[Pre-CFA Level II] Economics

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 11: Tăng trưởng kinh tế và quyết định đầu tư

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 11 trong chương trình CFA level 2

1.   Điều kiện tiên quyết cho sự phát triển

Có 6 điều kiện tiên quyết sau đây:

  • Tiết kiệm và đầu tư: Để nền kinh tế phát triển, đầu tư tư nhân và đầu tư khu vực công cần phải cung cấp đủ số lượng vốn tính trên mỗi đơn vị công nhân.
  • Thị trường tài chính và trung gian tài chính thúc đẩy sự phát triển bằng cách phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế một cách hiệu quả.
  • Ổn định chính trị, pháp luật và quyền sở hữu tài sản: các quốc gia chưa phát triển hệ thống pháp chế chặt chẽ và đầy đủ về quyền sở hữu tài sản và sở hữu trí tuệ sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tương tự, những bất ổn liên quan đến chiến tranh, tham nhũng, … cũng khiến cho một quốc gia sở nên rủi ro đối với các nhà đầu tư, điều này ngăn chặn cơ hội phát triển.
  • Đầu tư vào nguồn lực con người: việc đầu tư vào kỹ năng, trí tuệ, thể chất, tinh thần của người lao động cũng là một yếu tố bổ sung tích cực cho sự tăng trưởng của nguồn vốn.
  • Thuế và hệ thống pháp lý cần mang tính chất hỗ trợ và tránh đặt thêm gánh nặng cho cho sự phát triển của nền kinh tế.
  • Tự do thương mại và dòng vốn lưu chuyển tự do: Tự do thương mại sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế bằng việc tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, nhờ đó tăng tính hiệu quả và giảm chi phí. Dòng vốn lưu chuyển tự do giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn vốn trong nước và từ đó tạo thúc đẩy sự phát triển.

2.   Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và tăng trưởng kinh tế

2.1.      Hàm tổng sản lượng Cobb-Douglas

Trên thực tế, nền kinh tế được cấu thành từ rất nhiều yếu tố đầu vào khá phức tạp. Để đơn giản hóa, chúng ta sẽ chỉ xét đến hàm sản lượng sản xuất với hai yếu tố (lao động và vốn). Trong đó, tổng sản lượng (Y) sẽ là hàm được biểu diễn qua lao động (L) và vốn (K), tại một mức độ phát triển công nghệ cho trước (T).

Trong đó,

: tỷ trọng của vốn trong tổng chi phí

1 - : tỷ trọng của lao động trong tổng chi phí

T: năng suất nhân tố tổng hợp (total factor productivity – TFP), chỉ mức độ phát triển về mặc công nghệ của một quốc gia. 

  • Khi quy mô của nền kinh tế tăng lên a lần, tức là cùng lúc, tăng quy mô vốn (K) và lao động (L) lên a lần, thì tổng sản lượng (GDP) của nền kinh tế cũng tăng lên a lần.

Hay nói cách khác, tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng so với quy mô là không đổi (constant returns to scale).

2.2.      Hàm năng suất lao động

Chia hai vế của hàm sản lượng Cobb-Douglas cho yếu tố lao động L, ta có hàm năng suất lao động:

Giả định tỷ trọng các yếu tố đầu vào và yếu tố lao động không đổi, có thể tăng năng suất lao động bằng cách (1) phát triển công nghệ (tăng TFP) hoặc (2) tăng K/L – hàm lượng vốn trên mỗi lao động (capital deepening).

  • Tuy nhiên, vì α < 0, khi tăng hàm lượng vốn trên mỗi đơn vị lao động lên a lần, thì tổng năng suất của nền kinh tế chỉ tăng lên lần.

Vì vậy, tăng vốn sẽ có hiệu quả giảm dần trong việc tăng năng suất. Hệ số α (tỷ trọng của vốn trong tổng chi phí) càng thấp, thì hiệu quả của việc tăng vốn càng thấp. Các quốc gia phát triển thường có tỷ lệ vốn trên lao động cao hơn và thấp hơn so với các quốc gia đang phát triển, vì vậy các quốc gia này thường được lợi ít hơn từ việc tăng hàm lượng vốn trên lao động.

  • Ở tình trạng cân bằng của nền kinh tế, năng suất vốn cận biên (marginal product of capital, MPK = αY/K) bằng chi phí vốn cận biên (r).

2.3.      Đường cong năng suất

Đường cong năng suất thể hiện tác động của việc tăng hàm lượng vốn trên mỗi đơn vị lao động lên năng suất đến năng suất lao động của nền kinh tế. Sự thay đổi hàm lượng vốn là sự dịch chuyển dọc đường cong năng suất. Độ cong của đường cong năng suất biểu thị quy luật năng suất vốn cận biên giảm dần.

                                                       Hình 4: Đường cong năng suất

  • Trên cùng một đường cong năng suất, hay nói cách khác, cùng một mức độ phát triển công nghệ:
  • MPK > r: Nền kinh tế tăng cường đầu tư vào vốn để tăng sản lượng.

Tại đường M0, khi tỷ lệ vốn/lao động tăng từ   lên , thì năng suất tăng từ   lên thành .

  • MPK = r: Sản lượng không còn tăng nhờ việc tăng năng suất, và tại đây năng suất của nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn trì trệ.
  • Tuy nhiên, khi có tiến bộ về mặt công nghệ:

Đường M0 dịch chuyển lên trên thành đường cong năng suất mới M1, tại đây năng suất tăng ở mọi quy mô vốn/lao động. Lúc này hai yếu tố vốn và lao động sẽ có thể tạo nên mức sản lượng cao hơn. Nếu khoản đầu tư vào vốn tạo nên tiến bộ về mặt công nghệ, thì lúc này năng suất của hàm lượng vốn và lao động có sẵn trong nền kinh tế sẽ được cải thiện.

Vì vậy, dù năng suất vốn cận biên giảm dần, tiến bộ về mặt công nghệ sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế liên tục phát triển. Tiến bộ về công nghệ sẽ giúp đường cong năng suất dịch chuyển lên trên và dẫn đến năng suất của nền kinh tế tăng lên tại mọi mức độ hàm lượng vốn trên mỗi đơn vị lao động.

Tăng trưởng kinh tế = tăng trưởng tạo ra từ tiến bộ công nghệ + tăng trưởng từ việc tăng hàm lượng vốn trên mỗi đơn vị lao động


→ Vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ được tạo ra từ: (1) tiến bộ công nghệ và (2) tăng hàm lượng vốn trên mỗi đơn vị lao động.

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx