[Pre-CFA Level II] Financial Reporting and Analysis

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 13: Đầu tư liên doanh (Intercorporate Investments) - Phần 1

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 13 (Phần 1) trong chương trình CFA level 2

1.   Phân loại đầu tư

Đầu tư liên doanh trên thị trường chứng khoán có thể được chia thành 3 loại sau

(1) Đầu tư vào tài sản tài chính (Investment in Financial Assets): Khi công ty đầu tư không có quyền kiểm soát đáng kể đối với hoạt động của công ty được đầu tư.

(2) Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Investment in Associates and Joint Ventures): Khi công ty đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của công ty được đầu tư, nhưng không có quyền kiểm soát.

(3) Hợp nhất kinh doanh (Business Combinations): Khi công ty đầu tư có quyền kiểm soát đối với hoạt động của công ty được đầu tư.

Phần trăm quyền sở hữu (hoặc quyền kiểm soát biểu quyết) thường được sử dụng để xác định danh mục phù hợp cho mục đích báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế, danh mục dựa trên khả năng của nhà đầu tư trong việc ảnh hưởng hoặc kiểm soát người được đầu tư.

Đặc điểm

Tài sản tài chính

Công ty liên kết

Công ty liên doanh

Hợp nhất

Phần trăm sở hữu

<20%

20-50%

Tỷ lệ sở hữu bằng nhau

>50%

Tầm ảnh hưởng

Không có ảnh hưởng

Có ảnh hưởng đáng kế

Cùng kiểm soát công ty

Kiểm soát hoàn toàn

Cách hạch toán cho khoản đầu tư

Nguyên giá và giá trị thị trường

Phương pháp vốn chủ sở hữu

Phương pháp vốn chủ sở hữu của US GAAP và IFRS

Hợp nhất vào báo cáo tài chính tập đoàn

Thu nhập của bên đầu tư

Cổ tức, lãi suất

Tính dựa trên mức độ sở hữu

Hợp nhất theo tỷ lệ đối với tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí tương ứng

100% doanh thu và chi phí được bổ sung. Các giao dịch liên công ty bị loại bỏ.

2.   Tài sản tài chính

Tài sản tài chính có thể phân loại thành 2 loại là:

  • Công cụ nợ (Debt securities)
  • Công cụ vốn chủ sở hữu (Equity securities).

Có 3 phương pháp dùng để đo lường tài sản tài chính, được thể hiện ở bảng dưới đây:

 

Giá phí phân bổ – Amortized cost (Dùng cho công cụ nợ)

Giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ - Fair value through P/L (Dùng cho cả công cụ nợ và công cụ vốn chủ sở hữu)

Giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác – Fair value through OCI (Dùng cho cả công cụ nợ và công cụ vốn chủ sở hữu)

Giá trị ghi nhận trên bảng cân đối kế toán

Giá phí phân bổ

Giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý

Giá trị ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh

Lãi suất, Lãi lỗ thực hiện (Realized Gain/loss)

Lãi suất, lợi tức, Lãi lỗ thực hiện và chưa thực hiện (Realized/ Unrealized Gain/Loss)

Lãi suất, lợi tức, Lãi lỗ thực hiện.

Ví dụ:

Vào đầu năm, công ty X đã mua một trái phiếu 9% với mệnh giá $100,000 với giá $96,209 đô la để lợi tức 10%. Các khoản thanh toán được thực hiện hàng năm vào cuối năm. Giả sử rằng giá trị hợp lý của trái phiếu vào cuối năm là $98,500.

Xác định tác động đến bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của X nếu khoản đầu tư trái phiếu được phân loại là giá phí phân bổ, giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ, và giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác.

Đáp án:

 

Chi phí khấu hao

Giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ

Giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác

Giá trị ghi nhận trên bảng cân đối kế toán (đầu kỳ)

Chi phí ban đầu = $96,209

Giá trị hợp lý = $96,209

Giá trị hợp lý = $96,209

 

Giá trị ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh

Lợi tức = $9,000 ($100,000 × 9%)

Chiết khấu khấu hao = $621 ($96,209 × 10% - $9,000)

Lợi tức = $9,621 ($96,209 × 10%)

Lợi tức = $9,621 ($96,209 × 10%)

Giá trị ghi nhận trên bảng cân đối kế toán (cuối kỳ)

Chi phí khấu hao = $96,830 ($96,209 + $621)

Giá trị hợp lý = $98,500

Giá trị hợp lý = $98,500

Lãi thực hiện/ chưa thực hiện

Không có

Lãi chưa thực hiện = $1,670 ($98,500 - $96,209 - $621)

Lãi chưa thực hiện = $1,670 ($98,500 - $96,209 - $621)

Đánh giá lại giá trị của tài sản tài chính

  • Sau khi ghi nhận ban đầu, tất cả các tài sản tài chính không phải là tài sản được nắm giữ theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ phải được đo lường lại theo mô hình giá trị hợp lý hoặc mô hình giá phí phân bổ.
  • IFRS 9 cho phép áp dụng việc đo lường ban đầu đối với một tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ. Điều này sẽ giúp loại bỏ hoặc giảm đáng kể sự sai lệch trong việc đo lường giá trị của tài sản tài chính của bên cho thuê và nợ phải trả tài chính tương ứng của bên đi thuê. Trong trường hợp này, tài sản đó sau ghi nhận ban đầu cũng sẽ được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ.

Khoản vay bị suy giảm giá trị (Loan impairment)

  • Mô hình tổn thất phát sinh (incurred loss model) đối với khoản vay bị suy giảm giá trị đã được thay thế bằng mô hình tổn thất tín dụng dự kiến (expected credit loss model). Điều này đòi hỏi các công ty không chỉ đánh giá thông tin hiện tại và lịch sử về hoạt động cho vay (bao gồm cả cam kết cho vay và các khoản phải thu cho thuê) mà còn phải sử dụng thông tin hướng tới tương lai.
  • Việc áp dụng mô hình tổn thất tín dụng sự kiến thay vì mô hình tổn thất phát sinh dẫn đến việc ghi nhận tổn thất sớm hơn (lỗ dự kiến trong 12 tháng đối với các khoản cho vay được có thể thu hồi - performing loans và tổn thất dự kiến suốt thời hạn – lifetime expected credit losses đối với các khoản cho vay khó đòi - nonperforming loans).

3.   Đầu tư vào công ty liên kết

3.1.      Phương pháp vốn chủ sở hữu (Equity method)

Giá trị của khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán = Giá trị đầu tư ban đầu + Lãi/(lỗ) tương ứng của nhà đầu tư đối với phần vốn chủ của bên được đầu tư - Lợi tức nhận được

Ví dụ:

Ngày 31 tháng 12 năm 20X5, Công ty P (bên đầu tư) đầu tư $1,000 để đổi lại 30% cổ phần phổ thông của Công ty S (bên được đầu tư). Trong năm 20X6, Công ty S kiếm được $400 và trả cổ tức là $100.

Tính toán tác động của khoản đầu tư lên bảng cân đối kế toán của Công ty P, báo cáo kết quả kinh doanh và dòng tiền cho năm 20X6

Trả lời:

Ghi nhận $120 ($400 × 30%) trong báo cáo kết quả kinh doanh từ tỷ trọng tương ứng trong thu nhập ròng của Công ty S.

Khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán tăng thêm $120 lên $1,120 (từ $1,000).

Tăng tiền mặt lên $30 (cổ tức) và tài khoản đầu tư xuống giảm tương ứng $30.

à Giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào cuối năm 20X6: $1,000 (đầu tư ban đầu) + $120 (tỷ lệ tương ứng trong thu nhập ròng của Công ty S) - $30 (cổ tức nhận được) = $1,090.

Phương pháp hạch toán cho đầu tư vào công ty liên kết

Quyền chọn giá trị hợp lý cho phương pháp vốn chủ sở hữu

Ghi nhận sự suy giảm phương pháp vốn chủ sở hữu

·       US GAAP: Cho phép sử dụng

·       IFRS: Cho phép sử dụng cho công ty đầu tư mạo hiểm, quỹ tương hỗ và các thực thể tương tự

·       Quyết định cho việc sử dụng quyền chọn giá trị hợp lý không thể thu hồi

·       IFRS: Khi giá trị hợp lý < giá trị ghi sổ (carrying value)

·       US GAAP: Khi 1 hoặc nhiều sự kiện thất thoát (loss event) xảy ra

·       Cả IFRS và US GAAP: Không được phép ghi tăng

Kế toán quyền chọn giá trị hợp lý

·       Lãi / lỗ chưa thực hiện phát sinh do thay đổi giá trị hợp lý cũng như lãi và cổ tức nhận được được tính vào thu nhập của nhà đầu tư.

·       Tài khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán của nhà đầu tư không phản ánh tỷ trọng tương ứng của nhà đầu tư trong thu nhập của bên được đầu tư, cổ tức, hoặc các khoản phân phối khác.

·       Phần chi phí vượt quá giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của bên được đầu tư không được phân bổ.

·       Lợi thế thương mại (goodwill) không được tạo ra.

3.2.      Giá mua vượt quá giá trị sổ sách (Excess of purchase price over book value acquired)

Vào ngày mua (acquisition date)

Các kỳ sau ngày mua (subsequent periods)

Đối với bên được đầu tư: Phần vượt quá được phân bổ cho các tài sản và nợ phải trả có thể xác định được dựa trên giá trị hợp lý. Phần còn lại được coi là lợi thế thương mại (goodwill)

Đối với nhà đầu tư: Số tiền vượt quá được ghi nhận là chi phí phù hợp với việc ghi nhận chi phí của bên được đầu tư

Nguyên tắc phân bổ phần giá mua vượt quá giá trị sổ sách

  • Số tiền được phân bổ cho hàng tồn kho được ghi nhận như một loại chi phí.
  • Ban đầu, các khoản phân bổ cho tài sản có thể được trích khấu hao hoặc sẽ được vốn hóa (capitalized) và sau đó được tiếp tục khấu hao hoặc phân bổ trong một khoảng thời gian thích hợp.
  • Đất đai và các tài sản khác hoặc nợ phải trả khác không được phân bổ tiếp phải được báo cáo theo giá trị hợp lý tại ngày đầu tư.

Lưu ý:

·       Việc phân bổ giá mua cho tài sản và nợ phải trả của bên được đầu tư được bao gồm trong bảng cân đối kế toán của nhà đầu tư, không phải của bên được đầu tư.

·       Khoản chi phí bổ sung phát sinh từ các khoản được chỉ định (assigned amount) được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bên được đầu tư.

·       Nhà đầu tư phải điều chỉnh tài khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán của mình và phần thu nhập tương ứng được báo cáo từ bên được đầu tư cho khoản chi phí bổ sung này.

Ví dụ:

Vào ngày 1/1/2010, Công ty Prime đã mua lại 25% vốn cổ phần trong Alton Corp. với giá $700,000. Nhà máy và thiết bị được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong thời hạn 10 năm với giá trị còn lại = 0. Prime sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để tính khoản đầu tư của mình vào Alton. Alton báo cáo thu nhập ròng là $250,000 trong năm 2010 và trả cổ tức là $100,000. Hãy tính:

  1. Lợi thế thương mại (Goodwill)
  2. Số thu nhập vốn chủ sở hữu được báo cáo trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Prime cho năm 2010.
  3. Giá trị khoản đầu tư vào Alton được Prime ghi nhận trên bảng cân đối kế toán năm 2010

Biết rằng giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản của Alton được cho bởi bảng sau:

  Giá trị ghi sổ (Book value ($)) Giá trị hợp lý (Fair value ($))

Current assets

220,000

220,000

Plant and equipment

1,300,000

1,500,000

Land

900,000

1,050,000

Total assets

2,420,000

2,770,000

Liabilities

750,000

750,000

Net assets

1,670,000

2,020,000

Đáp án:

1. Lợi thế thương mại (Goodwill)

Tỷ lệ cân đối trong giá trị sổ sách của tài sản ròng (Net asset) của Alton = 25% x 1,670,000

= 417,500 < 700,000: (giá mua) à phần chênh lệch sẽ được phân bổ cho tài sản và nợ có thể xác định của bên được đầu tư (Plant and Equipment, Land) dựa trên giá trị hợp lý.

Phân bổ Plant and Equipment: = 25% × (giá trị hợp lý - giá trị ghi sổ) = 25% × ($1,500,000 - $1,300,000) = $50,000

Phân bổ Land = 25% × (giá trị đất hợp lý - giá trị sổ sách đất đai) = 25% × ($1,050,000 - $900,000) $37,500

Phần còn lại là lợi thế thương mại à Goodwill = 700,000 - 417,500 - 50,000 - 37500 = $195,000

2. Số thu nhập vốn chủ sở hữu được báo cáo trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Prime cho năm 2010.

Tỷ lệ tương xứng trong thu nhập 2010 của Alton = 25% × $250.000 = $62,500

Nguyên tắc phân bổ: Số thu nhập vốn chủ sở hữu được báo cáo trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Prime cho năm 2010.

Phân bổ khấu hao (Chi phí) cho nhà máy và thiết bị = $50,000/10 = $5,000

Thu nhập vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư (Prime sản xuất) = $62,500 - $5,000 = $57,500

3. Giá trị khoản đầu tư vào Alton được Prime ghi nhận trên bảng cân đối kế toán năm 2010

Giá trị khoản đầu tư vào Alton được Prime ghi nhận trên bảng cân đối kế toán năm 2010

= giá mua + thu nhập vốn chủ sở hữu - cổ tức tương ứng (theo phương pháp vốn chủ sở hữu) = $700,000 + $57,500 - (25% x 100,000) = $732,500

3.3.      Giao dịch với bên được đầu tư (Transactions with the investee)

Loại giao dịch

Bên được đầu tư (công ty liên kết)

Nhà đầu tư

Bên được đầu tư bán hàng cho nhà đầu tư (upstream transactions)

Ghi nhận tất cả lợi nhuận trong báo cáo doanh thu của mình.

 

Loại bỏ phần lợi nhuận tương ứng của bên đầu tư từ thu nhập vốn chủ sở hữu của bên được đầu tư.

Bên được đầu tư bán hàng cho nhà đầu tư (downstream transactions)

N/A

Ghi nhận tất cả lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và loại bỏ phần lợi nhuận tương ứng chưa được xác nhận (*).

 

Lưu ý:

(*) Do muốn đạt được lợi ích cho mình, nhà đầu tư có thể thực đến các giao dịch với bên được đầu tư để làm tăng khống lợi nhuận của mình. Do đó để ngăn chặn việc này, lợi nhuận từ các giao dịch này phải được hoãn lại cho đến khi lợi nhuận được thực hiện thông qua việc sử dụng hoặc bán cho bên thứ ba.

Ví dụ:

Công ty P sở hữu 35% cổ phiếu của công ty S, trong năm 20X0 có 2 giao dịch sau đây xảy ra

  1. $12.000 lợi nhuận từ việc bán hàng từ S cho P trong năm 20X0 vẫn còn trong kho của P vào cuối năm 20X0 vì hàng hóa vẫn chưa được bán cho bên ngoài.
  2. P đã thực hiện bán hàng hóa trị giá $100,000 cho S với giá $160,000. Trong năm 20X0, S đã bán hàng hóa trị giá $140,000 cho các bên ngoài, trong khi số hàng hóa trị giá $20,000 còn lại được bán vào năm 20X1

Tính số thu nhập vốn chủ sở hữu được báo cáo trên báo cáo thu nhập của P cho năm 20X0 sau khi điều chỉnh từ 2 giao dịch trên. Biết rằng số thu nhập vốn chủ sở hữu được báo cáo trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Prime cho năm 20X0 là $57,500

Đáp án:

1. Lợi nhuận chưa thực hiện = $12,000

Phần tương xứng của P trong lợi nhuận chưa thực hiện = 25% x $12,000 = $3,000

2. Lợi nhuận của P khi bán cho S = $160,000 - $100,000 = $60,000

S bán được 87.5% (= 140,000 / 160,000 x 100%) hàng hóa mua từ Prime. Suốt trong 20X0, trong khi 12.5% vẫn chưa bán được.

→ Tổng lợi nhuận chưa thực hiện = 12.5% x $60,000 = $7,500

Phần lợi nhuận chưa thực hiện tương ứng của Prime = 25% x $7,500 = $1,875.

Vì thế: Thu nhập vốn chủ sở hữu điều chỉnh cho năm 20X0 = $57,500 - $3,000 - $1,875 = $52,625.

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx