[Pre-CFA Level II] Financial Reporting and Analysis

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 14: Quỹ phúc lợi cho người lao động (Employee Compensation)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 14 trong chương trình CFA level 2

1.   Các loại quỹ phúc lợi cho người lao động

Loại phúc lợi

Giá trị của khoản phúc lợi

Nghĩa vụ tài trợ của công ty

Quỹ phúc lợi với mức đóng góp xác định

Giá trị khoản phúc lợi trong tương lai không được xác định. Lợi ích thực tế trong tương lai sẽ phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư.

Công ty không có nghĩa vụ phải tài trợ cho quỹ phúc lợi

Quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định

Mức phúc lợi được ấn định, dựa trên công thức tính

Công ty phải có nghĩa vụ tài trợ thêm trong trường hợp mức phúc lợi không đảm bảo như mức được xác định

Các khoản phúc lợi khác

Giá trị khoản phúc lợi trong tương lai phụ thuộc vào đặc điểm của chương trình và loại phúc lợi.

Giá trị khoản phúc lợi được xác định. Giá trị của nghĩa vụ trong tương lai phải được ước tính trong hiện tại

2.   Quỹ phúc lợi với mức phúc lợi xác định (Defined benefit plans)

2.1.      Ảnh hưởng trên bảng cân đối kế toán

Giá trị ròng của quỹ phúc lợi

= Nghĩa vụ lợi ích dự kiến (projected benefit obligation)

- Giá trị hợp lý của tài sản phúc lợi

(Fair value of plant asset)

(1) Nghĩa vụ lợi ích dự kiến

Giá trị đầu kỳ của nghĩa vụ lợi ích dự kiến

+ Chi phí lãi suất (Interest cost)

+ Chi phí phục vụ hiện tại (Current service cost)

+ Chi phí phục vụ quá khứ (Past service cost)

+ Lỗ do chênh lệch dựa trên mô hình thống kê (Acturial losses)

- Lãi do chênh lệch dựa trên mô hình thống kê (Actural gains)

- Phúc lợi đã được chi trả (Benefits paid)

———————————————————

Giá trị cuối kỳ của nghĩa vụ lợi ích dự kiến

Giải thích thuật ngữ

·    Chi phí phục vụ hiện tại (Current service cost) là phần giá trị hiện tại tăng lên của nghĩa vụ phúc lợi xác định phát sinh do người lao động làm việc cho đơn vị trong kỳ hiện tại.

·    Chi phí dịch vụ năm quá khứ (Past service cost) là sự tăng hoặc giảm giá trị hiện tại của nghĩa vụ phúc lợi phát sinh do việc người lao động làm việc cho doanh nghiệp trong các kỳ trước.

·    Lãi, lỗ do chênh lệch dựa trên mô hình thống kê (Actuarial gains/losses) là lãi lỗ phát sinh do những thay đổi trong các biến số như tỷ lệ tử vong, luân chuyển nhân viên, tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ chiết khấu.

(2) Giá trị hợp lý của tài sản phúc lợi

Giá trị đầu kỳ của giá trị hợp lý của tài sản phúc lợi

+ Phần đóng góp bởi doanh nghiệp sử dụng lao động (contributions)

+ Lợi tức thực tế (Actual return)

- Phúc lợi đã được chi trả (Benefits paid)

———————————————————

Giá trị cuối kỳ của giá trị hợp lý của tài sản phúc lợi

Lợi tức thực tế (Actual return): Phần lợi tức thu được trên tài sản phúc lợi.

Ví dụ:

John McElwain đã được thuê vào ngày 1/1/2016, với tư cách là nhân viên duy nhất của Transfer Trucking, Inc. và đủ điều kiện tham gia vào chương trình lương hưu với lợi ích xác định của công ty. Theo kế hoạch, anh ta được hứa trả một khoản tiền hàng năm là 2% của mức lương cuối cùng hàng năm của mình cho mỗi năm làm việc. Trợ cấp hưu trí sẽ được trả vào cuối mỗi năm, bắt đầu từ một năm sau khi nghỉ hưu. Mức lương khởi điểm hàng năm của McElwain là $50,000.

Tính toán nghĩa vụ lợi ích dự kiến vào cuối năm đầu tiên với các giả định như sau:

  • Tỷ lệ chiết khấu là 8%.
  • Mức lương của McElwain sẽ tăng 4% mỗi năm (đây được gọi là tốc độ tăng lương).
  • McElwain sẽ làm việc trong 25 năm và sẽ sống thêm 15 năm sau khi nghỉ hưu và nhận được 15 khoản trợ cấp lương hưu hàng năm.

Đáp án:

Nghĩa vụ lợi ích dự kiến =

Giá trị đầu kỳ của nghĩa vụ lợi ích dự kiến

+ Chi phí lãi suất (Interest cost)

+ Chi phí phục vụ hiện tại (Current service cost)

+ Chi phí phục vụ quá khứ (Past service cost)

+ Lỗ do chênh lệch dựa trên mô hình thống kê (Acturial losses)

- Lãi do chênh lệch dựa trên mô hình thống kê (Actural gains)

- Phúc lợi đã được chi trả (Benefits paid)

  • Giá trị đầu kỳ của nghĩa vụ lợi ích dự kiến = 0
  • Chi phí phục vụ hiện tại

Dựa trên mức lương khởi điểm $50,000 năm 2016 và 4% tăng lương hàng năm trong 24 năm, mức lương của McElwain khi nghỉ hưu sẽ là: 50.000 × (1 + 0.04)ˆ24 = $128,165.21 (Nếu McElwain làm việc trong 25 năm, anh ta sẽ nhận được 24 lần tăng lương.)

Anh ta sẽ được hưởng lương hưu cuối năm hàng năm bằng 2% lương cuối cùng của anh ta cho mỗi năm làm việc. Do đó, khi kết thúc một năm phục vụ, phúc lợi được chi trả của McElwain là: $128,165.21 USD × 2% × 1 năm = $2,563.30 mỗi năm từ khi nghỉ hưu cho đến khi chết

Theo giả định anh ta sống 15 năm sau khi nghỉ hưu, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán vào ngày nghỉ hưu (2040) là

Vào cuối năm đầu tiên làm việc (2016), giá trị hiện tại của dòng tiền bắt đầu sau 24 năm là $3,460,01 ($21,940.55 được chiết khấu 8% trong 24 năm).

  • Không có chi phí lãi suất, chi phí phục vụ quá khứ, thay đổi tính toán và lợi ích được trả

→ Do đó, nghĩa vụ lợi ích dự kiến trong năm 2017 (FV của tài sản kế hoạch trong năm đầu tiên nếu chủ nhân đóng góp) vào cuối năm 2016 là $3,460.01. Chi phí lãi vay sẽ là $3,460.01 × 8% = $276.8 trong năm 2017

2.2.      Chi phí định kỳ (periodic cost)

Chi phí lương hưu định kỳ (periodic pension cost) là tổng chi phí liên quan đến kế hoạch lương hưu với quyền lợi xác định của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo IFRS và US GAAP, các thành phần của chi phí lương hưu định kỳ được ghi nhận như sau:

 

Thành phần

Ghi nhận

IFRS

Chi phí phục vụ (Service cost)

Báo cáo kết quả kinh doanh (KQKD)

Lãi/Chi phí ròng

Báo cáo KQKD

Lãi/Lỗ do chênh lệch theo mô hình thống kê (Acturial gains/losses)

Báo cáo thu nhập toàn diện khác

US GAAP

Chi phí phục vụ hiện tại (Current service cost)

Báo cáo KQKD

Chi phí dịch vụ quá khứ (Past service cost)

 

Được ghi nhận ban đầu trong báo cáo thu nhập toàn diện khác và sau đó được phân bổ cho báo cáo KQKD trong suốt thời gian phục vụ của nhân viên.

Chi phí lãi vay đối với nghĩa vụ phúc lợi

Lợi nhuận kỳ vọng trên tài sản kế hoạch

Báo cáo KQKD

Lãi/Lỗ do chênh lệch theo mô hình thống kê (Acturial gains/losses)

Được ghi nhận ngay trong báo cáo KQKD hoặc theo thông thường thì được ghi nhận trong báo cáo thu nhập toàn diện khác và sau đó được phân bổ cho báo cáo KQKD bằng cách sử dụng phương pháp corridor hoặc phương pháp ghi nhận nhanh hơn (faster recognition method)

Phương pháp Corridor Chỗ này sách ghi faster recognition method thì

Ví dụ:

Thông tin sau liên quan đến Alpha Corp., theo GAAP của Hoa Kỳ:

  • Số dư đầu kỳ của nghĩa vụ phúc lợi đã xác định = $3,750,000
  • Số dư đầu kỳ của giá trị hợp lý của tài sản phúc lợi = $4,200,000
  • Số dư đầu kỳ của các khoản lỗ lũy kế do chênh lệch theo mô hình thống kê chưa được ghi nhận = $450,000
  • Thời gian làm việc trung bình dự kiến còn lại của nhân viên = 10 năm

Ước tính số tổn thất tính toán chưa được ghi nhận cần được ghi nhận trong báo cáo KQKD cho kỳ hiện tại.

Đáp án:

10% số dư đầu kỳ của nghĩa vụ phúc lợi đã xác định = $375,000 < 10% số dư đầu kỳ của giá trị hợp lý của tài sản phúc lợi = $420,000 < Số dư đầu kỳ của các khoản lỗ lũy kế do chênh lệch theo mô hình thống kê chưa ghi nhận = $450,000

→ Corridor = $420,000 = $450,000 - $30,000

$30,000 được phân bổ cho báo cáo KQKD trong 10 năm → $3,000 cho giai đoạn hiện tại.

2.3.      Các giả định của kế hoạch phúc lợi (Plan assumptions)

Các giả định trong tính toán phúc lợi do công ty công bố và ảnh hưởng đến kết quả báo cáo

 

Tỷ lệ triết khấu tăng lên

Lương giảm

Lợi nhuận kỳ vọng trên tài sản phúc lợi tăng lên

Nợ trên bảng cân đối kế toán

Giảm xuống

Giảm xuống

Không ảnh hưởng

Tổng chi phí định kỳ

Giảm xuống

Giảm xuống

Không ảnh hưởng

Chi phí định kỳ trên báo cáo lãi lỗi

Giảm xuống

Giảm xuống

Giảm xuống (Chỉ trong US GAAP – không áp dụng cho IFRS)

2.4.      Các điều chỉnh của nhà phân tích (Analyst adjustments)

Những lý do sau khiến cho các nhà phân tích cần phải điều chỉnh các khoản mục liên quan đến phúc lợi và các khoản trợ cấp

  • Sự khác biệt trong các giả định được sử dụng (tỷ lệ chiết khấu, sự tăng lên trong phần lương của NLĐ, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trên tài sản phúc lợi) → nhà phân tích nên chú ý đến các giả định này khi so sánh 2 công ty
  • Sự khác biệt giữa IFRS và US GAAP trong việc ghi nhận tổng chi phí lương hưu định kỳ (trong báo cáo thu nhập so với OCI) → các nhà phân tích có thể cần thực hiện các điều chỉnh để đảm bảo việc xử lý đồng nhất các thành phần.
  • Sự khác biệt do phân loại trong báo cáo thu nhập (chi phí hoạt động hoặc phi hoạt động)

→ nhà phân tích nên đối chiếu giữa US GAAP và IFRS về báo cáo thu nhập

2.5.      Chi trả phúc lợi trên cơ sở cổ phiếu (Share-based compensation)

Chi trả phúc lợi bằng cổ phiếu mang lại những lợi thế trong việc tạo động lực cho NLĐ cũng như đây là một cách thức chi trả mà không cần chi thêm tiền mặt.

Dưới đây là một vài hình thức chi trả dựa trên cơ sở cổ phiếu:

Quyền mua cổ phiếu

(Stock options)

Cổ phiếu thưởng

(Stock grant)

Quyền tăng giá cổ phiếu (Stock appreciation rights)

Chi phí phúc lợi dựa trên giá trị hợp lý của các quyền mua vào ngày cấp quyền (grant date)

Chi phí phúc lợi dựa trên giá trị hợp lý của cổ phiếu tại ngày cấp. Chi phí phúc lợi được phân bổ theo thời gian làm việc của nhân viên.

Chi phí phúc lợi dựa trên mức tăng giá của cổ phiếu công ty trong một khoảng thời gian được định trước.

Ngoài ra còn có cổ phiếu ảo (phantom stock) với chi phí phúc lợi được dựa trên mức tăng cổ phiếu giả định thay vì cổ phiếu thực tế của công ty

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx