Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế

Phân loại doanh nghiệp theo bản chất kinh doanh

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp theo quy mô cũng như ưu và nhược điểm khi làm việc tại các loại doanh nghiệp theo quy mô. Hôm nay, hãy cùng SAPP tìm hiểu về các loại doanh nghiệp theo bản chất kinh doanh nhé!

ảnh website-01-1

1. Các loại doanh nghiệp theo bản chất kinh doanh

ảnh website-02

Khi chuẩn bị bước chân vào thị trường việc làm, việc lựa chọn đúng doanh nghiệp để bắt đầu công việc của mình là vô cùng quan trọng. Dành thời gian để nghiên cứu các lựa chọn của bạn và hiểu cách hoạt động của mỗi hình thức tổ chức doanh nghiệp có thể giúp bạn đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho vị trí mà bạn mong muốn tại từng loại doanh nghiệp. Dưới đây là các hình thức doanh nghiệp theo bản chất kinh doanh tại Việt Nam:

- Doanh nghiệp tư nhân (Sole proprietorship)

- Doanh nghiệp hợp danh (Partnership)

- Công ty Trách nhiệm hữu  hạn (TNHH) (Limited Liability Company)

- Công ty cổ phần (Corporation)

2. Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp theo bản chất kinh doanh

ảnh website-03

2.1. Doanh nghiệp tư nhân

ảnh website-04

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân trực tiếp đưa ra những quyết định trong kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. 

Các lợi ích khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

- Có toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp: Với tư cách là người sở hữu duy nhất của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có quyền kiểm soát tất cả các quyết định kinh doanh và hoạt động chi tiêu của doanh nghiệp.

- Không cần báo cáo công khai: Doanh nghiệp không bắt buộc phải nộp các báo cáo hàng năm hoặc báo cáo tài chính khác với Tổng cục Thuế hoặc cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương.

- Báo cáo thuế dễ dàng: Chủ sở hữu không cần phải nộp bất kỳ biểu mẫu thuế đặc biệt nào với Tổng cục Thuế ngoài biểu mẫu Schedule C (Lợi nhuận hoặc Lỗ từ Kinh doanh).

- Chi phí khởi đầu thấp: Dù bạn cần đăng ký doanh nghiệp và có giấy phép kinh doanh, nhưng chi phí duy trì một hình thức tổ chức kinh doanh cá nhân thấp hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh khác.

 

Tuy nhiên, hình thức doanh nghiệp tư nhân cũng có những hạn chế sau:

- Đảm nhận nhiều trách nhiệm: Dưới hình thức tổ chức kinh doanh này, chủ sở hữu sẽ phải đảm nhận toàn bộ trách nhiệm về toàn bộ khoản nợ của doanh nghiệp cũng như mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Thiếu quy trình trong vận hành kinh doanh: Do đặc thù không có yêu cầu bắt buộc về việc duy trì các báo cáo tài chính, doanh nghiệp thường có cấu trúc quản lý tài chính đơn giản hơn, điều này có thể gây khó khăn cho chủ doanh nghiệp trong việc quản lý chi tiêu một cách hiệu quả.

- Khó khăn trong việc huy động vốn: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn đầu tư. Thông thường, các nhà đầu tư thường ưa thích đầu tư vào các tập đoàn doanh nghiệp bởi vì họ tin tưởng vào lịch sử tài chính mạnh mẽ và các biện pháp đảm bảo khác của những doanh nghiệp này. Điều này thể hiện sự khó khăn của các doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng sự tin tưởng từ phía các nhà đầu tư.

 

Ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp tư nhân là các hộ kinh doanh nhỏ tại gia, cửa hàng do một người chủ sở hữu hoặc một gia đình sở hữu và quản lý. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thực hiện quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh trực tiếp hoặc có thể thuê người khác để làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp thuê người khác để đảm nhận vai trò Giám đốc quản lý, chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2. Doanh nghiệp hợp danh

ảnh website-05

Doanh nghiệp hay công ty hợp danh là loại doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên làm việc dưới một tên chung. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm cá nhân về các nghĩa vụ của công ty, trong khi thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số tiền mà họ đã đầu tư. Công ty hợp danh không thể phát hành chứng khoán và được công nhận là một pháp nhân riêng biệt sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Hợp danh có hai loại chính:

- Hợp danh tổng quan (General Partnership): Cho phép cả hai đối tác đầu tư vào doanh nghiệp với trách nhiệm 100% đối với bất kỳ khoản nợ kinh doanh nào. Họ không cần một thỏa thuận chính thức.

- Hợp danh hạn chế (Limited Partnership): Yêu cầu chủ sở hữu phải nộp giấy tờ với nhà nước và lập các thỏa thuận chính thức mô tả tất cả các chi tiết quan trọng của sự hợp tác, chẳng hạn như ai chịu trách nhiệm về các khoản nợ cụ thể.

 

Một số lợi ích của doanh nghiệp hợp danh:

- Dễ thiết lập: So với các cấu trúc kinh doanh khác, doanh nghiệp hợp danh yêu cầu ít giấy tờ và tài liệu pháp lý để thiết lập.

- Trao đổi kiến ​​thức chuyên môn với đối tác: Với nhiều đối tác có nền tảng đa dạng, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn để nâng cao kỹ năng qua hợp tác.

- Khối lượng công việc được phân bổ: Những người trong quan hệ đối tác thường chia sẻ trách nhiệm với chủ sở hữu doanh nghiệp để tránh lượng công việc quá tải.

 

Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế cần xem xét:

- Khả năng xảy ra mâu thuẫn: Do tính chất có nhiều đối tác khác nhau tham gia vào doanh nghiệp hợp danh, việc xảy ra mâu thuẫn hoặc không đồng tình giữa các khía cạnh trong việc vận hành doanh nghiệp có thể xảy ra thường xuyên. Điều này đòi hỏi chủ doanh nghiệp cần có sự điềm tĩnh và chuyên nghiệp trong cách vận hành doanh nghiệp.

- Khó khăn trong việc chuyển quyền sở hữu: Nếu không có thỏa thuận chính thức nêu rõ các quy trình, việc hợp tác có thể bị gián đoạn nếu các đối tác không đồng ý và chọn chấm dứt quan hệ đối tác.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn với doanh nghiệp hợp danh: Trong doanh nghiệp hợp danh, tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ liên quan đến các hoạt động kinh doanh và đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với các sai sót trong số liệu liên quan đến doanh nghiệp.

Một ví dụ về hợp danh là một doanh nghiệp được thành lập bởi hai hoặc nhiều cá nhân, như là thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp, có thể trong cùng một ngành hoặc để hỗ trợ kỹ năng của chủ doanh nghiệp. Ở doanh nghiệp hợp danh, lợi nhuận thường được chia sẻ giữa các đối tác.

2.3. Công ty Trách nhiệm hữu  hạn (TNHH) (Limited Liability Company)

ảnh website-06

Hình thức cơ cấu kinh doanh phổ biến nhất dành cho các doanh nghiệp nhỏ là công ty trách nhiệm hữu hạn, hay công ty TNHH, được xác định là một thực thể pháp lý riêng biệt và có thể có số lượng chủ sở hữu không giới hạn. Họ thường bị đánh thuế với tư cách là doanh nghiệp tư nhân và yêu cầu bảo hiểm trong trường hợp xảy ra vụ kiện. Hình thức kinh doanh này linh hoạt hơn các hình thức doanh nghiệp khác do nó là sự kết hợp một số đặc điểm của công ty cổ phần cũng như công ty hợp danh. 

 

Một số lợi ích của công ty TNHH bao gồm:

- Trách nhiệm hữu hạn: Chủ sở hữu và người quản lý có trách nhiệm cá nhân hữu hạn đối với các khoản nợ kinh doanh, trong khi các cá nhân trong công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong quyền sở hữu của doanh nghiệp.

- Thuế chuyển tiếp (pass-through taxation): Chủ sở hữu của Công ty TNHH có thể tận dụng "thuế chuyển tiếp," cho phép họ tránh mức thuế của Công ty TNHH và Công ty, và chủ sở hữu trả thuế cá nhân trên lợi nhuận kinh doanh.

- Quản lý linh hoạt: công ty TNHH thiếu cơ cấu kinh doanh chính thức nên chủ sở hữu của họ được tự do đưa ra các lựa chọn liên quan đến hoạt động vận hành và quản lý kinh doanh của mình.

 

Nhược điểm của công ty TNHH:

- Các chi phí liên quan: Các chi phí khởi nghiệp liên quan đến việc thành lập công ty TNHH đắt hơn so với việc thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, và hơn nữa nó cũng có các khoản phí cần thanh toán hàng năm.

- Hồ sơ riêng biệt: Chủ sở hữu của công ty TNHH phải chú ý để giữ riêng các chi phí cá nhân và chi phí kinh doanh của họ, bao gồm bất kỳ hồ sơ công ty nào, trong khi doanh nghiệp tư nhân thì ít yêu cầu về hình thức.

- Thuế: Chủ sở hữu có thể phải tự trả thuế liên quan đến trợ cấp thất nghiệp.

 

Các ví dụ phổ biến về Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ khác. Các doanh nghiệp gia đình và các công ty với số lượng thành viên ít có thể hoạt động dưới dạng công ty TNHH vì đây là một mô hình kinh doanh linh hoạt cho phép các thành viên tham gia hoạt động một cách tích cực hoặc thụ động trong vai trò của họ.

2.4. Công ty Cổ phần

ảnh website-07

Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh hoạt động như một thực thể độc nhất và tách biệt với các cổ đông của nó. Công ty cổ phần tự nộp thuế trước khi phân phối lợi nhuận hoặc cổ tức cho các cổ đông.

 

Ưu điểm của các công ty cổ phần bao gồm:

- Chủ sở hữu không chịu trách nhiệm về các khoản nợ kinh doanh: Nói chung, các cổ đông của một công ty cổ phần không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của mình. Thay vào đó, các cổ đông mạo hiểm vốn sở hữu của họ thông qua đầu tư vào cổ phiếu của công ty.

- Miễn thuế: Các công ty cổ phần có thể khấu trừ các chi phí liên quan đến lợi ích của công ty, bao gồm phí bảo hiểm y tế, tiền lương, thuế, đi lại, thiết bị, v.v.

- Kêu gọi vốn nhanh thông qua cổ phiếu: Để huy động thêm vốn cho doanh nghiệp, các cổ đông có thể bán cổ phần trong công ty.

 

Nhược điểm:

- Đánh thuế gấp hai lần: Các công ty cổ phần có quy mô lớn như Tập đoàn sẽ phải nộp 2 lần thuế. Bao gồm thuế thu nhập theo tỷ lệ doanh nghiệp trước khi chuyển lợi nhuận cho các cổ đông, và sau đó họ phải nộp thuế ở cấp độ cá nhân.

- Báo cáo thường niên hàng năm: Sau mỗi một năm tài chính, các công ty cổ phần cần tổng hợp lại doanh thu và báo cáo thường niên để Hội đồng quản trị có thể đánh giá tình hình và kết quả của công ty. Hoạt động này thường kéo dài và tốn rất nhiều thời gian cũng như tài liệu nếu doanh nghiệp không có cơ sở lưu trữ hợp lý.

- Chủ sở hữu có ít quyền lợi hơn người quản lý: Khi doanh nghiệp có nhiều nhà đầu tư mà không có quyết định và quyền lợi rõ ràng trong cách quản lý, đội ngũ quản lý của công ty cổ phần có thể chỉ đạo hoạt động kinh doanh hoặc quản lý thay vì chủ sở hữu.

 

Các ví dụ phổ biến về các tập đoàn bao gồm một tổ chức kinh doanh có ban giám đốc và một công ty lớn sử dụng hàng trăm người. Khoảng một nửa số công ty cổ phần có ít nhất 500 nhân viên.

Lời kết

Qua bài viết trên, SAPP hy vọng bạn đã nắm rõ về phân loại các loại hình doanh nghiệp theo bản chất kinh doanh. Mong rằng bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc lựa chọn được công việc phù hợp cũng như tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp mà bạn mong muốn. Hãy đón chờ các bài viết khác của SAPP trong tương lai bạn nhé!

 

>>Xem thêm: Phân loại các quỹ đầu tư

>>Xem thêm: Tổng quan về các định chế tài chính

>Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp theo quy mô

 

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969
  • Email: support@sapp.edu.vn

Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.