[Pre-CFA Level II] Economics

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 12: Điều tiết nền kinh tế (Economics of regulation)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 12 trong chương trình CFA level 2

1.   Vai trò của sự điều tiết nền kinh tế

Nều kinh tế cần phải được điều tiết khi bản thân thị trường không thể tự đưa ra phương án hiệu quả (hay còn gọi là hiệu quả Pareto - trạng thái phân bổ nguồn lực mà từ đó không thể phân bổ lại để làm cho bất kỳ tiêu chí cá nhân hoặc sở thích nào trở nên tốt hơn mà không làm cho ít nhất một tiêu chí cá nhân hoặc sở thích trở nên tồi tệ hơn) cho tất cả mọi vấn đề. Sự điều tiết, hay can thiệp vào nền kinh tế trở nên cần thiết khi tồn tại các vấn đề: Thông tin bất cân xứng, ngoại ứng, độc quyền (weak competition), và cuối cùng, can thiệp để thực hiện một số mục tiêu liên quan đến xã hội và cộng đồng nói chung.

Vấn đề của nền kinh tế thị trường

Khái niệm – đặc điểm

Ví dụ

Hệ quả

Điều tiết của chính phủ

Thông tin bất cân xứng

Hiện tượng này xảy ra khi thông tin không được công bố hay không có sẵn một cách công bằng giữa các chủ thể trong nền kinh tế, dẫn đến việc một hoặc một số chủ thể nắm giữ một số thông tin mà các chủ thể còn lại không sở hữu.

Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, bản thân ngân hàng sẽ không thể nào nắm được toàn bộ các thông tin cũng như động cơ của người vay tiền; vì vậy, có nhiều trường hợp người vay tiền dùng tiền vay được để tham gia các hoạt động nhiều rủi ro, dẫn đến ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được nợ.

Sự lựa chọn đối nghịch: Ví dụ, ngân hàng thường đưa ra quyết định cho vay cho những đối tượng mang nhiều rủi ro.

Rủi ro đạo đức: Sau khi mua bảo hiểm tài sản, người mua bảo hiểm thường không có ý thức bảo vệ tài sản của mình.

Dùng pháp luật, cung cấp hàng hóa công cộng, tài trợ cho tổ chức cung cấp thông tin.

Ngoại ứng

Là khái niệm dùng để chỉ những là khái niệm dùng để chỉ những ảnh hưởng, lợi ích, chi phí xảy ra nhưng không được các tác nhân kinh tế tham gia thị trường tính đến.

Khi thị trường than (một hệ thống kinh tế) hoạt động, nó có thể gây ra tình trạng ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không đưa chi phí ô nhiễm (những tổn thất do ô nhiễm gây ra) vào giá bán.

Vì những chủ thể này không trực tiếp phải gánh chịu những tổn thất do mình gây ra, nên họ có xu hướng khiến cho ngoại ứng trầm trọng hơn (gây ô nhiễm nhiều hơn) hoặc không có động cơ kiểm soát ngoại ứng.

Đánh thuế, áp dụng hạn mức gây ngoại ứng.

Độc quyền

Độc quyền là hiện tượng thị trường thiếu tính cạnh tranh, chỉ có một vài hoặc rất ít người bán thống trị toàn bộ thị trường, tại đây người mua không có quyền lực đặt giá và thặng dư hoàn toàn thuộc về người sản xuất.

Ở Việt Nam có thị trường điện và thị trường mạng di động là thị trường độc quyền.

Quyền lựa chọn của người tiêu dùng bị giới hạn, giá cả cao hơn và không có động lực thúc đẩy sự phát triển.

Dùng luật chống độc quyền, điều tiết giá cả và lợi nhuận, nhà nước trực tiếp cung cấp sản phẩm độc quyền, mở cửa thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thực hiện một số mục tiêu liên quan đến xã hội và cộng đồng nói chung

Việc này được thực hiện thông qua cung ứng hàng hóa công cộng, tức là những hàng hóa không có tính cạnh tranh (cùng một thời điểm mọi người có thể tiêu dùng chung) và không có tính loại trừ (việc người này sử dụng hàng hóa không loại trừ khả năng tiêu dùng của những người khác).

Đường cao tốc, đèn đường, cảnh sát giữ trật tự, …

Có sự hiện diện của “kẻ ăn không” (một số thành viên trong cộng đồng không đóng góp tương xứng cho những chi phí của việc họ tiêu thụ tài nguyên chung); dẫn đến việc thị trường tư nhân khó hay không thể cung cấp hàng hóa công cộng một cách hiệu quả.

Nhà nước đứng ra cung cấp hàng hóa công cộng, hoặc đưa ra các quy định để hỗ trợ khu vực tư nhân trong cung ứng hàng hóa công cộng.

2.   Các hình thức quản lý và chủ thể quản lý (regulations and regulators)

2.1.      Hình thức quản lý

Có 03 hình thức quản lý:

  • Văn bản pháp luật (statutes): luật được đưa ra bởi các tổ chức lập pháp.
  • Quy định hành chính (administrative regulations): các quy định được chính phủ hoặc các tổ chức dưới quyền quản lý của chính phủ đưa ra.
  • Judicial law (luật tư pháp): phán quyết do toàn án đưa ra.

2.2.     Chủ thể quản lý

  • Government agencies: Cơ quan chính phủ
  • Independent regulators: là những tổ chức được chính phủ cấp quyền để đưa ra và thi hành các quy định.
  • Self – regulatory bodies (SRBs): là những tổ chức tư nhân có chức năng vừa đại diện vừa quản lý các thành viên của họ. Thành viên của các SRBs phải tuân theo quy định do RSBs đó đưa ra.
  • RSOs (Self – regulating organisations): là các tổ chức được công nhận và được cấp quyền thi hành luật bởi chính phủ. RSOs thường tự gây quỹ để duy trì hoạt động (self-funded) và độc lập về mặt chính trị.
  • Outside bodies: là những tổ chức không phản là chủ thể quản lý, nhưng sản phẩm họ cung cấp ra thường được các chủ thể quản lý tham chiếu/tham khảo. Ví dụ: IASB, FASB.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx