Chiến lược tự học và ôn thi CFA level III

Tự học CFA level III: Thứ tự học các môn trong chương trình CFA level III

Chương trình CFA level III đã có một đợt tái cấu trúc cho năm 2025 trở đi, với sự xuất hiện của Specialized Pathways. Tại đây, SAPP sẽ khuyến nghị cho bạn thứ tự ôn tập hợp lý cho lộ trình tự học CFA level III.

Topic

No.

Module

Asset Allocation

1

Capital Market Expectations, Part 1: Framework and Macro Considerations

2

Capital Market Expectations, Part 2: Forecasting Asset Class Returns

3

Overview of Asset Allocation

4

Principles of Asset Allocation

5

Asset Allocation with Real-World Constraints

Portfolio Construction

1

Overview of Equity Portfolio Management

2

Overview of Fixed-Income Portfolio Management

3

Asset Allocation to Alternative Investments

4

An Overview of Private Wealth Management

5

Portfolio Management for Institutional Investors

6

Trading Costs and Electronic Markets

7

Case Study in Portfolio Management: Institutional (SWF) 

Performance Measurement

1

Portfolio Performance Evaluation

2

Investment Manager Selection

3

Overview of the Global Investment Performance Standards

Derivatives and Risk Management

1

Options Strategies

2

Swaps, Forwards, and Futures Strategies

3

Currency Management: An Introduction

Ethical and Professional Standards

1

Code of Ethics and Standards of Professional Conduct

2

Guidance for Standards I–VII

3

Application of the Code and Standards: Level III

4

Asset Manager Code of Professional Conduct

Portfolio Management Pathway

1

Index-Based Equity Strategies

2

Active Equity Investing: Strategies

3

Active Equity Investing: Portfolio Construction

4

Liability-Driven and Index-Based Strategies

5

Yield Curve Strategies

6

Fixed-Income Active Management: Credit Strategies

7

Trade Strategy and Execution


Trước khi đi vào lộ trình chi tiết, bạn cần nắm được một vài quy tắc trong lộ trình này:

  • Không có một thứ tự mang tính tiên quyết giữa các môn học: Ở chương trình đại học, sẽ có những môn học mà các bạn chỉ có thể học được nếu đã học một môn học tiên quyết nào đó, do môn học tiên quyết chứa những kiến thức bắt buộc phải biết để học các môn sau. Viện CFA đã xác nhận rằng, chương trình đã được thiết kế để không ép người học vào một lộ trình nhất định.
  • Ôn tập nhiều “hiệp”: Bạn có thể chia quá trình ôn tập của mình thành nhiều hiệp, với mỗi hiệp là một lần bạn đi qua toàn bộ kiến thức của một môn học. Bạn nên giảm dần thời gian ôn tập của các hiệp sau, với do sau mỗi lượt ôn tập, kiến thức của bạn được hoàn thiện hơn, khiến những hiệp sau dễ dàng hơn. Bạn cũng nên thay đổi thứ tự các môn học trong các hiệp.
  • Để Ethics ở cuối cùng: Việc này giúp bạn sử dụng trí nhớ ngắn hạn để nắm được nhiều kiến thức nhất có thể từ môn học khô khan này. Ethics cũng không cần thiết phải xuất hiện trong tất cả các hiệp ôn tập của bạn, bạn có thể sử dụng thời gian để khắc phục các phần kiến thức chưa vững hoặc ôn tập bài tập tự luận.
  • Sắp xếp các môn khó-dễ xen kẽ: Chiến lược này giúp các bạn giữ động lực bằng cách theo sát được tiến độ ôn tập theo kế hoạch của bạn. Nếu bạn cần dành nhiều thời gian cho một môn học khó, môn học dễ liền sau sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để quay trở lại đúng tiến độ.
  • Mạch chủ đề: Thứ tự sắp xếp các môn học được tối ưu về mạch chủ đề, để môn học trước khiến môn học sau dễ hơn.

Thứ tự ôn tập các môn trong chương trình CFA level III

1. Pathway: Portfolio Management

2. Derivatives and Risk Management

3. Portfolio Construction

4. Performance Measurement

5. Asset Allocation

6. Ethics


1. Pathway: Portfolio management

Topic

No.

Module

Portfolio Management Pathway

1

Index-Based Equity Strategies

2

Active Equity Investing: Strategies

3

Active Equity Investing: Portfolio Construction

4

Liability-Driven and Index-Based Strategies

5

Yield Curve Strategies

6

Fixed-Income Active Management: Credit Strategies

7

Trade Strategy and Execution

  • Các học phần trong môn PM nhìn chung đều là những học phần dài hơn, mang nặng tính kỹ thuật với nhiều concept mới, đòi hỏi người học dành nhiều thời gian hơn và có chiến thuật ôn tập nhắc lại hợp lý. 
  • Các học phần trong môn PM liên hệ đến các môn học khác, cho phép bạn tiết kiệm thời gian khi học các môn học sau này. Có thể thấy, các học phần trong môn PM có thể được chia thành 2 khối lớn:
    • Module 1 - 3: Equity
    • Module 2 - 6: Fixed Income

→ Việc học trước môn Portfolio Management có thể giúp bạn trong quá trình học những môn như Asset Allocation, Portfolio Construction, Performance Measurement. 

2. Derivatives and Risk management

Topic

No.

Module

Derivatives and Risk Management

1

Options Strategies

2

Swaps, Forwards, and Futures Strategies

3

Currency Management: An Introduction


Derivatives and Risk management có thể được gọi là môn học thú vị nhất trong chương trình CFA level III. Dù có số lượng học phần thấp, đây vẫn là những học phần khó, yêu cầu tính toán và có xác suất cao xuất hiện trong bài thi thật. Nhìn chung, những kiến thức của môn học đều đã ít nhiều được giới thiệu ở hai cấp độ trước, môn học sẽ là một trải nhiệm vừa học vừa ôn tập của bạn. 

3. Portfolio Construction

Topic

No.

Module

Portfolio Construction

1

Overview of Equity Portfolio Management

2

Overview of Fixed-Income Portfolio Management

3

Asset Allocation to Alternative Investments

4

An Overview of Private Wealth Management

5

Portfolio Management for Institutional Investors

6

Trading Costs and Electronic Markets

7

Case Study in Portfolio Management: Institutional (SWF) 


Môn học này có số lượng học phần lớn, nhưng sẽ không phải là một thử thách quá lớn. Nhìn vào các học phần, bạn có thể thấy:

  • Hai học phần đầu tiên là 1. Overview of Equity Portfolio Management, 2. Overview of Fixed-Income Portfolio Management. Sau khi đã đi qua Portfolio Management, bạn sẽ nắm được kiến thức ở 2 học phần này một cách dễ dàng.
  • Hai học phần bạn nên dành nhiều thời gian nhất là 4. An Overview of Private Wealth Management và 5. Portfolio Management for Institutional Investors. Ở cả 2 học phần này, phần kiến thức quan trọng nhất và thường xuyên xuất hiện trong bài thi là Investor Policy Statement (IPS)
  • Trading Costs and Electronic Markets cũng là một học phần với kiến thức đơn giản, bao gồm các quy tắc mà bạn cần ghi nhớ.
  • Học phần cuối cùng của môn học là những case studies, giúp bạn áp dụng kiến thức đã được học trong bối cảnh thực tế, phần nào làm quen được với những câu hỏi có thể xuất hiện trong bài thi (dù các câu hỏi trong bài thi sẽ ngắn hơn các case trong giáo trình.)

4. Performance Measurement

Topic

No. 

Module

Performance Measurement

1

Portfolio Performance Evaluation

2

Investment Manager Selection

3

Overview of the Global Investment Performance Standards


Đánh giá hiệu quả đầu tư là một phần quan trọng trong quản trị danh mục đầu tư. Tương tự như PC, những kiến thức quan trọng của môn học này đều đã ít nhiều được giới thiệu ở các cấp độ trước.

  • Đối với Portfolio Performance Evaluation, bạn cần ghi nhớ những kiến thức đo lường hiệu quả đầu tư chủ động (Sharpe ratio, Treynor ratio, Information ratio, Appraisal ratio, Sortino ratio, Capture ratios)
  • Đối với Investment Manager Selection, học phần có lý thuyết đơn giản, phù hợp với logic suy luận thông thường. Bạn cần ghi nhớ những kiến thức như: upside capture ratio, downside capture ratio, maximum drawdown, drawdown duration, up/down capture.
  • Cuối cùng, GIPS đã được chuyển từ Ethics sang Performance Measurement. Dù là phần kiến thức dễ nhớ, cách học duy nhất của học phần này là đọc và làm các ví dụ mẫu.

Nhìn chung, Performance Measurement là môn học dễ trong chương trình CFA level III. Việc đặt môn học này sau những môn học khó nhằn phía trên giúp bạn không bị mất động lực trong quá trình ôn tập. Hơn thế nữa, sau các môn học khó, có thể bạn đang bị chậm tiến độ so với lịch trình học tập đề ra. Lúc này, PeM đóng vai trò như một môn học mà bạn có thể dễ dàng lướt qua, đưa tốc độ học tập về đúng kế hoạch.

5. Asset Allocation

Topic

No. 

Module

Asset Allocation

1

Capital Market Expectations, Part 1: Framework and Macro Considerations

2

Capital Market Expectations, Part 2: Forecasting Asset Class Returns

3

Overview of Asset Allocation

4

Principles of Asset Allocation

5

Asset Allocation with Real-World Constraints


Môn học này được viện CFA đặt ở đầu giáo trình, do những kiến thức môn học giới thiệu là nền tảng, dẫn nhập vào nhiều chủ đề, môn học khác ở phía sau. Tuy nhiên, các topic được môn học giới thiệu lại có kiến thức khá độc lập:

  • Phân tích chu kỳ kinh tế
  • Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới các lớp tài sản
  • Phân tích chính sách tài khóa, tiền tệ, đường yield curve
  • Các phương pháp dự phóng kết quả đầu tư
  • Cơ bản về phân bổ tài sản.

Việc đặt môn Asset Allocation ở cuối của lộ trình học có 2 mục đích:

  • Asset Allocation sẽ là một lượt ôn tập tổng quan, khái quát các kiến thức bạn đã học trước đó.
  • Xét về tính tương đối, khi các bạn thực hiện ôn tập lần thứ 2, môn học mà các bạn học gần nhất sẽ là Asset Allocation. Khi này, Asset Allocation lại trở thành môn học đầu tiên, làm nền móng cho các môn tiếp theo của bạn.

6. Ethics

Topic

No.

Module

Ethical and Professional Standards

1

Code of Ethics and Standards of Professional Conduct

2

Guidance for Standards I–VII

3

Application of the Code and Standards: Level III

4

Asset Manager Code of Professional Conduct

Cuối cùng là Ethics, môn học vẫn chiếm từ 10-15% của bài thi. Có thể nói rằng, kiến thức Ethics level III không có gì thay đổi so với 2 cấp học trước. Bản thân học phần mới, Asset Manager Code of Professional Conduct cũng có rất nhiều điểm tương tự với Code of Ethics, nên bạn nắm được Ethics là sẽ thuộc luôn AM Code. 

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn