[Pre-CFA Level II] Equity valuation

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 24: Định giá vốn cổ phần - Ứng dụng và Quy trình (Equity valuation: Applications and Processes)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 24 trong chương trình CFA level 2

1. Các khái niệm cơ bản về định giá

  • Định giá (valuation) là quá trình đưa ra ước tính về giá trị của một tài sản. Định giá thường được dựa trên (1) Các yếu tố xác định lợi tức tương lai tạo ra từ tài sản, (2) So sánh với các tài sản tương tự và (3) Giá trị thanh lý hiện tại của tài sản đó.
  • Giá trị nội tại (intrinsic value) của một tài sản là khái niệm để chỉ giá trị “thực sự” của tài sản sau khi đã đánh giá được chính xác và đầy đủ tất cả các đặc tính của tài sản đó. Trong lý thuyết về thị trường hiệu quả, giá trị thị trường của một tài sản sẽ bằng giá trị nội tại của tài sản đó.
  • Giá trị hoạt động (going-concern value) là giá trị của một tài sản khi đặt trong giả định công ty sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai.
  • Giá trị thanh lý (liquidation value) là giá trị của một tài sản khi bị thanh lý trong hiện tại. Giá trị thanh lý thường được sử dụng khi công ty đang trong quá trình khó khăn, hoặc khả năng tiếp tục hoạt động (going-concern assumption) là không rõ ràng.
  • Giá trị thị trường hợp lý (Fair market value) là giá trị của một tài sản khi được mua bán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết về giá trị thực sự của tài sản đó, trong một giao dịch ngang giá (arm-length transaction).
  • Giá trị đầu tư (investment value) là giá trị của tài sản đối với bên mua (investor) dựa trên những kỳ vọng và yêu cầu đầu tư của bên mua. Giá trị đầu tư có thể cao hơn giá trị hợp lý nếu người mua cho rằng việc sở hữu tài sản sẽ tạo ra các giá trị gia tăng khác. Một số quan điểm đầu tư cho rằng giá trị đầu tư = giá trị nội tại kỳ vọng của tài sản.

2. Ứng dụng và quy trình định giá tài sản

  • Ứng dụng của Định giá tài sản vốn
  • Quy trình định giá tài sản vốn

Bước 1: Tìm hiểu về doanh nghiệp

Bao gồm:

  • Phân tích về ngành và tình hình cạnh tranh
  • Phân tích Báo cáo Tài chính

Bước 2: Dự phóng kết quả kinh doanh
Bước 3: Lựa chọn mô hình định giá phù hợp
Các loại mô hình định giá về cơ bản được chia ra làm 2 nhóm:

  • Mô hình định giá tuyệt đối: Ước tính giá trị nội tại của tài sản dựa trên các đặc tính cơ bản của tài sản đó

  • Mô hình định giá tương đối: Ước tính giá trị của tài sản dựa trên phương pháp so sánh với tài sản có giá trị tương đồng

Bước 4: Chuyển đổi dự phóng thành giá trị định giá
Bước 5: Kết luận về giá trị định giá

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx