Kinh nghiệm tự học và thi các môn ACCA

[Câu chuyện thành công] - Kinh nghiệm thi TX/F6 ACCA từ cô bạn sinh viên trái ngành (P1)

Lê Hà Trang, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại NEU, đồng thời cũng là học viên của SAPP vừa qua đã xuất sắc thi đỗ TX/F6. Cùng SAPP khám phá câu chuyện “vượt vũ môn thành công” từ cô bạn có xuất phát điểm trái ngành ngay trong bài viết này nhé!

>> Xem thêm: [Câu chuyện thành công] - Học viên thành công của SAPP chia sẻ kinh nghiệm học và ôn thi AA/F8 ACCA (Phần 1)

Kinh nghiệm thi TX/F6 ACCA

1. Bước ngoặt của cô bạn sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh

Hà Trang chia sẻ, bản thân học ngành Quản Trị Kinh Doanh - hệ chính quy tại Đại học Kinh tế Quốc dân nên không có nhiều kiến thức nền tảng môn Thuế. Tuy nhiên, trước đó, “mình có học MA/F2 và FA/F3 ACCA rồi nên mình nghĩ mình làm được thì mọi người cũng thế”. 

Tự nhận xét về khả năng sử dụng tiếng Anh, cô bạn cho biết thêm: Tiếng Anh mình cũng không quá xuất sắc, đặc biệt là môn TX/F6 ACCA không đặt ra yêu cầu quá cao về sử dụng đúng từ như AA/F8 (ngoại trừ các từ ngữ chuyên ngành bắt buộc như taxable income, assessable income,PIT liability…), còn về ngữ pháp không nhất thiết phải chính xác tới từng câu, bạn chỉ cần đảm bảo người đọc và chính bạn hiểu là được.

Cô nàng sinh viên NEU chia sẻ: “ Tổng thời gian học và thi của mình chỉ hơn 3 tháng, thời gian thi cũng khá gấp, chỉ vỏn vẹn 1 tháng sau khi kết thúc khóa. Giai đoạn đó mình vừa ôn thi TX/F6 vừa bảo vệ luận án tốt nghiệp nên cũng khá bận, tuy nhiên nếu bạn cam kết ôn thi nghiêm túc thì chắc chắn kết quả sẽ tốt thôi.

2. Kinh nghiệm ôn tập hiệu quả môn TX/F6 ACCA

Chia sẻ về kinh nghiệm ôn tập, Hà Trang cho biết: “Giáo trình của SAPP hầu như đã liệt kê hầu hết các chủ điểm quan trọng của môn học, mọi người nên đọc kỹ hết các mục trong giáo trình của SAPP, phần nào không hiểu hoặc chưa rõ thông tin thì mới nên sử dụng Google, thư viện pháp luật,... để tra cứu rõ hơn về thông tư, các văn bản pháp luật liên quan. Trong quá trình ôn tập, nên hạn chế học thuộc lòng các khoản luật, vì dung lượng của mỗi điều khoản thường lớn và khó để ghi nhớ.

Với từng phần học, cô bạn sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại NEU thường sử dụng mindmap để ôn tập và gợi nhớ kiến thức. Với mỗi vấn đề, cần liên tục tìm hiểu về bản chất và liên tục đặt câu hỏi thay vì vận dụng một cách thụ động. 

Kinh nghiệm thi TX/F6 ACCA - 1

Phương pháp học tập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu suất ôn tập cũng như sự thành công trong kỳ thi. Để tìm ra phương pháp học tập tối ưu nhất cho môn học này, theo Hà Trang, người học nên tìm đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm ôn tập tương ứng ở các kỳ thi trước, từ đó làm cơ sở để lựa chọn phương pháp học phù hợp nhất với bản thân mình. 

3. Chiến lược thực chiến trong phòng thi TX/F6 ACCA

Hà Trang nhận định, Thuế thu nhập cá nhân (PIT) là điểm kiến thức dễ nhất trong các sắc thuế nên được ưu tiên hoàn thành sau phần trắc nghiệm. Trong quá trình làm bài, cần lưu ý các điểm kiến thức như:

  • Thu nhập chịu thuế (taxable income) đối với cá nhân lưu trú (resident) và cá nhân không lưu trú (non resident);
  • Các khoản giảm trừ (deduction);
  • Các khoản thu nhập khác như: thu nhập từ vốn đầu tư (income from capital investment), thu nhập từ chuyển nhượng vốn (capital transfer),...
  • Số tiền đóng Bảo hiểm xã hội (SHUI).

Hồi tưởng về dạng bài tập gặp phải trong phần này, cô bạn sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh nhận định: Bài thi có thể sẽ có những khoản tiền còn phải tính cùng lúc 2 công thức ví dụ như thu nhập được chia từ cổ phiếu ưu đãi cổ tức (income from dividend paid by share when share is transferred). Một điểm kiến thức cần lưu ý là số tiền đóng các loại bảo hiểm, nếu khoản tiền này bé hơn 36 triệu đồng thì không thể lấy 36 triệu đồng nhân trực tiếp 10.5% (đề mình thi là 29.8 triệu đồng, còn 36 triệu là số tiền đóng theo pháp luật hiện hành). Mẹo để hoàn thành tốt phần này là làm kỹ đề past exam.

Phần thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) được đánh giá là phần khó nhất trong bài thi TX/F6 ACCA. Theo Hà Trang, dạng bài tập phổ biến nhất trong các past exam là điều chỉnh thuế Thu nhập doanh nghiệp (CIT adjustment) - yêu cầu nắm rõ bản chất kiến thức về cách kế toán ghi nhận các khoản doanh thu và chi phí. Trong quá trình xử lý phần này, hãy tự đặt ra các câu hỏi như: Các khoản doanh thu ghi nhận được có được giảm từ thuế TNDN (CIT) hay không? Chi phí ghi nhận thuộc khoản được khấu trừ hay không được khấu trừ? Từ đó, thực hiện điều chỉnh thuế sao cho chính xác nhất. Bên cạnh đó, cần chú ý các phần trong sách và tuyệt đối không loại trừ, chủ quan. Cô bạn chia sẻ, đề thi Kỳ tháng 12/2023 có một câu hỏi lý thuyết về đầu tư mở rộng (expansion investment) - một điểm kiến thức ít được chú ý tới.

Với điểm kiến thức thuế GTGT phải trả (VAT), cần chú ý đến các hóa đơn điện tử (e-invoice), các yêu cầu về khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào (creditable/refundable input VAT…). Những yêu cầu đầu vào này có thể sẽ xuất hiện trong phần lý thuyết về VAT. Điểm kiến thức thuế nhà thầu nước ngoài (FCT) cũng được đánh giá là không quá khó, tuy nhiên, trong quá trình làm bài, cần đảm bảo % VAT và % FCT ở biểu thuế cần đúng. Ví dụ như đối với các thiết bị cung ứng và lắp đặt (supply & install equipment) nếu không tách ra trong hợp đồng sẽ chịu 3% VAT và 2% CIT. Nếu tách nhau thì đối với thiết bị cung ứng (supply): 1% CIT và N/A VAT, Install: 5% VAT và 5% CIT. Ngoài ra, nên dành thời gian để đọc và tìm hiểu kỹ về chuyển giá (transfer pricing): các bên liên quan (related party),... bởi đây là phần kiến thức thường xuyên xuất hiện trong past exams.

Lời kết

Mong rằng câu chuyện của Hà Trang sẽ giúp bạn có thêm động lực học cũng như “bỏ túi” nhiều kinh nghiệm ôn tập môn TX/F6 ACCA. Chúc bạn thành công và đừng quên theo dõi các bài viết sắp tới của SAPP nhé!

>> Xem thêm: 

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)