CV là phương thức giao tiếp đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Một chiếc CV chỉn chu sẽ giúp bạn trở thành “viên ngọc sáng giá” trong mắt bộ phận nhân sự. Cùng SAPP vén màn cách viết CV cho ứng viên ngành Tài chính - Đầu tư nhé!
Mục lục:
1. 7 cấu phần cần có trong một chiếc CV chuyên nghiệp
2. Ứng viên ngành Kế - Kiểm - Tài chính nên viết CV như thế nào cho đúng chuẩn và ấn tượng?
2.1. Gợi ý cách viết thông tin cá nhân chuyên nghiệp nhất
2.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng
2.3. Chia sẻ kinh nghiệm viết phần Học Vấn
2.4. Cách để viết phần Kỹ Năng đạt chuẩn
2.5 Chia sẻ kinh nghiệm mô tả phần Kinh Nghiệm Làm Việc đúng ý bộ phận nhân sự
2.6. Hướng dẫn viết phần Hoạt Động Ngoại Khóa ấn tượng
2.7. Nên viết phần Thông Tin Tham Chiếu như thế nào?
Lời kết
1. 7 cấu phần cần có trong một chiếc CV chuyên nghiệp
Một chiếc CV ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo các cấu phần quan trọng mà nhà tuyển dụng quan tâm sẽ giúp bạn dễ dàng “ghi điểm” trong mắt bộ phận nhân sự.
Gợi ý 07 thông tin quan trọng nên có trong CV:
- Thông tin cá nhân;
- Mục tiêu nghề nghiệp;
- Học Vấn;
- Kỹ Năng;
- Kinh Nghiệm Làm Việc;
- Hoạt Động Ngoại Khóa;
- Thông Tin Tham Chiếu (Nếu có).
2. Ứng viên ngành Tài chính Đầu tư nên viết CV như thế nào cho đúng chuẩn và ấn tượng?
2.1. Gợi ý cách viết thông tin cá nhân chuyên nghiệp nhất
Trong quá trình viết CV ứng tuyển, thông tin cá nhân là phần không thể thiếu. Thông tin cá nhân đầy đủ, rõ ràng, súc tích sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ nắm bắt được với ứng viên khi đạt yêu cầu.
Các thông tin cá nhân sẽ bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email và địa chỉ hiện tại. Dưới đây là những yếu tố mà bạn cần quan tâm khi viết phần thông tin cá nhân:
Yếu tố |
Nên |
Không nên |
Ví dụ về thông tin cá nhân “đạt chuẩn” |
Họ và tên |
Đầy đủ họ, tên đệm, tên |
Sử dụng biệt danh, chỉ viết mỗi tên |
VD: Pham Thu Trang, Nguyen Van A;... |
Ngày tháng năm sinh |
Theo cấu trúc: dd/mm/yyyy |
Không đầy đủ, viết tắt |
VD: 06/05/2001 |
|
Trang trọng và được sử dụng thường xuyên |
Nick name, thiếu nghiêm túc |
VD: thanhhanguyen1520@gmail.com; annguyen.work@gmail.com |
Địa chỉ |
Sử dụng nơi ở hiện tại |
Sử dụng địa chỉ trong CCCD, không chính xác |
VD: Hoang Mai, Ha Noi, Viet Nam; Pham Van Dong, Ha Noi, Vietnam |
Hình ảnh |
Trang phục lịch sự, khuyến khích ảnh chính diện |
Thiếu chuyên nghiệp, ảnh không rõ mặt |
2.2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là những định hướng, mong muốn của bạn trên con đường phát triển sự nghiệp. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên quyết tâm, mục tiêu rõ ràng và có khả năng lập kế hoạch sự nghiệp.
Để “ghi điểm” trong phần này, bạn nên trình bày mục tiêu nghề nghiệp một cách chi tiết, cụ thể và tuyệt đối không sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác hoặc mục tiêu nghề nghiệp có sẵn trên Internet.
Nên |
Không nên |
Ví dụ về mục tiêu đạt “chuẩn” |
Gắn mục tiêu với vị trí ứng tuyển hoặc công ty đang ứng tuyển |
Mục tiêu không rõ ràng, thiếu hoặc không phân biệt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn |
Mục tiêu ngắn hạn:
|
Có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn rõ ràng, tách biệt |
Sao chép mục tiêu nghề nghiệp có sẵn |
Mục tiêu dài hạn:
|
Mục tiêu gồm mục tiêu thăng tiến nghề nghiệp và mục tiêu chuyên môn có liên quan đến nghề nghiệp |
2.3. Chia sẻ kinh nghiệm viết phần Học Vấn
Trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng trong quá trình viết CV. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào các thông tin được đưa ra làm cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp và khả năng tiếp nhận vị trí của ứng viên.
Để trở thành “viên ngọc sáng” trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần tóm tắt ngắn gọn quá trình học tập của mình: Tên trường, chuyên ngành, thời điểm nhập học - tốt nghiệp và điểm trung bình tích lũy (GPA).
Ngoài ra, để gia tăng khả năng cạnh trinh, hãy đề cập việc tham gia vào các khóa học, chứng chỉ bổ trợ cho vị trí ứng tuyển (nếu có).
Nên |
Không nên |
Ví dụ về cách viết phần Học vấn “đạt chuẩn” |
Có thông tin về chuyên ngành chính theo học tại trường, GPA tích lũy, điểm một số môn học liên quan đến vị trí ứng tuyển (nếu có) |
Đưa thông tin về quá trình học tập cấp 1, cấp 2 |
VD: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (9/2021 - Hiện tại) Chuyên ngành: Kiểm toán GPA: 3.61/4.0 Một số môn học liên quan:
|
Chứng chỉ liên quan đến vị trí đang ứng tuyển và tình trạng học các môn đó |
Bằng cấp/các khóa đào tạo không liên quan đến vị trí ứng tuyển |
VD: SAPP Acadmemy (7/2022 - Hiện tại) ACCA
|
Đề án, nghiên cứu khoa học nếu có (liên quan đến vị trí ứng tuyển) |
>> Xem thêm: [Tips] - Phần 3: GPA Cho Tuyển Dụng BIG4, Bao Nhiêu Là Đủ?
2.4. Cách để viết phần Kỹ Năng đạt chuẩn
Kỹ năng cũng là một căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá sự phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng. Đặc biệt với sinh viên chưa tốt nghiệp, vừa mới ra trường thì kỹ năng ấn tượng cũng giúp bạn gia tăng khả năng cạnh tranh với nhà tuyển dụng.
03 điều bạn nhất định phải chú ý để có phần Kỹ năng ấn tượng:
Nên |
Không nên |
Ví dụ về cách viết phần Kỹ năng “đạt chuẩn” |
Liệt kê các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển |
Liệt kê các kỹ năng mà bản thân không sở hữu |
|
Tham khảo JD để tìm ra các kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần |
Liệt kê các kỹ năng không có giá trị tham chiếu |
|
Sử dụng các tính từ để mô tả mức độ thành thạo của các kỹ năng đó |
Nhầm lẫn giữa kỹ năng và tố chất |
>> Xem thêm:
- Những điều cần biết về Nghề Tư vấn (Consulting) tại BIG4
- Financial Analyst Là Gì? Nghề Phân Tích Tài Chính
2.5 Chia sẻ kinh nghiệm mô tả phần Kinh Nghiệm Làm Việc “đúng ý” bộ phận nhân sự
Kinh nghiệm làm việc là phần KHÔNG THỂ THIẾU trong bất kỳ CV ứng tuyển nào. Bởi nó trình bày những kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề, vị trí tuyển dụng với bộ phận nhân sự, qua đó thể hiện khả năng và sự phù hợp của ứng viên.
Để mô tả phần kinh nghiệm làm việc “đúng ý” bộ phận nhân sự, bạn cần đảm bảo các nội dung sau:
- Công ty;
- Vị trí làm việc;
- Mô tả ngắn gọn về công việc (phạm vi công việc, các nhiệm vụ cần làm);
- Chia sẻ về thành tích đạt được (nếu có);
- Kỹ năng tích lũy
Bảng dưới đây phân tích những phần bạn cần chú ý trong quá trình viết phần Kinh nghiệm làm việc:
Nên |
Không nên |
Ví dụ về cách viết phần Kinh nghiệm làm việc “đạt chuẩn” |
Công việc được sắp xếp theo thứ tự thời gian (từ gần nhất đến xa nhất) |
Liệt kê quá nhiều công việc |
VD: PwC Việt Nam (11/2022 - 3/2023) TTS Kiểm toán Tài Chính Nhiệm vụ chính:
Kỹ năng thu được:
|
Có minh chứng cụ thể hoặc số liệu về thành thích đạt được (nếu có) |
Mô tả dài dòng, không phản ánh sự tương quan giữa công việc đã làm và vị trí đang ứng tuyển |
|
Các công việc cần chọn lọc và nên liên quan đến vị trí ứng tuyển |
Mô tả sai sự thật về thành tích, thời gian làm việc |
2.6. Hướng dẫn viết phần Hoạt Động Ngoại Khóa ấn tượng
Hoạt động ngoại khóa là một phần thiết yếu trong CV nếu ứng viên chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm việc. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để đánh giá tính cách, kỹ năng, sự năng động và tiềm năng của ứng viên thông qua các hoạt động ngoại khóa mà ứng viên tham gia.
Thông thường, khi viết phần hoạt động ngoại khóa, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Tổ chức hoặc Câu lạc bộ;
- Thời gian làm việc/tham gia;
- Vị trí công việc;
- Mô tả hoạt động và những nhiệm vụ chính;
- Kĩ năng tích lũy.
Cách gia tăng khả năng cạnh tranh thông qua phần hoạt động ngoại khóa:
Nên |
Không nên |
Ví dụ về cách viết phần Hoạt động ngoại khóa “đạt chuẩn” |
Liệt kê các hoạt động thiện nguyện, cộng đồng có liên quan đến vị trí ứng tuyển |
Liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích |
VD: Câu lạc bộ Kiểm toán t.FAC - NEU Ban Nhân lực và Đào tạo (HRD) - Thành viên Nhiệm vụ chính:
… Kỹ năng thu được: Giao tiếp, Làm việc nhóm |
Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân và những kỹ năng thu được sau hoạt động đó |
Liệt kê nhiều hoạt động ngoại khóa nhưng không có hoạt động nổi bật |
|
Nên tối đa 3 hoạt động ngoại khóa |
Không mô tả những nhiệm vụ chính trong hoạt động CLB/Tổ chức |
2.7. Nên viết phần Thông Tin Tham Chiếu như thế nào?
Thông tin tham chiếu sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng xác định tính trung thực của những nội dung mà bạn đề cập trong CV. Thông thường, người tham chiếu sẽ là những người có uy tín, chuyên gia trong ngành và đã từng làm việc với ứng viên trong thời gian gần đây.
Các nội dung cần có khi viết phần thông tin tham chiếu bao gồm: Họ và tên; Đơn vị công tác; Chức vụ; Vị trí. Bảng dưới đây mô tả những điều cần lưu tâm khi viết phần này:
Nên |
Không nên |
Người tham chiếu là người có uy tín, học vị và có khả năng tham chiếu cho bản thân |
Đề cập thông tin cá nhân của người tham chiếu như email, số điện thoại |
Có đủ các thông tin cần thiết |
Sai hoặc giả mạo thông tin tham chiếu |
Lời kết
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn nắm được cách “hạ gục” nhà tuyển dụng thông qua CV ứng tuyển. Đừng quên theo dõi các bài viết sắp tới của SAPP để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích trong quá ứng tuyển vào các vị trí nhé!
>> Xem thêm:
- [Tips] - Ứng viên ngành Kế Kiểm nên tìm hiểu gì trước tham gia phỏng vấn? (Phần 1: Thông tin doanh nghiệp)
- [Tips] - Ứng viên ngành Kế Kiểm nên tìm hiểu gì trước tham gia phỏng vấn? (Phần 2: Key member và vị trí ứng tuyển)
- Cách xây dựng Profile LinkedIn chuyên nghiệp cho ứng viên ngành Kế Kiểm (Phần 1)
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: 19002225 (nhánh 2)
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình giới thiệu học viên mới: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-gioi-thieu-hoc-vien-referral-program/
- Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/