[Pre-CFA Level II] Corporate finance

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 19: Hoạch định ngân sách vốn đầu tư (Capital Budgeting)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 19 trong chương trình CFA level 2

1.   Tổng quan về hoạch định ngân sách vốn đầu tư

Hoạch định ngân sách vốn đầu tư là quy trình công ty đưa ra quyết định về các dự án vốn – các dự án kéo dài từ 1 năm trở lên.

Dự án vốn được chia thành 6 loại:

Dự án

Đặc điểm

Dự án thay thể để duy trì hoạt động kinh doanh

(replacement project to maintain the business)

  • Quyết định có nên duy trì hoạt động và quy trình hoạt động đó không.
  • Không cần phân tích chi tiết.

Dự án thay thế để giảm chi phí

(replacement project for cost reduction)

  • Quyết định có nên thay thế thiết bị đã lỗi thời nhưng vẫn dùng được bằng thiết bị mới không.
  • Cần phân tích tương đối chi tiết.

Dự án mở rộng

(expansion project)

  • Để phát triển kinh doanh và cần nghiên cứu chi tiết để dự báo về cầu trong tương lai.
  • Cần phân tích rất chi tiết.

Sản phẩm và dịch vụ mới

(new products and services)

  • Liên quan đến nhiều yếu tổ không chắc chắn.
  • Cần phân tích chi tiết.

Dự án bắt buộc

(mandatory project)

  • Thường do yêu cầu từ các cơ quan chính phủ, công ty bảo hiểm, liên quan đến vấn đề về an toàn hoặc môi trường.
  • Thường không có hoặc lợi nhuận thấp nhưng tạo điều kiện cho những dự án sinh lời khác.
  • Quyết định thực hiện dự án hoặc dừng hoạt động lĩnh vực có liên quan để không phải thực hiện dự án.

Dự án khác

Khó để phân tích bằng các tiêu chí thông thường.

2.   Nguyên tắc hoạch định ngân sách vốn đầu tư

Các nguyên tắc hoạch định chính sách vốn đầu tư bao gồm:

  • Quyết định dựa trên dòng tiền, không dựa trên lợi nhuận kế toán
  • Dòng tiền được tính dựa trên chi phí cơ hội
  • Thời điểm phát sinh dòng tiền là một yếu tố quan trọng
  • Dòng tiền được phân tích dựa trên cơ sở sau thuế
  • Chi phí tài chính được phản ánh qua tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của dự án

Nội dung chi tiết các nguyên tắc được trình bày ở Reading 32, CFA Level 1 (Đọc thêm tại trang 50 Curriculum 2020 Level 1 Volume 4).

3.   Ảnh hưởng của việc lựa chọn phương pháp khấu hao đến hoạch định chính sách vốn đầu tư

3.1.      Giới thiệu phương pháp khấu hao MACRS

Ngoài phương pháp khấu hao đường thẳng được sử dụng cho báo cáo tài chính, ở một số nước còn sử dụng phương pháp MACRS (Modified Accelerated Cost Recovery System) cho mục đích thuế và mục tiêu hoạch định chính sách đầu tư.

Ở phương pháp MACRS, tài sản được xếp vào loại tuổi thọ 3, 5, 7, 10 năm. Tỉ lệ khấu hao được tính giống với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh với hệ số bằng 2. Phương pháp này giả sử rằng tài sản được đưa vào sử dụng ở giữa năm đầu tiên (half-year convention).

Cụ thể tỉ lệ khấu hao từng kì như sau:

Năm

Loại tài sản có tuổi thọ

3 năm

5 năm

7 năm

10 năm

1

33.33%

20.00%

14.29%

10.00%

2

44.45%

32.00%

24.49%

18.00%

3

14.81%

19.20%

17.49%

14.40%

4

7.41%

11.52%

12.49%

11.52%

5

 

11.52%

8.93%

9.22%

6

 

5.76%

8.93%

7.37%

7

 

 

8.93%

6.55%

8

 

 

3.29%

6.55%

9

 

 

 

6.55%

10

 

 

 

6.55%

11

 

 

 

3.29%

 

100%

100%

100%

100%

Tòa nhà được khấu hao trong 39 năm: Tỉ lệ khấu hao 1,3% ở năm 1 và năm 40 và 100/39 = 2,6% trong những năm còn lại

Lấy ví dụ với tài sản có tuổi thọ 5 năm. Tỉ lệ khấu hao hàng năm là 2 *1/5 = 40% (tỉ lệ khấu hao nhanh với hệ số bằng 2).

  • Tỉ lệ khấu hao năm đầu tiên = ½ x 40% = 20% do giả sử tài sản được sử dụng vào giữa năm đầu tiên nên chỉ trích khấu hao cho nửa năm.
  • Tỉ lệ khấu hao năm thứ 2 = 40% x (100% – 20%) = 32%
  • Tỉ lệ khấu hao năm thứ 3 = 40% x (100% – 20% – 32%) = 19.20%
  • Tỉ lệ khấu hao năm thứ 4 = 40% x (100% – 20% – 32% – 19.20%) = 11.52%
  • Đối với năm thứ 5, tỉ lệ khấu hao xác định theo cách trên = 6.91% (=40% x (100% – 20% – 32% – 19.20% – 11.52%)) < mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng của tài sản = 11.52% (= (100% – 20% – 32% – 19.20% – 11.52%) / 1.5) nên từ năm thứ 5 sẽ chuyển thành khấu hao theo phương pháp đường thẳng với tỉ lệ khấu hao 11.52% 1 năm.
  • Tỉ lệ khấu hao năm thứ 6 = ½ x 11.52% = 5.76% do giả định tài sản được sử dụng vào giữa năm đầu tiên

Nhận xét:

So với phương pháp khấu hao đường thẳng, khi sử dụng phương pháp MACRS tỉ lệ khấu hao ở những năm đầu sẽ lớn hơn ở những năm đầu tiên nhưng nhỏ hơn ở những năm tiếp theo.

3.2.      Ảnh hưởng của việc lựa chọn phương pháp khấu hao đến hoạch định chính sách đầu tư

Để phân tích Ảnh hưởng của việc lựa chọn phương pháp khấu hao đến hoạch định chính sách đầu tư, ta sẽ so sánh ảnh hưởng của việc lựa phương pháp khấu hao đến NPV.

NPV sẽ được tính từ dòng tiền gia tăng (incremental cash flows) từng kì chiết khấu về thời điểm hiện tại. Dòng tiền gia tăng chia thành 3 loại:

Loại dòng tiền

Diễn giải

(1) Chi phí đầu tư ban đầu (Initial investment outlay)

Là các chi phí trả trước liên quan đến sản phẩm, bao gồm:

  • Chi phí vốn cố định (Fixed capital - FCInv): Chi phí mua tài sản cố định phục vụ dự án, bao gồm cả chi phí vận chuyển và lắp đặt.
  • Thay đổi vốn lưu động ròng (NWCInv): Chi phí vốn lưu động được sử dụng cho hoạt động ban đầu của dự án (VD: Chi phí hàng tồn kho). NWCInv được tính bằng sự khác biệt về giá trị vốn lưu động trước và sau khi dự án được thực hiện, hay chính là:

NWCInv = ∆tài sản ngắn hạn ngoài tiền - ∆nợ ngắn hạn ngoài short-term debt.

Khi kết thúc dự án, thay đổi vốn lưu động ròng sẽ được thu hồi.

(2) Dòng tiền hoạt động hàng năm (after-tax operating cash flow - CF)

Dòng tiền hoạt động hàng năm là dòng tiền gia tăng hàng năm do việc sử dụng tài sản trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản:

CF = (S – C – D)(1 – T) + D = (S – C)(1 – T) + (TD)

Trong đó:

S là doanh thu của năm

C là chi phí hoạt động (CPHĐ) bằng tiền (cash operating costs)

D là chi phí khấu hao

T là thuế suất cận biên (marginal tax rate)

Mặc dù khấu hao không phải là chi phí bằng tiền, nó giúp làm giảm thuế phải nộp của công ty, hay còn gọi là lá chắn thuế bằng khấu hao.

(3) Dòng tiền kết thúc dự án (Terminal year after-tax non-operating cash flow - TNOCF)

Dòng tiền hình thành từ việc thanh lý tài sản hoặc thu hồi vốn ở thời điểm kết thúc dòng đời của dự án.

TNOCF = SalT + NWCInv – T (SalT – BT)

Trong đó:

SalT là tiền thu được trước thuế từ việc thanh lý tài sản

BT là giá trị sổ sách của tài sản thanh lý

Chi phí khấu hao sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động hàng năm của doanh nghiệp. Theo công thức CF = (S – C)(1 – T) + (TD) khi khấu hao càng lớn dòng tiền hoạt động hàng năm càng lớn. Chính vì vậy, việc sử dụng phương pháp khấu hao MACRS sẽ khiến dòng tiền hoạt động hàng năm của doanh nghiệp lớn hơn ở các năm đầu so với phương pháp khấu hao đường thẳng, dẫn đến khi chiết khấu về thời điểm hiện tại ta được NPV lớn hơn.

Ví dụ: Phân tích dự án và ảnh hưởng của phương pháp khấu hao đến hoạch định chính sách đầu tư

Công ty Mayco muốn mở rộng nhà máy phục vụ cho sản xuất của công ty. Hiện tại, Mayco có thể mua một mảnh đất sẵn có với giá 25,000$. Trang thiết bị cần thiết cho nhà máy tốn 175,000$, bao gồm chi phí lắp đặt. Trang thiết bị được tính khấu hao theo phương pháp MACRS trong thời gian 3 năm còn mảnh đất không khấu hao. Ngoài ra, dự án còn cần một khoản đầu tư ban đầu 30,000$ vào vốn lưu động ròng. Khoản đầu tư này diễn ra vào cùng thời điểm với việc mua tòa nhà và máy móc.

Doanh thu hàng năm là 220,000$. Bộ phận sản xuất ước tính rằng chi phí sản xuất chung là 90,000$ 1 năm. Thuế suất 40% và chi phí sử dụng vốn là 10%.

Ước tính dự án có dòng đời 5 năm. Vào thời điểm kết thúc, đất đai và máy móc dự kiến có tổng giá trị thị trường là 50,000$ và tổng giá trị sổ sách là 25,000$.

Yêu cầu:

I. So sánh ảnh hưởng của phương pháp MACRS và phương pháp khấu hao đường thẳng đến NPV và IRR
II. Xác định có nên chấp nhận dự án này sử dụng phân tích NPV.

Bài giải:

Bảng 19.1: Dòng tiền thu được hàng năm từ dự án (Đơn vị: $)

0

1

2

3

4

5

Chi phí ban đầu

 

 

 

 

 

 

Chi phí vốn cố định (FCInv)

-200,000

 

 

 

 

 

Thay đổi vốn lưu động ròng (WCInv)

-30,000

 

 

 

 

 

Tổng dòng tiền cho chi phí ban đầu

-230,000

 

 

 

 

 

Dòng tiền hoạt động hàng năm

 

 

 

 

 

 

Doanh thu (S)

 

220,000

220,000

220,000

220,000

220,000

CPHĐ bằng tiền (C)

 

90,000

90,000

90,000

90,000

90,000

Khấu hao (D) (Working 1)

 

58,328

77,788

25,918

12,968

0

Lợi luận kinh doanh trước thuế

(= S – C – D)

 

71,673

52,213

104,083

117,033

130,000

Thuế thu nhập doanh nghiệp

(= Lợi nhuận kinh doanh trước thuế x thuế suất)

 

28,669

20,885

41,633

46,813

52,000

Lợi luận kinh doanh sau thuế

 

43,004

31,328

62,450

70,220

78,000

Cộng lại: Chi phí khấu hao

 

58,328

77,788

25,918

12,968

0

Tổng dòng tiền hoạt động hàng năm

 

101,331

109,115

88,367

83,187

78,000

Dòng tiền kết thúc dự án

 

 

 

 

 

 

Tiền thu được từ thanh lý tài sản sau thuế

= (50,000 – 40% x (50,000 – 25,000))

 

 

 

 

 

40,000

Hoàn lại vốn lưu động ròng

(Do ban đầu doanh nghiệp đầu tư vốn lưu động ròng, tức là dòng tiền của đầu tư vốn lưu động ròng là dòng tiền ra, nên khi hoàn lại đây là dòng tiền vào)  

 

 

 

 

 

30,000

Tổng dòng tiền kết thúc dự án

 

 

 

 

 

70,000

Tổng dòng tiền trong kỳ (= Tổng dòng tiền từ 3 loại)

-230,000

101,331

109,115

88,367

83,187

148,000

NPV (10%) (Working 2)

167,403

 

 

 

 

 

IRR (Tính bằng máy tính tài chính)

34,74%

 

 

 

 

 

Nếu sử dụng phương pháp đường thẳng, ta có dòng tiền hoạt động hàng năm:

CF = (S – C)(1 – T) + (TD) = (220,000 – 90,000)(1 - 40%) + 40% x = 92,000

 ⇒  IRR = 32.7%

Kết luận:

I.  So sánh ảnh hưởng của phương pháp MACRS và phương pháp khấu hao đường thẳng đến NPV và IRR

Việc sử dụng phương pháp MACRS thay vì phương pháp đường thẳng khiến khấu hao lớn hơn vào những năm 1, 2 và nhỏ hơn vào những năm 3, 4, 5. Điều này dẫn đến lợi nhuận trước thuế ở năm 1 và 2 giảm, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm, từ đó dòng tiền hoạt động hàng năm tăng (ngược lại ở các năm 3, 4, 5). Về tổng thể, điều này làm cho NPV tăng (từ 162,127 lên 167,403) và IRR tăng (từ 32.7% lên 34.74%).

II.  Xác định có nên chấp nhận dự án này sử dụng phân tích NPV.

Vì NPV > 0 và IRR > 12% nên Mayco nên chấp nhận dự án này.

Working 1: Chi phí khấu hao được tính dựa trên phương pháp MACRS, cụ thể:

Năm

Chi phí khấu hao

Năm 1 (= 33% x 175,000)

58,328$

Năm 2 (= 45% x 175,000)

77,788$

Năm 3 (= 15% x 175,000)

25,918$

Năm 4 (= 7% x 175,000)

12,968$

Năm 5

0

Working 2:

Chú ý: 3 loại dòng tiền của dự án thay thế có sự khác biệt so với các loại dự án khác do công ty vừa mua mới, vừa bán tài sản cũ. Khi tính toán, chúng ta cần:

  • Phản ánh doanh thu từ việc bán tài sản cũ vào chi phí đầu tư ban đầu:

  • Dòng tiền hoạt động hàng năm được tính bằng dòng tiền hoạt động từ tài sản mới trừ đi dòng tiền hoạt động từ tài sản cũ:

  • Phản ánh doanh thu từ việc bán tài sản cũ dòng tiền kết thúc dự án

4.   Ảnh hưởng của tỉ lệ lạm phát đến hoạch định chính sách vốn đầu tư

Khi xét đến ảnh hưởng của lạm phát đến hoạch định chính sách vốn đầu tư, nhà đầu tư cần quan tâm:

  • Phân tích dòng tiền danh nghĩa hay dòng tiền thực tế: Dòng tiền danh nghĩa có ảnh hưởng bởi lạm phát, còn dòng tiền thực tế thì không.
  • Sự thay đổi của lạm phát ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của dự án: Nếu tỉ lệ lạm phát cao hơn dự tính, dòng tiền tương lai của dự án sẽ giảm và giá trị của dự án sẽ tăng và ngược lại.
  • Sự thay đổi của lạm phát ảnh hưởng đến lá chắn thuế từ khấu hao: Nếu tỉ lệ lạm phát cao hơn dự tính, chi phí thuế của doanh nghiệp sẽ tăng bởi lá chắn thuế bằng khấu hao đã bị giảm giá trị. Điều này là do phí khấu hao, dựa trên giá mua của tài sản, sẽ thấp hơn nếu được tính toán lại ở mức giá đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
  • Sự thay đổi của lạm phát làm giảm giá trị các khoản thanh toán cho trái chủ: Trái chủ nhận được các khoản thanh toán cố định nên khoản thanh toán này sẽ có giá trị thực tế thấp hơn khi lạm phát gia tăng.
  • Sự thay đổi của lạm phát có thể ảnh hưởng khác nhau đến doanh thu và chi phí: Nếu giá hàng hóa thay đổi ở mức tỷ lệ khác với giá đầu vào được sử dụng để tạo ra những hàng hóa đó, giá sau thuế của công ty dòng tiền có thể tốt hơn hoặc xấu hơn dự kiến.

5.   Đánh giá dự án vốn và xác định dự án vốn tối ưu

5.1.      Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau với dòng đời khác nhau

Có thể tiếp cận theo hai phương pháp

Least Common Multiple of Lives Approach

Equivalent Annual Annuity Approach

Giả định rằng mỗi dự án có thể được lặp lại nhiều lần nếu cần để đạt được tuổi thọ chung. So sánh NPV cho cả quá trình của 2 dự án và chọn dự án có NPV lớn hơn.

Tìm ra một chuỗi các khoản thanh toán bằng nhau hàng năm (EAA) có giá trị hiện tại bằng với NPV của dự án, sau đó so sánh với nhau để chọn dự án có EAA lớn hơn.

Ví dụ: Công ty đang lựa chọn 1 trong 2 dự án A và B, với dòng tiền dự kiến trong tương lai lần lượt là (Đơn vị: $)

  • Dự án A
  • Dự án B:

Yêu cầu: Lựa chọn dự án bằng cả 2 phương pháp (Biết tỉ lệ chiết khấu là 12%)

Bước 1: Lựa chọn dòng đời mới cho dự án

Với giả định mỗi dự án có thể lặp lại nhiều lần nên ta sẽ lặp lại dự án cho đến khi nào dòng đời của 2 sự án bằng nhau.

Với ví dụ này, dự án B là 3 năm, còn dự án A đang có dòng đời 6 năm (gấp đôi dự án B) nên ta sẽ lặp lại dự án B để dòng đời dự án B là 3x2 = 6 năm, bằng dự án A

Bước 2: Tính toán lại dòng tiền hàng năm và tính NPV, IRR của các dự án

  • Dự án B:

IRR = 25.2%

  • Dự án A: Dòng tiền không đổi

IRR = 17.5%

Bước 3: Lựa chọn dự án

Dự án B có NPV và IRR lớn hơn dự án A nên công ty nên lựa chọn dự án B.

Bước 1: Tính NPV của từng dự án

Dự án A = 3,245.47$

Dự án B:

Bước 2: Tìm EAA cho từng dự án sao cho PV của EAA bằng NPV dự án

Bước 3: Lựa chọn dự án có EAA cao nhất

< => Công ty nên lựa chọn dự án B

5.2.      Trường hợp lựa chọn dựa án trong điều kiện giới hạn vốn đầu tư

Phân bổ vốn là việc phân bổ một lượng vốn cố định giữa các các dự án có sẵn sẽ tối đa hóa tài sản của cổ đông trong điều kiện giới hạn về vốn.

6.   Thu nhập kế toán và thu nhập kinh tế trong hoạch định chính sách đầu tư

 

Thu nhập kinh tế

Thu nhập kế toán

Công thức tính

Thu nhập kinh tế = dòng tiền trong kì + (giá thị trường cuối kì – giá trị thị trường đầu kì)

Hoặc:

Thu nhập kinh tế = dòng tiền trong kì – khấu hao kinh tế

Trong đó khấu hao kinh tế = giá trị thị trường đầu kì - giá thị trường cuối kì

Là khoản thu nhập ròng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đến từ kết quả của việc đầu tư vào dự án đó.

 

Điểm khác nhau

Sử dụng khấu hao kinh tế. Khấu hao kinh tế được tính theo giá trị thị trường.

Sử dụng khấu hao kế toán. Khấu hao kế toán được tính dựa trên giá trị ban đầu của khoản đầu tư.

Chi phí lãi vay không được nhắc đến trong thu nhập kinh tế do nó đã được phản ánh trong WACC (WACC được dùng để tính market value mà ta sẽ học trong nội dung CFA Level 2).

Chi phí lãi vay được trừ đi khi tính thu nhập kế toán

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx