[Pre-CFA Level II] Alternative Investments

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 42: Giới thiệu về hàng hóa và các công cụ phái sinh dựa trên hàng hóa (Introduction to Commodities and Commodities Derivative)

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 42 trong chương trình CFA level 2

Bài đọc này trình bày các đặc điểm và định giá của hàng hóa và các loại phái sinh hàng hóa. Do đầu tư vào hàng hóa được thực hiện chủ yếu thông qua thị trường tương lai, các khái niệm và lý thuyết đằng sau hợp đồng tương lai hàng hóa là trọng tâm chính của bài đọc. Đặc biệt, mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai, cũng như các thành phần cơ bản của lợi nhuận tương lai, là những vấn đề chính cần cân nhắc khi phân tích.

1.   Phân loại hàng hóa

Hàng hóa thường được chia thành các loại chính như sau:

  • Hàng hóa năng lượng (energy): dầu thô, khí đốt và các sản phầm tinh chế từ dầu thô.
  • Hàng hóa kim loại công nghiệp (industrial meals): nhôm, nikel, thiếc, chì, sắt, kẽm.
  • Hàng hóa ngũ cốc (grains): lúa mì, lúa mạch, ngô, đậu nành, gạo.
  • Hàng hóa thịt động vật (livestock): thịt lợn, thịt cừu, thịt gia cầm, thịt gia súc.
  • Hàng hóa kim loại quý (precious metals): vàng, bạc, bạch kim.
  • Hàng hóa nông sản (cash crop): bông, cà phê, đường, ca cao.

2.   Cách định giá hàng hóa

Cổ phiếu và trái phiếu là các tài sản tài chính được định giá dựa trên giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai. Đối với hàng hóa thì mức giá giao ngay (spot price) được tính dựa trên giá trị hiện tại của giá bán trong tương lai trong khi đó giá kì hạn (forward price) sẽ cao hơn do một số chi phí liên quan tới hàng hóa như chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển.

3.   Các chủ thể chính trên thị trường hàng hóa tương lai (commodity future market)

Các chủ thể chính tham giá thị trường hàng hóa tương lai bao gồm:

  • Nhà phòng hộ (Hedger)
  • Nhà đầu cơ (Speculator)
  • Nhà kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrageurs)
  • Sàn giao dịch hàng hóa (Commodity exchanges)
  • Nhà phân tích thị trường hàng hóa (Commodity market analysts)
  • Các nhà quản lý (Commodity regulators)

4.   Mối liên hệ giữa giá hàng hóa trong hợp đồng tương lai (future prices) và giá giao ngay (spot prices)

Khi giá của hợp đồng hàng hóa tương lai đáo hạn trong tương lai xa lớn hơn giá hợp đồng hàng hóa tương lai đáo hạn trong tương lai gần thì thuật ngữ contago được sử dụng để chỉ trạng thái thị trường hàng hóa tương lai lúc này. Ngược lại, khi giá của hợp đồng hàng hóa tương lai đáo hạn trong tương lai gần lớn hơn giá trị hợp đồng hàng hóa tương lai đáo hạn trong tương lai xa, thuật ngữ backwardation được dùng để chỉ trạng thái của thị trường hàng hóa tương lai lúc này.

5.   Các giả thuyết về lợi tức của hợp đồng hàng hóa tương lai đem lại (Theories of commodity futures return)

5.1.      Lý thuyết bảo hiểm (Insurance Theory)

Lí thuyết trên được phát triển bởi nhà kinh tế học người Anh, John Maynard Keynes. Keynes cho rằng động lực chính tạo nên lợi tức của hợp đồng tương lai là mục tiêu giảm thiểu rủi ro giá bán của người sản xuất hàng hóa. Lí thuyết bảo hiểm cho rằng giá hàng hóa trong hợp đồng tương lai sẽ thấp hơn giá hàng hóa giao ngay và phần chênh lệch chính là chi phí bảo hiểm của người sản xuất hàng hóa.

5.2.      Giả thuyết áp lực phòng ngừa (Hedging pressure hypothesis)

Giả thuyết áp lực phòng ngừa mở rộng lý thuyết bảo hiểm khi phân loại những người tham gia phòng hộ (hedger) thành phòng hộ mua (long hedger) và phòng hộ bán (short hedger). Do đó, khi những người phòng hộ mua áp đảo người những người phòng hộ bán thì thị trường hàng hóa tương lai sẽ ở trong trạng thái contango. Ngược lại khi những người phòng hộ bán áp đảo những người phòng hộ mua thì thị trường hàng hóa tương lai ở trong trạng thái backwardation.

5.3.      Giả thuyết cất trữ (The theory of storage)

Giả thuyết này cho rằng sự khác biệt giữa giá giao ngay và giá trong hợp đồng tương lai của hàng hóa chủ yếu đến từ chi phí cất trữ, lưu kho hàng hóa và lợi tức nắm giữ hàng hóa (convenience yield – lợi ích mà người có hàng hóa được hưởng trong quá trình nắm giữ hàng hóa)

Công thức định giá hàng hóa tương lai:

Future price = Spot price + Storage cost – Convenience yield

6.   Lợi tức của nhà đầu tư khi tham gia hợp đồng hàng hóa tương lai ở vị thế mua

Để có thể tham gia hợp đồng hàng hóa tương lai ở vị thế mua, nhà đầu tư cần phải có một lượng tài sản thế chấp nhất định với giá trị tương đương với giá trị hàng hóa. Như vậy khi tham gia hợp đồng hàng hóa tương lai ở vị thế mua, nhà đầu tư thường có 3 nguồn lợi tức: lợi tức đến từ tài sản thế chấp (collateral yield), lợi tức đến từ chênh lệch giá của hàng hóa (spot yield), lợi tức và lợi tức khi gia hạn thêm hợp đồng tương lai mới (roll yield)

7.   Hợp đồng hàng hóa hoán đổi hàng hóa (Commodity swap)

Trong hợp đồng hàng hóa hoán đổi toàn phần (total return swap), người ở vị thế mua (the long) sẽ trả một khoản phí cố định cho người bán (the short) dựa trên sự biến động của hàng hóa và mức lợi tức đến từ tài sản thế chấp của người tham gia vị thế mua. Khi lãi thì người tham gia vị thế mua sẽ được người tham gia vị thế bán trả tiền và khi lỗ người tham gia vị thế mua sẽ phải trả tiền cho người tham gia vị thế bán.

Ví dụ 9: Một người tham gia vị thế mua đối với hợp đồng hoán đổi hàng hóa với hàng hóa ở đây là một lượng dầu mỏ trị giá 10,000,000 USD ở thời điểm hiện tại. Điều khoản của hợp đồng quy định rằng hàng tháng người nắm giữ hợp đồng người nắm giữ hàng hợp đồng hoán đổi này sẽ phải trả cho người bán 0.25% giá trị hợp đồng. Nếu trong tháng tới giá dầu biến động tăng 1.45% thì số lợi nhuận mà người mua hợp đồng sẽ nhận được từ sự biến động này là (1.45% - 0.25%) x 10,000,000 USD = 120,000 USD.

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx