Tổng hợp các kiến thức quan trọng, cần lưu ý khi học Module 1 môn Financial Statement Analysis trong chương trình CFA level 2
1. Giới thiệu về đầu tư liên doanh
Đầu tư liên doanh có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể đối với hiệu suất tài chính và vị thế của công ty đầu tư.
- Vì sao cần đầu tư vào các công ty khác:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư
- Tham gia vào thị trường mới
- Thu được lợi thế cạnh tranh
- Tận dụng số dư tiền
- Gia tăng lợi nhuận
- Nhà đầu tư có thể đầu tư vào các công cụ tài chính nào?
- Nợ là công cụ hàng kỳ thanh toán lãi và gốc cho nhà đầu tư như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi có trả gốc, chứng khoán đảm bảo bằng tài sản.
- Vốn chủ sở hữu gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi không trả gốc.
- Phần trăm sở hữu vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào đâu?
- Nguồn cổ phiếu sẵn có
- Khả năng mua cổ phiếu
- Mức độ ảnh hưởng hoặc kiểm soát mong muốn
2. Phân loại đầu tư
Gồm có 4 loại: Đầu tư vào tài sản tài chính, công ty liên kết, công ty liên doanh, hợp nhất kinh doanh.
Phân loại |
Tài sản tài chính |
Công ty liên kết |
Công ty liên doanh |
Hợp nhất kinh doanh |
Tỷ lệ sở hữu |
Thường <20% |
Thường từ 20% - 50% |
Sở hữu bằng nhau (50%) |
Thường > 50% |
Tầm ảnh hưởng |
Không ảnh hưởng |
Ảnh hưởng đáng kể |
Cùng kiểm soát công ty |
Kiểm soát hoàn toàn |
Cách hạch toán |
Nguyên giá hoặc giá thị trường |
Phương pháp vốn chủ sở hữu |
Phương pháp vốn chủ sở hữu (US GAAP & IFRS) Hợp nhất theo tỷ lệ (hiếm khi) |
Hợp nhất toàn bộ |
3. Tài sản tài chính
Những thay đổi trong chuẩn mực IFRS 9:
- Phân loại:
Chuẩn mực cũ |
Chuẩn mực IFRS 9 |
Chứng khoán nắm giữ đến đáo hạn |
Giá gốc có phân bổ |
Chứng khoán kinh doanh |
Giá trị hợp lý qua lãi lỗ |
Chứng khoán sẵn sàng để bán |
Giá trị hợp lý qua OCI |
- Tiếp cận nợ xấu:
Chuẩn mực cũ: chỉ những lỗ đã xảy ra mới ghi nhận
Chuẩn mực IFRS 9: ghi nhận giảm giá trị sớm hơn vì cần phải dự báo tổn thất
3.1. Hạch toán theo giá gốc có phân bổ:
Chú ý: Chỉ dùng cho công cụ nợ.
Tiêu chí hạch toán gồm 2 tiêu chí:
- Mô hình kinh doanh: nhận được dòng tiền theo hợp đồng (nắm giữ đến đáo hạn)
- Đặc điểm dòng tiền: nắm giữ chỉ để nhận gốc và lãi.
Trên bảng cân đối kế toán: ghi nhận theo giá gốc có phân bổ
Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ghi nhận lợi tức, lãi suất được nhận, lãi và lỗ đã thực hiện.
3.2. Hạch toán theo giá trị hợp lý qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (lãi và lỗ):
Chú ý: Dùng cho cả công cụ nợ và công cụ vốn chủ sở hữu.
Công cụ nợ |
Công cụ vốn chủ sở hữu |
Chứng khoán kinh doanh có thể được phân loại vào đây |
Chứng khoán kinh doanh bắt buộc phải phân loại vào đây |
Nếu phân loại theo giá gốc có phân bổ gây không khớp trong ghi nhận kế toán thì cần được phân loại vào đây. |
Một vài loại chứng khoán khác có thể được phân vào đây hoặc giá trị hợp lý qua OCI, nhưng phải cố định phân loại này. |
Công cụ phái sinh mà không sử dụng để phòng hộ thì luôn luôn được phân loại vào đây.
Trên bảng cân đối kế toán: ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản
Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ghi nhận lợi tức, lãi suất được nhận, lãi và lỗ chưa thực hiện hoặc đã thực hiện.
3.3. Hạch toán theo giá trị hợp lý qua OCI
Chú ý: Dùng cho cả công cụ nợ và công cụ vốn chủ sở hữu.
Chứng khoán được phân loại vào đây nếu được chỉ định phân loại vào đây, và thường nắm giữ trong dài nhưng cũng có thể sẵn sàng bán nó.
Trên bảng cân đối kế toán: ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản, lãi lỗ đi vào OCI
Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ghi nhận lợi tức, lãi suất được nhận.
3.4. Tái phân loại
- Đối với công cụ vốn chủ sở hữu thì không được phép tái phân loại
Đối với công cụ nợ thì chỉ được phép tái phân loại nếu mô hình kinh doanh thay đổi đáng kể, không điều chỉnh hồi tố.
4. Đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh
Khi mức độ ảnh hưởng đáng kể nhưng chưa thực sự kiểm soát, tỷ lệ sở hữu khoảng 20 – 50%.
Ảnh hưởng đáng kể được thể hiện qua:
- Có người đại diện trong ban giám đốc của công ty
- Tham gia vào quy trình đưa ra chính sách của công ty
- Có những giao dịch trọng yếu giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, liên doanh
- Có thể trao đổi các nhân sự quản lý cho nhau
- Cung cấp hệ thống công nghệ cho công ty liên kết, liên doanh
Công ty liên doanh: được kiểm soát bởi 2 hoặc nhiều bên, là phương pháp thuận tiện để đầu tư nước ngoài và chia sẻ rủi ro.
Phương pháp hạch toán:
- Phương pháp vốn chủ sở hữu: trình bày thành 1 dòng riêng trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Phương pháp hợp nhất 1 phần: cộng 1 phần doanh thu và chi phí của công ty liên doanh vào doanh thu và chi phí của công ty đầu tư.
4.1. Phương pháp vốn chủ sở hữu
Số dư của khoản đầu tư = Số dư đầu tư ban đầu +/- % lợi nhuận/lỗ của bên được đầu tư - cổ tức nhận được
Khi công ty liên kết bị âm vào vốn chủ sở hữu thì khoản đầu tư sẽ chỉ được ghi nhận tối thiểu là 0.
4.2. Phân bổ phần giá mua vượt quá giá trị sổ sách
- Xác định giá trị sổ sách của tài sản thuần trong công ty liên kết
- Đánh giá lại giá trị tài sản theo giá trị hợp lý
- Lấy mức giá mua trừ đi mức giá trị hợp lý sau đánh giá lại, chính là phần lợi thế thương mại, phần này không phân bổ
- Phân bổ phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý sau đánh giá lại và giá trị sổ sách của tài sản theo thời gian vòng đời kinh tế của nó.
Đối với tài sản dài hạn (đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị) thì có 2 trường hợp ghi nhận giá trị ghi sổ:
- Theo IFRS thì giá trị ghi sổ = Nguyên giá hoặc giá trị hợp lý – Khấu hao lũy kế
- Theo US GAAP thì giá trị ghi sổ = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế
Tác động của phân bổ: Chi phí khấu hao tăng → Lợi nhuận đầu tư giảm → Số dư khoản đầu tư giảm.
Đối với hàng tồn kho: phần giá mua vượt quá giá trị sổ sách sẽ không được phân bổ mà được coi là chi phí luôn (vì hàng tồn kho thì không khấu hao).
Đối với các tài sản khấu hao (hữu hình và vô hình): phần giá mua vượt quá giá trị sổ sách được vốn hóa sau đó phân bổ qua các kỳ.
Đối với tài sản hoặc nợ khác mà không khấu hao: không phân bổ phần chênh lệch giá này mà chỉ đơn giản là đánh giá lại giá trị và ghi nhận tại giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ đó.
Lúc này, số dư của khoản đầu tư sẽ là:
Số dư của khoản đầu tư = Số dư đầu tư ban đầu +/- % lợi nhuận/lỗ của bên được đầu tư - cổ tức nhận được - khấu hao phần giá mua vượt quá giá trị sổ sách phân bổ vào tài sản ròng
4.3. Quyền chọn giá trị hợp lý
Quyền chọn giá trị hợp lý cho phép ta ghi nhận giá trị khoản đầu tư theo giá trị hợp lý trên thị trường.
- Đối với US GAAP: Công ty nào cũng được lựa chọn phương pháp này
- Đối với IFRS: chỉ áp dụng với các quỹ đầu tư
Cả US GAAP và IFRS đều quy định việc lựa chọn phương pháp này là không thể hủy ngang, tức là đã chọn áp dụng thì phải theo suốt mà không được quay lại phương pháp vốn chủ sở hữu nữa.
Chú ý về hạch toán:
- Phần chênh lệch đánh giá lại (lãi lỗ chưa thực hiện) sẽ đi vào lãi lỗ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Tiền lãi nhận được đi vào lãi lỗ trên báo cáo kết quá hoạt động kinh doanh
- Phần chênh lệch giá không được phân bổ
- Lợi thế thương mại không được tính
4.4. Ghi nhận giảm giá trị tài sản
IFRS quy định ghi nhận giảm giá trị tài sản nếu ta có bằng chứng khách quan về sự suy giảm do một hoặc nhiều sự kiện (mất mát) xảy ra sau khi đầu tư. Sự kiện mất mát đó ảnh hưởng đến dòng tiền tương lai của khoản đầu tư.
Quy trình kiểm tra sự suy giảm giá trị tài sản:
- So sánh Giá trị sử dụng và Giá trị bán ròng → Lấy giá trị lớn hơn làm Giá trị có thể thu hồi
- So sánh giá trị ghi sổ và giá trị có thể thu hồi từ bước 1. Trong đó:
- Nếu giá trị ghi sổ > giá trị có thể thu hồi cần ghi giảm giá trị tài sản
- Nếu giá trị ghi số < giá trị có thể thu hồi không cần ghi giảm giá trị tài sản
Chú ý: Không kiểm tra giảm giá trị tài sản cho lợi thế thương mại.
US GAAP quy định chỉ ghi nhận giảm giá trị tài sản nếu giá trị hợp lý < giá trị ghi sổ và trong khoảng thời gian được xác nhận là có thể lâu dài vĩnh viễn.
Hoàn nhập ghi nhận giảm giá trị: US GAAP cho không cho phép hoàn nhập ghi nhận giảm giá trị ngay cả khi giá trị hợp lý tăng lên. Tuy nhiên, IFRS vẫn cho phép hoàn nhập ghi nhận giảm giá trị (IAS 36) tới đúng bằng mức giá trị có thể thu hồi (recoverable amount).
4.5. Giao dịch với công ty liên kết
- Bán lên: công ty liên kết bán cho công ty đầu tư
- Bán xuống: công ty đầu tư bán cho công ty liên kết
Lợi nhuận từ những giao dịch bán lên và bán xuống này chưa được thực hiện cho đến khi được xác nhận thông qua: Sử dụng hoặc Bán cho bên thứ ba. Phần còn lại được gọi là Lợi nhuận chưa xác nhận.
|
Bán lên |
Bán xuống |
Trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty liên kết |
+ Lợi nhuận từ giao dịch bán lên |
Không ghi nhận |
Trên báo cáo kết quả kinh doanh của nhà đầu tư |
+ (Lợi nhuận từ giao dịch bán lên – Lợi nhuận chưa xác nhân) × tỷ lệ sở hữu |
+ Lợi nhuận từ giao dịch bán xuống – Lợi nhuận chưa xác nhận × tỷ lệ sở hữu |
4.6. Các vấn đề cho nhà phân tích
- Phương pháp vốn chủ sở hữu có thể không phù hợp nếu nhà đầu tư tránh sử dụng hoặc muốn sử dụng phương pháp này với mục đích thao túng lãi lỗ.
- Vấn đề của khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Tài khoản đầu tư được báo cáo trong 1 dòng trên bảng cân đối → tài sản và nợ của công ty liên kết không được thể hiện trên báo cáo của công ty đầu tư → ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ; Chỉ có lợi nhuận đầu tưu được báo cáo trên IS → Tỷ lệ lợi nhuận biên có thể bị thổi phồng.
- Chất lượng của lợi nhuận kế toán: lợi nhuận có thể cao nhưng không có dòng tiền.
4.7. Phương pháp hợp nhất một phần
- Nếu nhà đầu tư phát hành thêm cổ phiếu đủ để mua cổ phần của công ty liên kết:
Tài sản hợp nhất = Tài sản của nhà đầu tư + Khoản đầu tư vào công ty liên kết
Trong đó: khoản đầu tư vào công ty liên kết = vốn chủ sở hữu của công ty liên kết × tỷ lệ sở hữu.
Nợ phải trả hợp nhất = Nợ phải trả của nhà đầu tư + Nợ phải trả của công ty liên kết × tỷ lệ sở hữu
Vốn chủ sở hữu hợp nhất = Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư + Khoản đầu tư vào công ty liên kết (chỉ cộng vào cổ phiếu thường, còn lợi nhuận giữ lại không đổi).
- Nếu nhà đầu tư dùng tiền để mua cổ phần của công ty liên kết:
Tài sản hợp nhất = Tài sản của nhà đầu tư – Tiền + Khoản đầu tư vào công ty liên kết
Trong đó khoản đầu tư vào công ty liên kết = vốn chủ sở hữu của công ty liên kết × tỷ lệ sở hữu.
Nợ phải trả hợp nhất = Nợ phải trả của nhà đầu tư + Nợ phải trả của công ty liên kết × tỷ lệ sở hữu
Vốn chủ sở hữu hợp nhất = Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi: