[Pre-CFA Level II] Financial Reporting and Analysis

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 13: Đầu tư liên doanh (Intercorporate Investments) - Phần 2

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 13 (Phần 2) trong chương trình CFA level 2

1.   Công ty liên doanh (Joint Ventures)

Đặc điểm

Được chia sẻ bởi 2 hay nhiều nhà đầu tư

Được tạo bằng nhiều hình thức pháp lý, hoạt động và kế toán khác nhau

Phương pháp kế toán

Phương pháp vốn chủ tương tự như công ty liên kết

Phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ - The proportionate consolidation method (trong trường hợp hiếm hoi): tương tự như mua lại doanh nghiệp, ngoại trừ nhà đầu tư (thường là các bên liên doanh) chỉ báo cáo tỷ lệ tương ứng về tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí của liên doanh

2.   Hợp nhất kinh doanh (Business combinations)

2.1.      Bảng cân đối kế toán khi hợp nhất

Theo US GAAP sẽ có 3 hình thức hợp nhất như sau:

Công ty A (công ty mua lại) sẽ ghi nhận toàn bộ tài sản và nợ phải trả từ công ty B vào báo cáo tài chính của mình. Và công ty B sẽ không còn tồn tại.

Công ty A và công ty B đều cùng tồn tại dưới dạng công ty mẹ - con. Công ty mẹ sẽ chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất (consolidated financial statement) nhưng có ghi nhận cả phần được sở hữu bởi cổ đông không sở hữu (Non-controlling interest) vào trong báo cáo.

Một công ty C (mới) sẽ được thành lập vào trong báo cáo tài chính của nó sẽ ghi nhận tổng tài sản cũng như nợ phải trả của A và B. Công ty A và B không còn tồn tại

Nguyên tắc hợp nhất

Tài sản ròng, nợ ròng (tập đoàn)

= 100% Công ty mẹ

+ 100% Công ty con

Công ty mẹ có quyền kiểm soát tài sản & nợ phải trả của công ty con bất chấp thời gian mua lại và tỷ lệ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu (tập đoàn)

= 100% Công ty mẹ

+ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (NCI on the BS of the consolidated company)

 

 

Lợi ích của cổ đông không kiểm soát = Tỷ lệ sở hữu của cổ đông thiểu số tại công ty con x Vốn chủ sở hữu của công ty con

Ví dụ:

Giả sử Công ty P mua lại 80% cổ phần phổ thông của Công ty S vào ngày 31/12/2016, bằng cách trả $120,000 tiền mặt cho các cổ đông của Công ty S. Dựa vào dữ liệu cho ở bảng dưới:

Bảng cân đối kế toán trước

Công ty P

Công ty S

Tài sản ngắn hạn

$720,000

$240,000

Tài sản khác

$480,000

$120,000

Tổng tài sản

$1,200,000

$360,000

Nợ phải trả ngắn hạn

$600,000

$210,000

Cổ phiếu phổ thông

$420,000

$90,000

Lợi nhuận giữ lại

$180,000

$60,000

Tổng nợ và vốn chủ sở hữu

$1,200,000

$360,000

Yêu cầu tính toán: Tổng tài sản của Công ty P sau khi mua lại?

Đáp án:

Tổng tài sản hợp nhất của Công ty P (vào ngày 31/12/2016) = Tổng tài sản của Công ty P + Tổng tài sản của Công ty S - số tiền mà công ty P đã chi để mua lại = $1,200,000 + $360,000 - $120,000 = $1,440,000

2.2.      Báo cáo kết quả kinh doanh khi hợp nhất

·    Lợi nhuận ròng của tập đoàn = Tổng thu nhập ròng (trong trường hợp bố mẹ sở hữu 100%) – Lợi ích của cổ đông không kiểm soát trên báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn

·    Lợi ích của cổ đông không kiểm soát trên báo cáo kết quá kinh doanh = Tỷ lệ sở hữu của cổ đông thiểu số tại công ty con x Doanh thu ròng của công ty con

Ví dụ: Trở lại ví dụ ở phần 1.5.1, biết rằng số liệu của báo cáo kết quả kinh doanh chưa hợp nhất được cho bởi bảng sau. Hãy tính thu nhập ròng hợp nhất của Công ty P?

Báo cáo kết quả kinh doanh chưa hợp nhất của từng công ty

Công ty P

Công ty S

Doanh thu

$900,000

$300,000

Chi phí

$600,000

$240,000

Lợi nhuận ròng

$300,000

$60,000

Cổ tức

 

$15,000

Đáp án:

Lợi ích của cổ đông thiểu số = Cổ phần thiểu số của Công ty S (sau khi hợp nhất) x Thu nhập ròng của Công ty S = 20% x $60,000 đô la = $12,000 đô la

Lợi nhuận ròng hợp nhất của Công ty P = Lợi nhuận của công ty P + Lợi nhuận của công ty S - lợi ích cổ đông thiểu số = $300,000 + $60,000 - $12,000 = $348,000

2.3.      Lợi thế thương mại

Công thức tính giá trị lợi thế thương mại :

Sự suy giảm giá trị lợi thế thương mại:

Lợi thế thương mại không bị khấu hao nên cần phải thực hiện việc kiểm tra để đánh giá sự suy giảm giá trị của lợi thế thương mại một cách thường xuyên.

US GAAP

IFRS

Bước 1: Giá trị ghi sổ > giá trị hợp lý à Xuất hiện sự suy giảm giá trị

Bước 2: Khoản lỗ được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của lợi thế thương mại và giá trị hợp lý ngầm định (implied fair value) của lợi thế thương mại.

Nếu giá trị ghi sổ > số tiền có thể thu hồi được, thì một khoản lỗ giảm giá được ghi nhận

Lưu ý: số tiền có thể thu hồi = Giá trị cao hơn của (giá trị hợp lý của tài sản - chi phí bán) và giá trị sử dụng (value in use)

Giá trị sử dụng = Giá trị hiện tại (Present value) của dòng tiền thu được trong tương lai.

3.   Các thực thể với mục đích đặc biệt (Special purpose entities)

Một thực thể có mục đích đặc biệt (SPE) là một pháp nhân được tạo ra để thực hiện một số mục tiêu cụ thể hoặc tạm thời. Tài sản và nghĩa vụ của SPE tách biệt hoàn toàn với pháp nhân tạo ra nó tạo ra nó (nhà tài trợ). SPE có thể là một công ty, công ty hợp danh (partnership), liên doanh (joint venture).

Ví dụ:

SPV thường được sử dụng để chứng khoán hóa các khoản vay và khoản phải thu của công ty mẹ. Một ví dụ điển hình là ở thị trường nợ thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, khi các ngân hàng gom các khoản vay thế chấp mua nhà, phát hành chứng khoán được bảo đảm bằng các khoản vay này (ABS/MBS) và đưa chúng vào thị trường.

SPV có thể được dùng để gọi vốn cho một dự án mới mà không làm ảnh hưởng tới nguồn vốn của công ty mẹ (i.e. làm tăng vốn vay hoặc pha loãng (dilute) cổ phiếu của các cổ đông hiện hữu).

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx