[Pre-CFA Level II] Portfolio management

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 46: Nền kinh tế và thị trường tài chính

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 46 trong chương trình CFA level 2

Nền kinh tế và thị trường tài chính có mối liên hệ vô cùng mật thiết với nhau, trong phần này, người học cần nắm được các cấu phần của lãi suất chiết khấu, hiểu về lãi suất phi rủi ro và tỷ lệ thay thế thời gian lẫn nhau, cũng như mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn của nền kinh tế, sự biến động của tỷ lệ tăng trưởng, và giá trị trung bình của lãi suất thực tế trong ngắn hạn.

1.   Các cấu phần của lãi suất chiết khấu

Giá trị của bất kỳ khoản tài sản nào trong nền kinh tế đều có thể được tính toán bằng cách chiết khấu các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai với một mức lãi suất chiết khấu phù hợp đã được điều chỉnh rủi ro. Dòng tiền trong tương lai càng không chắc chắn thì lãi suất chiết khấu càng cao.

Các cấu phần của lãi suất chiết khấu:

1.    Lãi suất chiết khấu phi rủi ro thực tế (R)

2.    Lạm phát kỳ vọng (π)

3.    Phần bù rủi ro phản ánh những sự không chắc chắn về dòng tiền trong tương lai (RP)

Giá trị của một tài sản sẽ thay đổi nếu như có thay đổi trong (1) Dự báo dòng tiền trong tương lai và (2) một trong ba cấu phần của lãi suất chiết khấu.

Phần bù rủi ro không chỉ khác nhau đối với từng tài sản (hay từng lớp tài sản), mà còn phụ thuộc vào cách mà các nhà đầu tư nhìn nhận rủi ro.

2.   Vai trò của kỳ vọng đối với việc định giá tài sản trên thị trường

  • Giá trị của một tài sản phụ thuộc vào (1) dòng tiền kỳ vọng trong tương lai và (2) lãi suất chiết khấu đối với từng tài sản.

  • Khi các chủ thể trên thị trường nhận được thông tin mới họ sẽ xem xét lại về giá trị kỳ vọng và thời gian họ nhận được dòng tiền trong tương lai kết quả định giá của các tài sản này sẽ thay đổi.
  • Tác động của thông tin mới trên thị trường phụ thuộc vào mối quan hệ tương đối giữa kỳ vọng cũ và thông tin mà nhà đầu tư vừa được nhận, chứ không phụ thuộc vào bất kỳ một tiêu chuẩn tuyệt đối nào.

Ví dụ: Một công ty A vừa công bố lợi nhuận tăng trưởng 53%, tuy nhiên nhà đầu tư lại kỳ vọng lợi nhuận của công ty A tăng 100%, và thông tin này kém lạc quan hơn kỳ vọng của họ, điều này khiến cho giá cổ phiếu công ty A giảm.

3.   Giải thích mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn của nền kinh tế, sự biến động của tỷ lệ tăng trưởng, và giá trị trung bình của lãi suất thực tế trong ngắn hạn

3.1.      Lãi suất phi rủi ro

Một trái phiếu, cho dù không có rủi ro vỡ nợ và không chịu tác động của lạm phát, thì nó vẫn cần sự đền bù cho người mua trái phiếu, vì họ phải bỏ qua những khoản tiêu dùng trong hiện tại (để đầu tư vào trái phiếu, hay nói cách khác, để cho vay). Vì thế các trái phiếu này thường trả mức lợi suất phi rủi ro.

Thông thường, các nhà đầu tư nắm giữ khoản tiền nhàn rỗi sẽ cân nhắc và đánh giá giữa những lợi ích bị mất đi (disutility) của việc bỏ qua các khoản tiêu dùng ở hiện tại và lợi ích của việc tiêu dùng trong tương lai.

Khái niệm lãi suất thực phi rủi ro (real risk-free rate) xuất phát từ khái niệm “tỷ lệ thay thế thời gian lẫn nhau” (inter-temporal rate of substitution).

Tỷ lệ thay thế thời gian lẫn nhau (inter-temporal rate of substitution) chỉ sự đánh đổi của nhà đầu tư trên thị trường giữa tiêu dùng thực ở hiện tại và tiêu dùng thực ở tương lai.

Tỷ lệ thay thế thời gian lẫn nhau =

Đối với một lượng tiêu dùng cho trước, các nhà đầu tư luôn yêu thích việc tiêu dùng trong thời điểm hiện tại hơn là tương lai:

Mức giá hiện hành của một trái phiếu phi rủi ro, loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát, không trả coupon, có thời gian đáo hạn là t và mệnh giá $1 là:

Tức giá của trái phiếu này bằng giá trị kỳ vọng của tỷ lệ thay thế thời gian lẫn nhau (mt) của các nhà đầu tư trên thị trường, hay nói cách khác là giá trị kỳ vọng của sự sẵn sàng đánh đổi tiêu dùng tại thời điểm hiện tại để nhận về $1 tại thời điểm t.

→  Lợi suất mà các nhà đầu tư trên thị trường có được khi đầu tư vào trái phiếu này là lợi suất phi rủi ro, và bằng:

3.2.  Dòng tiền rủi ro và phần bù rủi ro

Nếu dòng tiền của một tài sản trong tương lai là không chắc chắn, nhà đầu tư sẽ yêu cầu một phần bù rủi ro, để bù đắp cho phần rủi ro mà họ phải chịu. Lợi ích cận biên của nhà đầu tư của khoản thanh toán trong tương lai tỷ lệ nghịch với mức độ không chắc chắn của khoản thanh toán. Sự giảm đi trong lợi ích của các nhà đầu tư khi họ chịu tổn thất lớn hơn sự tăng lên trong lợi ích của các nhà đầu tư khi tài sản tăng lên một khoản tương ứng; và hiện tượng này gọi là tính sợ rủi ro (risk – aversion).

Xét một trái phiếu phi rủi ro, được điều chỉnh theo lạm phát, không trả coupon, và nhà đầu tư sẽ bán trái phiếu này trước khi đáo hạn. Vì nhà đầu tư không chắc chắn về mức giá bán trong tương lai, sẽ cần phải có một phần bù rủi ro. Phần bù rủi ro của trái phiếu được tính bằng công thức:

Và giá của trái phiếu lúc này sẽ được tính bằng công thức:

Với một nhà đầu tư sợ rủi ro, ta có:

3.3.      Tỷ lệ tăng trưởng GDP

Khi nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng trong tương lai:

Vậy có thể nói, lãi suất thực tế và tăng trưởng GDP thực tế biến động cùng chiều với nhau.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx