[Pre-CFA Level II] Portfolio management

[Tổng hợp các kiến thức cơ bản] Reading 47: Phân tích danh mục đầu tư chủ động

Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Reading 47 trong chương trình CFA level 2

Để có thể tiếp thu tốt hơn toàn bộ kiến thức của Reading 47, ở cấp độ nền tảng, bạn cần hiểu về quỹ đầu tư chủ động và nắm được cách tính toán lợi suất đầu đầu tư chủ động.

1.   Nhắc lại khái niệm đầu tư chủ động và đầu tư bị động

Đầu tư chủ động

Đầu tư bị động

Đầu tư chủ động là chiến lược quản lý danh mục đầu tư trong đó nhà đầu tư tiến hành việc đầu tư với mục tiêu đạt kết quả tốt hơn các chỉ số chuẩn mực trên thị trường, thông qua việc liên tục cập nhật và thay đổi tỷ trọng và cơ cấu danh mục tài sản, thực hiện các lệnh mua/bán mỗi khi có cơ hội kiếm lợi nhuận.

Đầu tư bị động là việc đầu tư vào một danh mục cố định mô tả một chỉ số trên thị trường, và các nhà đầu tư bị động không liên tục thực hiện các lệnh mua, bán mà nắm giữ các tài sản trong thời gian dài.

Có thể hiểu rằng, bằng cách đầu tư chủ động, các nhà quản lý danh mục đầu tư đang cố gắng tạo ra giá trị tăng thêm (added value), nhằm đạt được lợi nhuận tốt hơn (outperform) danh mục đầu tư bị động.

2.   Tính toán lợi suất đầu tư chủ động (active return)

Lợi suất đầu tư chủ động (– active return) là giá trị tăng thêm (added value) được tạo ra thông qua hoạt động đầu tư chủ động.

Lợi suất đầu tư chủ động có thể được đo lường trên cơ sở kỳ vọng (ex-ante) hoặc dựa trên cơ sở thực tế (ex-post).

2.1.      Lợi suất đầu tư chủ động dựa trên cơ sở kỳ vọng (ex-ante active return)

Lợi suất đầu tư chủ động dựa trên cơ sở kỳ vọng (ex-ante active return) là khoảng chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư chủ động và lợi nhuận kỳ vọng của danh mục bị động được chọn làm tiêu chí chuẩn (benchmark portfolio).

Trong đó: là lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư chủ động.

là lợi nhuận kỳ vọng của danh mục bị động được chọn làm tiêu chí chuẩn (benchmark portfolio).

Để thuận tiện hơn cho việc trình bày, từ phần này trở đi, tác giá sẽ sử dụng thuật ngữ “ex-ante active return - ” thay cho “lợi suất đầu tư chủ động dựa trên cơ sở kỳ vọng”.

Các tỷ trọng chủ động (active weight) trong một danh mục sẽ quyết định lượng giá trị tăng thêm, hay nói cách khác, lợi suất đầu tư chủ động của danh mục đó. Active weight là chênh lệch giữa tỷ trọng của một tài sản trong danh mục chủ động và tỷ trọng của nó trong danh mục bị động được chọn làm tiêu chí chuẩn. Vì vậy, một tài sản có tỷ trọng bị đẩy lên quá nhiều (overweighted) sẽ có tỷ trọng chủ động (active weight) lớn hơn 0; và ngược lại. Tổng của các tỷ trọng chủ động bằng 0.

Công thức tính tỷ trọng chủ động của tài sản i:

Trong đó: là tỷ trọng của tài sản i trong danh mục chủ động

là tỷ trọng của i trong danh mục bị động được chọn làm tiêu chí chuẩn

Tại đây ta sẽ nghiên cứu ứng dụng của tỷ trọng chủ động để tính ex-ante active return trong hai trường hợp: danh mục gồm N tài sản và danh mục gồm N lớp tài sản (asset classes).

Trường hợp danh mục chủ động gồm N tài sản

Cho một danh mục đầu tư chủ động gồm N tài sản, ex-ante active return của danh mục bằng với:

Trong đó:

là tỷ trọng chủ động của tài sản i

là lợi suất kỳ vọng của tài sản i

Để hiểu rõ hơn, trong ví dụ sau đây ta sẽ thực hành tính toán ex-ante active return dựa trên cả hai công thức nêu trên.

Ví dụ:

Các dữ kiện về danh mục đầu tư chủ động và danh mục đầu tư bị động được chọn làm tiêu chí chuẩn được liệt kê trong bảng sau:

Tài sản (i)

Tỷ trọng danh mục chủ động

Tỷ trọng danh mục benchmark

Lợi suất kỳ vọng của tài sản

A

22%

25%

12%

B

20%

25%

-6%

C

21%

25%

4%

D

37%

25%

19%

Tính ex-ante return.

Đáp án:

Cách 1: Sử dụng công thức

= (0.22)(0.12) + (0.20)(-0.06)+(0.21)(0.04)+(0.37)(0.19)

= 0.0931

= (0.25)(0.12)+(0.25)(-0.06)+(0.25)(0.04)+(0.25)(0.19)

= 0.0725

Cách 2: Sử dụng công thức

Tài sản (i)

Tỷ trọng danh mục chủ động

Tỷ trọng danh mục benchmark

Lợi suất kỳ vọng của tài sản

Tỷ trọng chủ động

A

22%

25%

12%

-3%

B

20%

25%

-6%

-5%

C

21%

25%

4%

-4%

D

37%

25%

19%

12%

= (-0.03)(0.12)+(-0.05)(-0.06)+(-0.04)(0.04)+(0.12)(0.19)

= 2.06%

Trường hợp chiến lược đầu tư chủ động có nhiều lớp tài sản

Lớp tài sản (asset class): Là tập hợp các tài sản có chung một đặc trưng, ví dụ: cổ phiếu, trái phiếu, ..

Đối với một một chiến lược đầu tư chủ động có nhiều lớp tài sản (asset classes) khác nhau

  • Lúc này, cũng có thể áp dụng công thức chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư chủ động và lợi nhuận kỳ vọng của danh mục bị động được chọn làm tiêu chí chuẩn để tính lợi suất đầu tư chủ động:

Lưu ý: Nếu như ở phần trên, lợi suất của mỗi tài sản trong cả 2 loại danh mục đều bằng nhau và bằng Ri, thì trong trường hợp này, lợi suất của mỗi lớp tài sản trong từng danh mục là khác nhau – lý do là vì nhà quản lý danh mục thực hiện đầu tư chủ động trong cả mỗi lớp tài sản.

  • Ngoài ra, lợi nhuận đầu tư chủ động (active return) cũng có thể được chia thành 2 cấu phần:

Ví dụ: Xét một nhà quản lý danh mục chủ động với một danh mục được chọn làm tiêu chí chuẩn bao gồm 2 lớp tài sản: 25% cổ phiếu và 75% trái phiếu. Nhà quản lý danh mục có thể tăng tỷ trọng của cổ phiếu và giảm tỷ trọng của trái phiếu, điều này dẫn đến lợi suất của danh mục khác với lợi suất của danh mục benchmark – đây chính là phần lợi nhuận từ việc nhà đầu tư chủ động phân bổ tài sản. Và trong lớp tài sản cổ phiếu, nhà quản lý danh mục lựa chọn tăng tỷ trọng của một vài cổ phiếu nhất định và giảm tỷ trọng của một số cổ phiếu còn lại, hành động này tạo ra phần lợi nhuận từ việc lựa chọn tài sản.

Xét ví dụ sau:

Ví dụ:

Optoma Fund đầu tư vào ba lớp tài sản: trái phiếu US, cổ phiếu US, và cổ phiếu quốc tế. Các dữ liệu về tỷ trọng phân bố tài sản và lợi suất kỳ vọng của các lớp tài sản trong danh mục đầu tư chủ động và danh mục đầu tư bị động được chọn làm tiêu chí chuẩn được liệt kê trong bảng sau:

Lớp tài sản

Tỷ trọng danh mục chủ động

Tỷ trọng danh mục benchmark

Lợi suất danh mục chủ động

Lợi suất danh mục benchmark

Cổ phiếu US

45%

40%

11%

12%

Trái phiếu US

30%

30%

6%

5%

Cổ phiếu quốc tế

25%

30%

14%

12%

Tính mức lãi suất đầu tư chủ động.

Đáp án:

Cách 1: Dùng công thức

= (0.45)(0.11)+(0.3)(0.06)+(0.25)(0.14) – [(0.40)(0.12)+(0.30)(0.05)+(0.30)(0.12)] = 0.35%

Cách 2: Dùng công thức

Lớp tài sản

Tỷ trọng danh mục chủ động

()

Tỷ trọng danh mục benchmark     ()

Lợi suất danh mục chủ động []

Lợi suất danh mục benchmark      []

Tỷ trọng chủ động

Cổ phiếu US

45%

40%

11%

12%

5%

Trái phiếu US

30%

30%

6%

5%

0%

Cổ phiếu quốc tế

25%

30%

14%

12%

-5%

Lớp tài sản

Cổ phiếu US

0.6%

-1%

-0.45%

Trái phiếu US

0.0%

1%

0.3%

Cổ phiếu quốc tế

-0.6%

2%

0.5%

Total

0.0%

 

0.35%

2.2.      Lợi suất đầu tư chủ động dựa trên cơ sở thực tế (ex-post active return)

Lợi suất đầu tư chủ động dựa trên cơ sở thực tế là khoản chênh lệch giữa lợi suất thực tế của danh mục đầu tư chủ động và danh mục bị động được chọn làm tiêu chí chuẩn.

Ví dụ:

Lợi suất thực tế năm 2020 của danh mục đầu tư chủ động của nhà quản trị danh mục P là 14%. Trong khi đó, danh mục bị động được chọn làm tiêu chí thu về lợi suất thực tế là 8%. Tính lợi suất đầu tư chủ động trên thực tế của nhà quản trị danh mục P trong năm 2020.

Đáp án:

Lợi suất đầu tư chủ động trên thực tế của nhà quản trị danh mục P trong năm 2020:

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx