[Level II] Financial Reporting and Analysis

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Module 6: Tích hợp các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính (Integration of financial statement analysis techniques)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 6 môn Financial Statement Analysis trong chương trình CFA level 2

1. Khung phân tích

Khung phân tích báo cáo tài chính bao gồm các bước sau:

1. Làm rõ mục đích và bối cảnh phân tích

2. Thu thập dữ liệu đầu vào

3. Xử lý dữ liệu

4. Phân tích dữ liệu và diễn giải

5. Kết luận và đưa ra khuyến nghị

6. Theo dõi và cập nhật

Thông tin đầu vào và đầu ra của mỗi bước bao gồm:

Giai đoạn

Đầu vào

Đầu ra

1. Đưa ra mục tiêu phân tích

  • Góc nhìn của nhà phân tích

  • Nhu cầu của khách hàng

  • Hướng dẫn, thể chế phân tích

  • Tuyên bố mục đích

  • Những câu hỏi cụ thể cần được giải đáp

  • Bản chất và nội dung của báo cáo cuối cùng

  • Thời gian biểu và ngân sách nguồn lực

2. Thu thập dữ liệu

  • Báo cáo tài chính

  • Thông tin trao đổi với ban quản trị, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh

Báo cáo tài chính có tổ chức

3. Xử lý dữ liệu

Dữ liệu từ bước 2

  • Báo cáo tài chính có điều chỉnh

  • Báo cáo theo tỷ trọng (common-size)

  • Tỷ lệ tài chính

  • Dự phóng

4. Phân tích dữ liệu

Dữ liệu từ bước 2 và 3

Kết quả

5. Kết luận

  • Kết quả từ bước phân tích

  • Hướng dẫn công bố báo cáo

  • Báo cáo giái đáp được những vấn đề từ bước 1

  • Khuyến nghị

6. Theo dõi và cập nhật

Cập nhật thông tin định kỳ

Phân tích và khuyến nghị đã được cập nhật

Áp dụng khung phân tích trên vào case study, ta có:

Các bước trong khung phân tích

Ứng dụng vào case study

Bước 1: Đưa ra mục tiêu của phân tích

  • Xác định các nhân tố đóng góp vào sự thành công về mặt tài chính của doanh nghiệp và tính bền vững của chúng

  • Xác định và hiểu những rủi ro có thể ảnh hưởng tới tính bền vững của lợi nhuận

Bước 2: Thu thập dữ liệu đầu vào

Báo cáo tài chính có thể được thu thập trên các trang web

Bước 3: Xử lý dữ liệu

Nguồn thu nhập và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Cấu trúc tài sản

Cấu trúc vốn

Quyết định phân bổ vốn

Phân tích chất lượng thu nhập và dòng tiền

Phân tách giá trị thị trường

Dự đoán những thay đổi về tiêu chuẩn kế toán

Bước 4: Phân tích và diễn giải dữ liệu

Bước 5: Kết luận và khuyến nghị

Thông qua những phân tích trên, nhà phân tích đã thu thập đủ dữ kiện để giải đáp những vấn đề được đưa ra ban đầu và đi tới khuyến nghị đầu tư

Bước 6: Cập nhật

Nhà phân tích kết luận và đưa ra khuyến nghị về cổ phiếu

2. Nguồn và hiệu suất kiếm tiền

Trước khi đi vào phân tích lợi nhuận doanh nghiệp, ta cần làm rõ xem lợi nhuận đó được tạo ra từ quy trình hoạt động bên trong doanh nghiệp hay từ bên ngoài (đầu tư). Nếu lợi nhuận thu được bao gồm cả phần được tạo ra từ công ty bên ngoài được đầu tư, ta cần loại bỏ ra khỏi báo cáo tài chính.

Nguồn thu nhập và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có thể được phân tách sử dụng phân tích DuPont.

= Tax burden × Interest burden × EBIT margin × Total asset turnover × Financial leverage

  • Gánh nặng thuế (Tax burden ratio) đo phần trăm lợi nhuận trước thuế mà doanh nghiệp được nắm giữ. Tỷ lệ cao hơn cho thấy doanh nghiệp có thể giữ lại nhiều lợi nhuận trước thuế hơn.
  • Gánh nặng lãi vay (Interest burden ratio) đo ảnh hưởng của chi phí lãi vay lên ROE. Chi phí lãi vay càng cao thì ROE càng giảm. Khi chi phí lãi vay tăng, lợi nhuận trước thuế sẽ giảm, tỷ lệ gánh nặng lãi vay sẽ giảm và ROE cũng giảm.
  • Biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT margin) phản ánh ảnh hưởng của khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh trên ROE.
  • Tỷ số vòng quay tài sản (Asset turnover ratio) là chỉ báo về hiệu quả chung của doanh nghiệp, trong khi tỷ lệ đòn bẩy (Leverage ratio) đo tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu.

Khi có sự biến động trong biên lợi nhuận, cần làm rõ nguyên nhân thông qua các hoạt động trong doanh nghiệp, có chi phí nào bất thường hay không.

3. Cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn (Asset base and capital structure)

3.1. Cấu trúc tài sản

Tùy vào loại hình doanh nghiệp, sẽ có những cấu trúc tài sản khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất sẽ bao gồm nhiều tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và máy móc nhà xưởng, …

3.2. Cấu trúc vốn

Xem xét về tỷ lệ vốn ngắn hạn và vốn dài hạn của doanh nghiệp, từ đó đưa ra mức độ rủi ro trong cấu trúc vốn. Đặc biệt, với vốn lưu động, ta có thể quan sát được sự thay đổi trong các chỉ số như DSO, DOH, DPO và CCC. Cấu trúc vốn cũng sẽ quyết định những kế hoạch và quá trình vận hành trong tương lai có được hỗ trợ một cách đầy đủ về mặt tài chính hay không.

4. Phân tích quyết định phân bổ vốn

Một doanh nghiệp có thể gồm nhiều bộ phận hoặc nhánh sản phẩm khác nhau. Nhà phân tích cần xem xét liệu nguồn vốn có đang được ưu tiên phân bổ vào đó hay không, dựa vào tỷ lệ CAPEX% / Total assets%.

  • Nếu tỷ lệ > 1: Phân khúc này đang được nhận nguồn phân bổ vốn để phát triển → So sánh với biên lợi nhuận (EBIT margin) để biết được doanh nghiệp đang đầu tư vào phân khúc đem lại lợi nhuận cao nhất hay không.

  • Nếu tỷ lệ < 1: Phân khúc này được phân bổ một tỷ lệ phần trăm chi phí vốn cho một phân khúc nhỏ hơn so với tỷ lệ tổng tài sản của nó. Nếu xu hướng này tiếp tục, phân khúc sẽ đại diện cho một tỷ trọng ít nhiều đáng kể của công ty theo thời gian.

Các đại lượng đo lường dồn tích như EBIT có thể không phải là một chỉ báo tốt về khả năng tạo ra dòng tiền của đơn vị. Nhà phân tích muốn đánh giá các quyết định phân bổ vốn theo từng phân khúc dựa trên dòng tiền do mỗi phân khúc tạo ra. Vì dữ liệu về dòng tiền theo phân khúc không được báo cáo, nhà phân tích có thể ước lượng thông qua công thức:

Dòng tiền ước lượng = EBIT + Khấu hao

5. Chất lượng thu nhập và phân tích dòng tiền

Chất lượng thu nhập đề cập đến sự ổn định và bền vững trong thu nhập của một công ty. Thu nhập gần với dòng tiền hoạt động hơn sẽ được coi là có chất lượng cao hơn.

Phân tích thu nhập: Thu nhập phải tuân theo các sự kiện kế toán dồn tích đòi hỏi nhiều phán đoán và ước tính. Tỷ lệ dồn tích được đo lường dựa trên tài sản hoạt động ròng (NOA) theo hai cách tiếp cận:

  • Phương pháp bảng cân đối kế toán:

  • Phương pháp báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Mặc dù cả hai tỷ lệ dồn tích đều tương đương nhau về mặt khái niệm (cả hai đều đo lường mức độ dồn tích trong thu nhập của công ty), kết quả của chúng có thể khác nhau do việc mua lại và thoái vốn, lãi và lỗ tỷ giá hối đoái và cách xử lý không nhất quán đối với các khoản mục cụ thể trên bảng cân đối kế toán và trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Phân tích dòng tiền: Để so sánh hai thước đo này, cần phải loại bỏ tiền mặt trả lãi và thuế khỏi dòng tiền hoạt động bằng cách cộng chúng lại. Con số điều chỉnh này là tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh (Cash generated from operations - CGO).

CGO = CFO + Cash paid for Interest expense and Tax expense

Hoặc

CGO = EBIT + Non-cash charges – Increase in working capital

Diễn giải: Nếu dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh thấp hơn đáng kể hoặc liên tục so với lợi nhuận hoạt động thì ta sẽ có lý do để nghi ngờ về chất lượng của lợi nhuận hoạt động.

Lưu ý: Các công ty tuân theo IFRS có thể lựa chọn báo cáo tiền mặt trả lãi dưới dạng dòng tiền hoạt động (CFO) hoặc dòng tiền tài chính (CFF).

→ Nếu một công ty báo cáo tiền trả lãi lãi dưới dạng dòng tiền tài chính thì không cần thiết phải điều chỉnh lãi suất.

6. Phân tách giá trị thị trường

Khi công ty mẹ có quyền sở hữu trong một công ty liên kết (công ty con hoặc công ty liên kết), ta nên xác định giá trị độc lập của công ty mẹ, nghĩa là giá trị ngụ ý của công ty mẹ mà không tính đến giá trị của công ty liên kết. Từ đó ta có thể kết luận giá trị tương đối của doanh nghiệp và nhận định của thị trường về doanh nghiệp.

7. Dự báo các thay đổi trong tiêu chuẩn kế toán

Trong suốt quá trình phân tích, ta phải luôn lưu ý đến sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán khi thực hiện điều chỉnh và so sánh.

Kết luận: Từ những phân tích trên, nhà phân tích có thể đưa ra những lập luận và căn cứ để đi tới kết luận đầu tư.

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn