độ chất lượng, không phải số lượng, của doanh thu.

2.5.2. Đánh giá chất lượng của doanh thu

1 – Hiểu những vấn đề cơ bản của doanh thu

2 – Đánh giá và đặt câu hỏi về các khoản phải thu khó đòi

3 – Đánh giá tỉ lệ doanh thu tiền và doanh thu dồn tích

4 – So sánh dữ liệu tài chính và dữ liệu hữu hình được cung cấp bởi công ty

5 – Đánh giá xu hướng doanh thu, so sánh với đối thủ cùng ngành

6 – Kiểm tra các giao dịch với các bên liên quan

2.5.3. Đánh giá chất lượng của ghi nhận chi phí

1 – Hiểu những vấn đề cơ bản của chi phí

2 – Xu hướng và so sánh với đối thủ

3 – Kiểm tra các giao dịch với các bên liên quan

3. Đánh giá chất lượng dòng tiền và chất lượng bảng cân đối kế toán

3.1. Các chỉ báo về chất lượng dòng tiền

Trong các cấu phần của dòng tiền, Dòng tiền từ Hoạt động Kinh doanh (OCF) là quan trọng nhất. Khi đánh giá về chất lượng dòng tiền, cần tập trung vào OCF.

Tương tự với chất lượng thu nhập, khi dòng tiền có chất lượng cao:

  • Công ty có chất lượng báo cáo tốt
  • Thực trạng hoạt động của công ty đang tốt.

Các đặc điểm của dòng tiền chất lượng cao

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương;
  • OCF đến từ các hoạt động bền vững
  • OCF đủ để chi trả chi phí vốn, cổ tức, trả nợ vay
  • OCF biến động thấp (so với các đối thủ cùng ngành)

Nhìn chung, báo cáo lưu chuyển tiền tệ khó bị thao túng hơn. Tuy nhiên, nhà quản lý vẫn có thể can thiệp vào báo cáo dòng tiền qua những quyết định mang tính chiến lược

3.2. Chất lượng bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

3.2.1. Sự hoàn chỉnh

Sự hoàn chỉnh trong bảng cân đối nói đến những thông tin tài chính cần thiết để người đọc có được những thông tin chính xác cần được thể hiện đầy đủ trên báo cáo. Những thông tin ngoại bảng sẽ gây ảnh hưởng đến sự đầy đủ trong bảng cân đối kế toán của công ty.

3.2.2. Đo lường không thiên lệch

Những giả định chủ quan có thể gây ảnh hưởng đến tính chính xác của bảng cân đối

3.2.3. Trình bày thông tin rõ ràng

Dù các chuẩn mực kế toán đã có yêu cầu về cách các khoản mục được báo cáo, các công ty vẫn có quyền lựa chọn việc sẽ trình bày một khoản mục như thế nào. Sự lựa chọn của các công ty có thể dẫn đến các thông tin được thể hiện không rõ ràng.

3.3. Các nguồn thông tin về rủi ro

Báo cáo tài chính: có các thông tin liên quan đến đòn bẩy sử dụng, thu nhập, dòng tiền;

  • Báo cáo của kiểm toán viên: công ty bị bắt buộc thay đổi kiểm toán viên, công ty kiếm toán có quy mô nhỏ hơn nhiều so với công ty được kiếm toán hoặc kiểm toán thiếu tính độc lập là những dấu hiệu mà nhà phân tích cần chú ý tới.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính: Công ty được yêu cầu phải thể hiện những rủi ro cần thiết trong thuyết minh.
  • MD&A: Trình bày những rủi ro đặc thù từ hoạt động kinh doanh của công ty
  • SEC Form ‘NT’: Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ yêu cầu các công ty không gửi báo cáo tài chính đúng hạn, phải nộp biên bản ‘NT’
  • Báo chí: Các báo tài chính thường là những nguồn thông tin đầu tiên về một sự vụ kế toán bất thường tại một công ty.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn