[Pre-CFA Level II] Equity valuation

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 26: Phân tích ngành và công ty (Industry and Company Analysis)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 26 trong chương trình CFA level 2

1. Xây dựng các mô hình tài chính (Financial Modelling)

Xây dựng mô hình tài chính là quá trình xây dựng dự phóng trong các năm tiếp theo cho các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm (1) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement), (2) Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) và (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement). Nội dung dự phóng của của các báo cáo tài chính bao gồm:

(1) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Doanh thu (Revenue)
  • Giá vốn hàng bán (Cost of good sold – COGS)
  • Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và chi phí chung (Selling, general and administrative expenses – SG&A)
  • Chi phí tài chính (Financing expenses)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate income tax)
  • Khác
(2) Bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Các tài khoản vốn lưu động: các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho …
  • Chi phí vốn (Capital Expenditure)
  • Các chỉ tiêu nợ và vốn chủ
  • Dòng tiền sử dụng vốn, chi trả cổ tức, mua bán tài sản …

Các phương pháp dự phóng doanh thu/chi phí bao gồm

  • Phương pháp top-down: là phương pháp phân tích đi từ các yếu tố vĩ mô, và thu hẹp dần phạm vi phân tích tới các cấp độ thấp hơn như khu vực, ngành, sản phẩm … trước khi đi vào dự báo doanh thu và chi phí của của công ty.
  • Phương pháp bottom-up: là phương pháp phân tích bắt đầu từ phân tích công ty và mở rộng ra phân tích dựa trên yếu tố vĩ mô ở cấp độ cao hơn.
  • Phương pháp hybrid: là phương pháp kết hợp cả phương pháp bottom-up và top-down.

Quá trình dự phóng yêu cầu sử dụng nhiều giả định trong tương lai. Do vậy, để ước tính ảnh hưởng của sự thay đổi các giả định tới dự phóng, phân tích viên cần sử dụng Phân tích kịch bản (Scenario Analysis) và Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis).

2. Ảnh hưởng của các yếu tố cạnh tranh

Các dự phóng có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. Khi phân tích về ngành nghề của một công ty, ta cần phải phân tích các yếu tố cạnh tranh và ảnh hưởng của các yếu tố này tới giá trị định giá. Mô hình phân tích yếu tố cạnh tranh thường được sử dụng là Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter, bao gồm:

3. Lạm phát và giảm phát, sự phát triển công nghệ

Ảnh hưởng của lạm phát/giảm phát đến doanh thu của một ngành

Mối quan hệ giữa lạm phát/giảm phát và doanh thu của ngành phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Cấu trúc ngành: Một ngành bị chiếm lĩnh bởi một vài công ty lớn sẽ có khả năng tác động đến giá bán để bù đắp ảnh hưởng của lạm phát và ngược lại.
  • Độ co dãn của nhu cầu: giá cả thường tỉ lệ nghịch với nhu cầu, độ co dãn theo giá càng lớn thì ảnh hưởng của việc tăng giá bán đến nhu cầu sẽ càng lớn.
  • Phản ứng của đối thủ cạnh tranh và sự sẵn có của sản phẩm thay thế: trong điều kiện giảm phát, công ty giảm giá bán nhanh nhất sẽ tăng được sản lượng bán và ngược lại, trong điều kiện lạm phát, công ty đầu tiên tăng giá sẽ bị ảnh hưởng về mặt sản lượng.

Ảnh hưởng của lạm phát/giảm phát đến doanh thu của một công ty

Mối quan hệ giữa lạm phát/giảm phát và doanh thu của một công ty phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Độ co giãn về giá đối với sản phẩm: trong trường hợp lạm phát, giá trị đầu vào sản xuất tăng, dẫn đến giá bán tăng, nếu cầu sản phẩm theo giá tương đối co dãn, doanh nghiệp sẽ chịu thiệt hại về doanh thu và ngược lại.
  • Mức độ lạm phát giữa các quốc gia: nếu thị trường xuất khấu có mức lạm phát cao hơn, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ chênh lệch, nhưng phần thu nhập này sẽ biến mất nếu đồng tiền nội địa bị suy giảm giá trị (phù hợp với lý thuyết về ngang giá sức mua – Relative Purchasing Power Parity)
  • Chiến lược về giá và vị thế thị trường: khi đầu vào tăng giá, công ty có thể lựa chọn tăng giá để đảm bảo tỉ suất lợi nhuận, hoặc giữ nguyên giá bán để tăng thị phần.

Ảnh hưởng của lạm phát/giảm phát đến chi phí

Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí đầu vào sẽ bị tác động bởi một số các đặc tính cụ thể. Chẳng hạn đối với các ngành thường xuyên sử dụng các công cụ phái sinh để phòng hộ rủi ro khi thay đổi giá cả đầu vào, điều này sẽ ảnh hưởng đến dự phóng về mặt giá đầu vào.

Ảnh hưởng của phát triển công nghệ

  • Giảm giá vốn sản xuất, dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận gộp
  • Tạo ra các sản phẩm thay thế
  • Thay đổi chiến lược định giá sản phẩm của công ty
  • Tạo ra sản phẩm mới giúp công ty mở rộng thị phần

4. Xây dựng mô hình định giá

Các bước xây dựng mô hình định giá bao gồm:

Bước 1: Thu thập thông tin về ngành thông qua việc sử dụng Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh

Bước 2: Thu thập thông tin về công ty dựa trên các phân ngành

Bước 3: Xây dựng báo cáo kết quả kinh doanh giả định (pro forma income statement)

  • Dự phóng doanh thu của từng phân ngành sử dụng các phương pháp top-down, bottom-up và hybrid.
  • Ước tính giá vốn hàng bán, dựa trên ước tính về tỉ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu
  • Ước tính chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý
  • Ước tính chi phí tài chính dựa trên các giả định liên quan tới lãi suất, nợ, cấu trúc vốn và yêu cầu chi phí phí vốn trong tương lai
  • Ước tính chi phí thuế

Bước 4: Xây dựng Bảng cân đối kế toán giả định (pro forma balance sheet)

Bước 5: Xây dựng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giả định (pro forma cash flow statement) dựa trên các giả định từ 2 báo cáo trên

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx