Nghề Kiểm Toán

5 điểm khác biệt của Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán Độc lập (Internal Audit and External Audit) - Phần 1

Trong các bài viết trước, SAPP đã giới thiệu với bạn tất tần tật về nghề Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập. Hôm nay, hãy cùng “bóc tách” những điểm khác biệt chính của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập nhé!

Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập - Internal Audit khác gì External Audit (1)

1. Hiểu biết về kiểm toán nội bộ

Theo định nghĩa của trang ACCA Career Navigator, kiểm toán viên nội bộ (Internal Auditor) là chức vụ thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ của một tổ chức. Chuyên viên Kiểm toán nội bộ được bổ nhiệm để đảm bảo rằng các quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ và các chuẩn mực kế toán đang được tuân thủ  và phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp đang hướng đến.

Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập - Internal Audit khác gì External Audit (2)

Kiểm toán nội bộ là bộ phận thường xuyên việc tuân thủ các quy định pháp luật, quy trình và chính sách của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các ý kiến ​​để cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, chuyên viên Kiểm toán nội bộ sẽ xem xét các tài liệu tài chính, hồ sơ giao dịch và các hệ thống dữ liệu để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và tin cậy của thông tin. 

2. Hiểu biết về Kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập - Internal Audit khác gì External Audit (3)

Kiểm toán độc lập (External Audit) là tập hợp các công việc xem xét, đánh giá Báo cáo tài chính của của một doanh nghiệp xem có trung thực, hợp lý hay không. Khác với Internal audit (kiểm toán nội bộ) là tập trung vào hoạt động của doanh nghiệp, External audit (kiểm toán độc lập) sẽ tập trung vào những khoản mục thuộc Báo Cáo Tài Chính hơn.

3. So sánh kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập - Internal Audit khác gì External Audit (4)

3.1 Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập có điểm giống nhau nào?

Tính khách quan và độc lập là điểm giống nhau nổi bật của hai vị trí Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập.

  • Tính độc lập: Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập đều phải duy trì tính độc lập trong quá trình kiểm toán. Tính độc lập đảm bảo rằng các kết quả của kiểm toán sẽ không bị chi phối bởi bất kỳ áp lực hoặc can thiệp đến từ các bên liên quan. Tuy kiểm toán nội bộ thường không đòi hỏi tính công bằng hoặc độc lập tuyệt đối, nhưng nó cần đảm bảo tính chính xác và không thiên vị trong việc đánh giá hoạt động nội bộ của tổ chức.
  • Khách quan và chuyên nghiệp: Cả hai loại kiểm toán đều yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực kiểm toán để đảm bảo rằng công việc của họ được thực hiện một cách chính xác, tin cậy và khách quan.
  • Kết quả kiểm toán: Sau khi quá trình kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập kết thúc, bạn sẽ phải cung cấp báo cáo kiểm toán để thể hiện kết quả làm việc của mình cho các bên liên quan.

3.2 Những điểm khác biệt điển hình giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập đều chú trọng đến quá trình xác định, đảm bảo tính chính xác tài chính của doanh nghiệp nhưng có mục tiêu, phạm vi và người thực hiện khác nhau. Theo Crowe Việt Nam, có 05 tiêu chí chính được sử dụng khi xác định những điểm khác biệt giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. Bao gồm: 

  • Đối tượng chính sử dụng kết quả, báo cáo kiểm toán;
  • Mục đích của hoạt động kiểm toán;
  • Phạm vi kiểm toán;
  • Nhân sự/người thực hiện kiểm toán;
  • Thời gian thực hiện kiểm toán;

Bảng so sánh 5 điểm khác nhau nổi bật giữa Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập

Tiêu chí

Kiểm toán nội bộ 

(Internal Audit)

Kiểm toán độc lập (External Audit)

Đối tượng chính sử dụng kết quả, báo cáo kiểm toán 

Lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp

Các bên liên quan (cổ đông, nhà đầu tư, đối tác, ngân hàng và các cơ quan quản lý;... )

Mục đích

Cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp và gia tăng các giá trị mới cho doanh nghiệp

Đảm bảo tính chính xác và công bằng của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Từ đó gia tăng niềm tin cho các bên liên quan

Phạm vi kiểm toán

Gồm nhiều khía cạnh khác nhau như tài chính, rủi ro, kiểm soát nội bộ, tuân thủ quy định... 

Thường là Báo cáo Tài chính của doanh nghiệp

Nhân sự/người thực hiện kiểm toán

Phòng ban/bộ phận Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

Nhân sự của các đơn vị cung cấp dịch vụ Kiểm toán Độc lập (Ví dụ: Big4, NonBig…)

Thời gian thực hiện Kiểm toán

Hoạt động kiểm toán nội bộ được thực hiện liên tục, xuyên suốt trong năm

Thời gian thực hiện Kiểm toán độc lập thường là một lần trong năm

Lời kết

Việc hiểu và có khả năng xác định sự khác nhau giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập sẽ giúp bạn có thể chọn được nghề nghiệp phù hợp cũng như chuẩn bị nền tảng kiến thức, kỹ năng sao cho tối ưu nhất. Trong bài viết tiếp theo, SAPP sẽ phân tích sâu hơn những kỹ năng cần có để làm việc trong ngành Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập. Hãy cùng đón chờ nhé!

>> Xem thêm:

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969