[Level 1] Economics

Tổng quan và các nội dung chính của môn Economics trong chương trình CFA level 1

Các nội dung quan trọng cần lưu ý khi học môn Economics của CFA level 1

1. Tổng quan kiến thức môn học:

Economics là môn về Kinh tế học, đi sâu vào nghiên cứu các nội dung về cung và cầu, hệ thống tiền tệ, lạm phát, ảnh hưởng của quy định của chính phủ, và những vấn đề khác. Nội dung môn này hầu như đã nằm trong chương trình đại học thuộc các môn như: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế và một phần trong kinh tế phát triển. Economics chính là nền móng để đi sâu hơn vào các môn mang tính chất chuyên ngành và thuần tính toán nhiều hơn trong chương trình. Nội dung môn Economics trong kỳ thi CFA Level 1 chiếm 8% - 12%.

2. Các kiến thức nền tảng và quan trọng

Môn trong chương trình CFA level 1 năm 2023 bao gồm 8 Module với các kiến thức và khái niệm quan trọng cụ thể như sau (lưu ý: chương trình học của môn có thể thay đổi theo từng năm):

Module 1: Topics in Demand and Supply Analysis (Chủ đề phân tích cung và cầu)

  • Tính độ co giãn của cầu theo giá, thu nhập và độ co giãn của cầu theo giá chéo và những nhân tố ảnh hưởng
  • Phân biệt giữa hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập
  • Phân biệt giữa hàng hóa bình thường và hàng hóa thứ cấp
  • Mô tả quy luật hiệu suất giảm dần
  • Xác định được điểm hòa vốn và đóng cửa sản xuất
  • Phân biệt các loại chi phí và doanh thu
  • Mô tả tính kinh tế theo quy mô và tính phi kinh tế theo quy mô ảnh hưởng như nào đến chi phí

Module 2: The Firm and Market Structures (Công ty và các loại thị trường)

  • Mô tả các đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường canh tranh độc quyền, thị trường độc quyền nhóm và thị trường độc quyền.
  • Giải thích mối liên hệ giữa giá, biên lợi nhuận, biên chi phí, lợi ích kinh tế và độ co giãn của cầu dưới mỗi loại thị trường
  • Mô tả được hàm cung của công ty dưới mỗi loại thị trường
  • Mô tả những nhân tố ảnh hưởng dài hạn công ty dưới mỗi thị trường
  • Mô tả chiến lược giá dưới mỗi thị trường
  • Xác định được công ty đang ở loại thị trường nào

Module 3: Aggregate Output, Prices, and Economic Growth (Tổng sản lượng, giá và tăng trưởng kinh tế)

  • Cách tính và giải thích GDP theo chi phí và thu nhập. So sánh tổng giá trị sản lượng gia tăng và giá trị sản lượng cuối cùng khi tính GDP
  • So sánh GDP danh nghĩa và thực tế đồng thời tính toán và giải thích chỉ số giảm phát GDP
  • So sánh GDP, thu nhập quốc dân, thu nhập cá nhân và thu nhập cá nhân khả dụng
  • Giải thích mối quan hệ cơ bản giữa tiết kiệm, đầu tư, cán cân tài khóa và cán cân thương mại
  • Giải thích đường cong IS, LM và cách chúng kết hợp để tạo ra đường cong tổng cầu
  • Giải thích đường cong tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn. Giải thích sự dịch chuyển của đường tổng cung và tổng cầu
  • Mô tả sự biến động của tổng cung, tổng cầu gây ra thay đổi ngắn hạn trong nền kinh tế và chu kỳ kinh tế

Module 4: Understanding Business Cycles (Chu kỳ kinh tế)

  • Mô tả chu kỳ kinh tế và các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
  • Mô tả việc sử dụng tài nguyên, hoạt động của khu vực nhà ở và hoạt động ngoại thương thay đổi như thế nào đến chu kỳ kinh tế
  • Mô tả các học thuyết về chu kỳ kinh tế
  • Mô tả các loại thất nghiệp đo lường tỷ lệ thất nghiệp
  • Mô tả lạm phát, giảm phát và siêu lạm phát
  • Mô tả các cấu trúc để đo lường lạm phát
  • Phân biệt giữa lạm phát do chi phí đẩy cầu hoặc do cầu kéo

Module 5: Monetary and Fiscal Policy (Chính sách tiền tệ và tài khóa)

  • So sánh chính sách tiền tệ và tài khóa
  • Mô tả chức năng và nguồn cung tiền. Các học thuyết về cùng và cầu tiền
  • Mô tả vai trò và chức năng của ngân hàng TW
  • Mô tả các công cụ được sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ
  • Giải thích mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ với tăng trưởng kinh tế, làm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái
  • Xác định khi nào là chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc mở rộng
  • Mô tả hạn chế của chính sách tiền tệ
  • Mô tả chức năng và nhiệm vụ của chính sách tài khóa
  • Mô tả những công cụ của chính sách tài khóa và ưu nhược điểm của chúng

Module 6: Introduction to Geopolitics (Giới thiệu về địa chính trị)

  • Đặc điểm và mục đích của xu hướng hợp tác (Political Cooperation)

Module 7: International Trade and Capital Flows (Thương mại quốc tế và dòng vốn)

  • So sánh giữa GDP và GNP
  • Mô tả lợi ích và chi phí của thương mại quốc tế
  • Phân biệt giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối
  • Giải thích động cơ và lợi thế của các khối giao dịch chung, thị trường chung và liên minh các nên kinh tế
  • Mô tả các mục tiêu chung của chính phủ khi hạn chế vốn
  • Mô tả cán cân thương mại và các thành phần bên trong
  • Mô tả các quyết định của khách hàng, công ty và chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thương mại

Module 8: Currency Exchange Rates (Tỷ giá quy đổi ngoại tệ)

  • Xác định tỷ giá trao đổi và phân biệt giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực, tỷ giá giao ngay và tỷ giá giao sau
  • Mô tả các chức năng và các bên tham gia thị trường ngoại hối
  • Tính và giải thích phần trăm thay đổi của một đồng tiền đối với một đồng tiền khác
  • Tính tỷ giá chéo
  • Giải thích mối quan hệ chênh lệch giá giữa tỷ giá giao ngay, tỷ giá giao sau và lãi suất
  • Giải thích tác động của tỷ giá hối đoái đối với thương mại quốc tế và dòng vốn của các nước

Môn Kinh tế học là môn khá dài và khó vì bao gồm rất nhiều lý thuyết và bài tập tính toán nên nếu nắm không chắc sẽ dễ làm sai. Tuy nhiên, kiến thức môn này trong level 1 không quá khó hiểu vì phần lớn kiến thức môn này tương đồng khá nhiều với môn Kinh tế vĩ mô và vi mô đã học trong trường đại học. Vì vậy các bạn cần phân phối thời gian học và ôn tập cho môn này một cách hợp lý, nên đọc tài liệu và làm các bài tập ít nhất hai lần để nhớ và hiểu rõ các khái niệm và công thức. Chúc các bạn thành công trong việc chinh phục môn học này !