Kinh nghiệm tự học và thi các môn ACCA

[Câu chuyện thành công] - Kinh nghiệm ôn thi và “chinh chiến” môn FR/F7 ACCA từ học viên của SAPP

Bùi Ngọc Linh, học viên ACCA của SAPP vừa qua đã xuất sắc hoàn thành môn FR/F7 ACCA. Cô bạn này đã làm gì để chinh phục môn học bao phủ các kiến thức Kế toán Tài chính này? Hãy cùng khám phá trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Tự học ACCA f7 (1)

1. Nghiêm túc trong khoảng thời gian “khởi động” (2 tháng đầu)

  • Tập trung nghe giảng và tích cực đặt câu hỏi cho giảng viên nếu bạn có thắc mắc.
  • Học xong chương nào hãy dành thời gian làm bài tập của chương đó.

Ngọc Linh cho rằng, 02 kinh nghiệm học tập trong giai đoạn này sẽ giúp chúng ta nhớ bài lâu hơn. Quá trình làm bài tập cũng giúp phát hiện ra thiếu sót hoặc những vấn đề còn chưa hiểu rõ.

“ Sự thật là dù kiến thức trên lớp được giảng dạy rất dễ hiểu nhưng đến lúc luyện đề BBP mình vẫn làm sai tùm lum. Đôi khi lời giải thích của sách ngắn gọn quá, không hiểu được nên mình phải nhờ đến sự trợ giúp của giảng viên/đội CX của SAPP mới hiểu rõ được vấn đề”, Ngọc Linh chia sẻ. 

2. Mẹo tăng tốc với “tuyệt chiêu” tóm tắt kiến thức

Trong khoảng thời gian tăng tốc này, Ngọc Linh cho biết, cô bạn đã tóm tắt lại kiến thức ra vở theo ý hiểu của mình một cách ngắn gọn và logic nhất. Bên cạnh đó là highlight những từ khóa và công thức quan trọng. Quá trình này sẽ được lặp lại 3 chương/lần và “Mình cảm thấy cách này hỗ trợ ghi nhớ khá tốt”, theo Ngọc Linh.

Tuy nhiên, khi đến giai đoạn học về cách lập BCTC thì cô bạn này đã tóm tắt kiến thức theo từng chương. Ngọc Linh chia sẻ: “ Lượng kiến thức mỗi chương mà mình phải ghi nhớ khá lớn. Bên cạnh đó, nếu không ghi chú ra thì khi học đến chương tiếp theo sẽ dễ bị mơ hồ, lẫn lẫn các khái niệm, công thức với nhau.”

3. 04 tuần chạy nước rút cho mục tiêu chinh phục FR/F7 “ngọt ngào”

Xác định với tuần đầu của giai đoạn nước rút, Ngọc Linh đã thực hiện 02 hoạt động chính như sau:

  • Đọc lại nội dung, các điểm kiến thức đã học trong chương trình FR/F7 ACCA;
  • Làm lại bài tập trong sách BPP (nếu bạn còn đủ thời gian).

Ngọc Linh cũng cho biết thêm, bạn đã dành thời gian để hoàn thiện bài tập trong sách Kaplan và BPP. Hồi tưởng về giai đoạn này, cô bạn chia sẻ: “Mình thấy sách Kaplan trình bày và cách đặt câu hỏi rõ ràng hơn BPP. Tuy nhiên đề thi thật của hiệp hội ACCA nhìn chung có cách đặt câu hỏi và các dạng bài tập giống của BPP hơn. Về section B, 2 sách đều có cách hỏi khá giống nhau. Thậm chí hôm mình đi thi ACCA còn rơi trúng vào 1 bài case study y hệt trong sách ở Section B.

Trong các tuần 2, 3,4, Ngọc Linh chủ yếu luyện mock test + past exams trên web myACCA và làm bài thi thử của SAPP để nhận ra mình còn yếu kiến thức mảng nào để ôn luyện thêm mảng đó. Cô bạn cũng cho biết thêm, nên luyện Mock Test (2 – 3 lần). So sánh với past exams chỉ có phần thi tự luận của các kỳ trước thì mock test là dạng mô phỏng đề thi của kỳ này.

Là người trực tiếp “chinh chiến” với đề thi, Ngọc Linh khuyến khích các bạn tham dự ca thi buổi chiều. Bởi khi thi vào ca chiều, tinh thần của thí sinh sẽ tỉnh táo, khả năng tập trung cao hơn. Bên cạnh đó, đề thi cũng có vẻ “dễ thở” hơn ca sáng, cô bạn này nhận định. Với section C của đề thi, sẽ có một sự khác biệt như sau:

 

Yêu cầu của đề thi

Ca sáng

1. Phân tích chỉ số tài chính của công ty X. Từ đó, đưa ra nhận xét;

2. Thực hiện bút toán điều chỉnh. Từ đó lập Adjusted Trial Balance

Ca chiều

1. Phân tích chỉ số tài chính của công ty Y. Từ đó, đưa ra nhận xét;

2. Lập BCTC hợp nhất của công ty mẹ hoặc Lập BCTC đơn từ BCTC hợp nhất cho sẵn.

Lời kết

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi của Ngọc Linh sẽ giúp các bạn “bỏ túi” kinh nghiệm học và ôn thi FR/F7 ACCA hiệu quả. Đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ kinh nghiệm ôn tập các môn trong chương trình học ACCA từ học viên của SAPP trong thời gian tới nhé!

>> Xem thêm: [Câu chuyện thành công] - Học viên SAPP chia sẻ kinh nghiệm học và ôn thi AA/F8 ACCA (Phần 1)

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969