[Pre-CFA Level II] Financial Reporting and Analysis

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 16: Phân tích các định chế tài chính (Analysis of financial institution)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 16 trong chương trình CFA level 2

1.   Định chế tài chính (financial institution)

Sau đây là một vài đặc điểm của định chế tài chính

Định chế tài chính

Tầm quan trọng hệ thống (Systemic importance)

Mức độ quy định (level of regulation)

Tài sản của định chế tài chính (Assets of financial institution)

·  Các tổ chức tài chính cần thiết cho sự vận hành trơn tru và sức khỏe tổng thể của cả nền kinh tế.

·  Hiệu ứng lây lan tiềm tàng (Potential contagion effect) có thể xảy ra do sự liên kết giữa các tổ chức tài chính.

Các tổ chức tài chính được quản lý chặt chẽ

Ví dụ: yêu cầu vốn tối thiểu, yêu cầu thanh khoản tối thiểu và giới hạn chấp nhận rủi ro (limits of risk taking)…

·  Các tổ chức tài chính: chủ yếu là tài sản tài chính được báo cáo theo giá trị hợp lý

·  Các công ty khác: chủ yếu sở hữu tài sản hữu hình được báo cáo theo nguyên giá khấu hao.

Khung tiêu chuẩn basel III là khuôn khổ quy định tự nguyện, toàn cầu về an toàn vốn của ngân hàng, kiểm tra và rủi ro thanh khoản thị trường.

Yêu cầu của Basel III

Ngân hàng bắt buộc có một nguồn vốn ổn định liên quan đến nhu cầu thanh khoản trong khoảng thời gian một năm.

Yêu cầu về số vốn tối thiểu đối với ngân hàng dựa trên rủi ro tài sản của ngân hàng.

Một ngân hàng nên nắm giữ đủ tài sản thanh khoản để đáp ứng nhu cầu trong trường hợp áp lực thanh khoản (liquidity stress) trong 30 ngày.

2.   Tiêu chuẩn vốn và chất lượng tài sản (Capital adequacy and asset quality)

Phương pháp CAMELS là một phân tích 6 yếu tố của một ngân hàng, bao gồm

C – Mức độ an toàn vốn (Capital adequacy)

Tổng số vốn của một ngân hang

Vốn cổ phần phổ thông Vốn cấp 1 (Common Equity Tier 1 capital)

Vốn cấp 1 khác (Other Tier 1 capital)

Vốn cấp 2 (Tier 2 capital)

·       Vốn cấp 1 phổ thông ≥ 4,5% tài sản có trọng số rủi ro

·       Tổng vốn cấp 1 ≥ 6% tài sản có trọng số rủi ro

·       Tổng vốn ≥ 8% tài sản có trọng số rủi ro

A – Chất lượng tài sản (Asset Quality)

M – Quản lý (Management)

Năng lực quản lý (Management capability) đo lường khả năng của nhóm quản lý của một tổ chức trong việc xác định và sau đó phản ứng với căng thẳng tài chính.

Sẽ có 3 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý:

  • Chiến lược kinh doanh (Business strategy)
  • Năng lực tài chính (Financial performance)
  • Kiểm soát nội bộ (Internal control)

E – Earnings (Lợi nhuận)

Lợi nhuận của ngân hàng sẽ tới từ 3 nguồn chủ yếu

  • Thu nhập ròng từ lãi (Net interest income)
  • Doanh thu ròng từ phí và tiền hoa hồng (Net fee and commission income)
  • Thu nhập kinh doanh ròng (Net trading income)

Lưu ý:

·       Thu nhập lãi ròng và doanh thu từ phí ròng và tiền hoa hồng bền vững hơn

·       Một ngân hàng có thu nhập lãi ròng ít biến động hơn thì không phải chịu rủi ro lãi suất quá mức

L – Tính thanh khoản (Liquidity)

Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán (Liquidity coverage ratio – LCR)

·    Highly liquid assets: Các tài sản có tính thanh khoản cao là những tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

·    Expected cash outflows: dòng tiền ra dự kiến là số tiền dự kiến doanh nghiệp phải cần phải bỏ ra trong một tháng trong trường hợp căng thẳng thanh khoản.

·    Các tiêu chuẩn khuyến nghị LCR tối thiểu là 100%.

Nguồn vốn ổn định sẵn có (Net stable funding ratio - NSFR)

 

·    Nguồn vốn ổn định sẵn có phụ thuộc vào thành phần và kỳ hạn của các nguồn tài trợ của ngân hàng (ví dụ: tiền gửi dài hạn được coi là ổn định hơn tiền gửi ngắn hạn)

·    Nguồn vốn ổn định bắt buộc phụ thuộc vào thành phần và thời gian đáo hạn của cơ sở tài sản của ngân hàng.

·    Basel III đặt NSFR tối thiểu là 100%.

S – Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk)

Thu nhập ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các rủi ro thị trường khác nhau (ví dụ: sự biến động của giá chứng khoán, giá trị tiền tệ, lãi suất).

Điều quan trọng nhất trong số này là rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất của ngân hàng là kết quả của sự khác biệt về thời gian đáo hạn, lãi suất và tần suất định giá lại giữa tài sản và nợ phải trả của ngân hàng.

Ví dụ: trong trường hợp lãi suất tăng, nếu tài sản được định giá lại thường xuyên hơn nợ phải trả, thì thu nhập lãi ròng của ngân hàng sẽ tăng lên.

3.   Các nhân tố khác cần xem xét khi phân tích một ngân hàng (Capital adequacy and asset quality)

Các nhân tố

Sự hỗ trợ của Chính phủ (Government support)

Sứ mệnh của ngân hàng (Bank Mission)

Quyền sở hữu của chính phủ (Government ownership)

Văn hóa của ngân hàng:

·       Đa dạng về tài sản của ngân hàng.

·       Điều chỉnh kế toán (Accounting restatements)

·       Quản lý mức bồi thường (Management compensation).

·       Tốc độ ngân hàng điều chỉnh dự phòng rủi ro cho vay so với hành vi tổn thất thực tế

Các yếu tố chung:

·       Môi trường cạnh tranh

·       Tài sản ngoài bảng cân đối kế toán và/hoặc nợ phải trả

4.   Các công ty bảo hiểm (Insurance companies)

4.1.      Công ty bảo hiểm Tài sản & Thương vong (Property & Casualty insurance companies)

Công ty bảo hiểm tài sản và thương vong (P&C) là các công ty cung cấp bảo hiểm cho tài sản (ví dụ: nhà, xe, v.v.) và cũng bảo hiểm trách nhiệm cho các tai nạn, thương tích và thiệt hại cho người hoặc tài sản của họ.

Các tỷ số phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp bảo hiểm

Các tỷ số

Tỷ lệ lỗ bảo hành phát hành (Underwriting loss ratio)

Dividends to policyholders ratio

Tỷ lệ chi phí (Expense ratio)

Tỷ số chi phí tổn thất và Chi phí tính toán tổn thất (Loss and loss adjustment expense ratio)

Tỷ lệ kết hợp – combined ratio (đánh giá hiệu quả, <1: hiệu quả,> 1: không hiệu quả) = tỷ lệ chi phí điều chỉnh lỗ + tỷ lệ chi phí bảo lãnh phát hành

Tỷ lệ kết hợp sau cổ tức – combined ratio after dividend (CRAD) = tỷ lệ kết hợp + tỷ lệ Dividends to policyholders

Lợi tức đầu tư, tính thanh khoản và vốn hóa của các công ty bảo hiểm

Lợi tức đầu tư

Sau thu nhập từ phí bảo hiểm, lợi tức đầu tư là một nguồn quan trọng tạo ra lợi nhuận của các công ty bảo hiểm P&C.

Tỷ suất hoàn vốn đầu tư = tổng thu nhập từ đầu tư/Tài sản đã đầu tư.

Tính thanh khoản

Tính thanh khoản là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc đối với các công ty bảo hiểm khi họ sẵn sàng đáp ứng các nghĩa vụ yêu cầu bồi thường và có thể được đánh giá bằng cách theo dõi báo cáo phân cấp giá trị hợp lý của họ (fair value hierarchy reporting).

Vốn hóa

Không có tiêu chuẩn toàn cầu về yêu cầu vốn dựa trên rủi ro cho các công ty bảo hiểm.

EU: Các tiêu chuẩn về khả năng thanh toán Basel II, III.

Hoa Kỳ: NAIC

4.2.      Công ty bảo hiểm Nhân thọ & Sức khỏa (Life & Health insurance companies)

Công ty bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe (L&H) là công ty cung cấp bảo hiểm về rủi ro tính mạng và chi phí y tế phát sinh do bệnh tật hoặc thương tích.

Đặc điểm của các công ty bảo hiểm L&H:

  • Các chính sách có thể là thời hạn cơ bản (Basic term-life)
  • Các yêu cầu bồi thường dễ dự đoán hơn so với các công ty bảo hiểm P&C

Các yếu tố cần lưu ý khi phân tích tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm

Các yếu tố

Sự đa dạng hóa doanh thu (Revenue diversification)

Tính thanh khoản (Liquidity)

Lợi nhuận đầu tư (Investment returns)

Vốn hóa (Capitalization)

Đặc điểm thu nhập (Earnings characteristics)

·       Tỷ lệ tiêu chuẩn (Standard ratios)

·       Tỷ lệ chi phí cụ thể theo ngành (Industry-specific cost ratios)

Lợi tức đầu tư, tính thanh khoản và vốn hóa của các công ty bảo hiểm

Lợi tức đầu tư

Lợi tức đầu tư là một thành phần quan trọng trong khả năng sinh lời của công ty bảo hiểm

Tỷ suất hoàn vốn đầu tư = tổng thu nhập từ đầu tư / tài sản đã đầu tư.

Tính thanh khoản

Nhu cầu thanh khoản của các công ty bảo hiểm L&H nhìn chung khá dễ đoán  việc giữ dư thừa thanh khoản không phải là mối quan tâm nhiều đối với các công ty bảo hiểm L&H so với các công ty bảo hiểm P&C Phân tích thanh khoản của các công ty L&H tập trung vào danh mục đầu tư

Vốn hóa

Tương tự như các công ty bảo hiểm P&C, không có tiêu chuẩn toàn cầu về vốn hóa tối thiểu

Các cơ quan quản lý trong nước thường quy định các yêu cầu về vốn tối thiểu được điều chỉnh theo rủi ro

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx