[ACCA BT/F1] – Từ điển môn Business and Technology
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Từ điển Chuyên ngành ACCA
  3. [ACCA BT/F1] – Từ điển môn Business and Technology

[Topic 4] Microeconomic factors (Các yếu tố kinh tế vĩ mô)

Dịch thuật và diễn giải những thuật ngữ quan trọng trong topic Các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx

Capitalism

[ ˈkæp.ə.t̬əl.ɪ.zəm ]

Chủ nghĩa tư bản

Hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội mà trong đó phần lớn tài sản, kể cả tài sản dùng trong sản xuất, thuộc sở hữu tư nhân. Việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ dựa trên cung và cầu của thị trường chung (nền kinh tế thị trường) thay vì thông qua kế hoạch trung tâm (nền kinh tế kế hoạch hoặc nền kinh tế chỉ huy).

Complementary product

[ˌkɑmpləˈmɛntri ˈprɑdəkt]

Hàng hóa bổ sung

Một cặp hàng hóa được sử dụng cùng nhau để phát huy giá trị sử dụng của hàng hóa như xăng và mô tô, máy tính và phần mềm,... B được gọi là hàng hoá bổ sung cho A nếu như việc tiêu dùng A luôn kéo theo việc tiêu dùng B.

Consumer surplus

[ kənˈsumər ˈsɜrpləs ]

Thặng dư tiêu dùng

Thước đo kinh tế về lợi ích của người tiêu dùng, xảy ra khi giá mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ thấp hơn so với giá họ sẵn sàng trả.

Elasticity

[ ˌi.læsˈtɪs.ə.t̬i ]

Độ co giãn

Thuật ngữ để chỉ thước đo độ nhạy cảm của một biến đối với sự thay đổi của một biến khác, phổ biến nhất thường thấy là sự thay đổi về giá trong mối quan hệ với các nhân tố khác. Trong kinh doanh và kinh tế, độ co giãn đề cập đến mức độ mà các cá nhân, người tiêu dùng hoặc nhà sản xuất thay đổi nhu cầu của họ hoặc lượng cung ứng trước những thay đổi về giá cả. Tuy nhiên, thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng để đánh giá sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng do sự thay đổi của giá hàng hóa hoặc dịch vụ.

Imperfect competition

[ ɪmˈpɜrfɪkt ˌkɑmpəˈtɪʃən ]

Cạnh tranh không hoàn hảo

Một dạng trong các thị trường, theo lí thuyết hoặc thực tế, vi phạm các lí thuyết tân cổ điển và cạnh tranh hoàn hảo. Các loại cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm: độc quyền bán, độc quyền nhóm bán, cạnh tranh độc quyền, độc quyền mua, độc quyền nhóm mua.

Marginal utility

[ ˈmɑrʤənəl juˈtɪləti ]

Lợi ích cận biên

Lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ. Ví dụ, tổng ích lợi (hay mức thỏa mãn) của một người tăng khi anh ta đã có một đôi giày rồi lại có thêm một đôi giày nữa.

Microeconomic

[ˌmaɪkroʊˌɛkəˈnɑmɪk]

Kinh tế vi mô

Một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế (người tiêu dùng, nhà sản xuất) và cách các chủ thể này tương tác với nhau.

Monopolistic competition

[ məˌnɑpəˈlɪstɪk ˌkɑmpəˈtɪʃən ]

Cạnh tranh độc quyền

Đặc trưng của một ngành công nghiệp trong đó nhiều công ty cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhau, nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. Rào cản gia nhập và rút lui trong một ngành cạnh tranh độc quyền là thấp, và các quyết định của một công ty không ảnh hưởng trực tiếp đến các đối thủ cạnh tranh.

Oligopoly

[ ˌɑː.lɪˈɡɑː.pəl.i ]

Độc quyền nhóm

Một cấu trúc thị trường mà trong đó có một số lượng nhỏ các công ty mà không công ty nào trong số đó có thể loại bỏ ảnh hưởng đáng kể của các công ty khác. Độc quyền nhóm bao gồm hai công ty trở lên. Không có giới hạn chính xác cho số lượng doanh nghiệp trong một nhóm độc quyền, nhưng con số này phải đủ thấp để các hành động của một công ty có thể gây ảnh hưởng đáng kể lên các công ty khác. Hàng rào gia nhập cao, làm cho các công ty mới khó gia nhập thị trường.

Perfect competition

[ˈpɜrˌfɪkt ˌkɑmpəˈtɪʃən]

Cạnh tranh hoàn hảo

Loại hình cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi 4 đặc điểm: nhiều người mua và nhiều người bán, sản phẩm đồng nhất, tự do gia nhập và rời bỏ thị trường, người mua và người bán hiểu rõ và đầy đủ về thị trường.

Price ceiling

[ praɪs ˈsilɪŋ ]

Giá trần

Mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán phải chấp hành. Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là kiểm soát giá để bảo vệ những người tiêu dùng.

Price floor

[ praɪs flɔr ]

Giá sàn

Mức giá tối thiểu mà nhà nước qui định. Trong trường hợp này, người mua không thể trả giá với mức giá thấp hơn giá sàn. Khi định ra giá sàn về một loại hàng hoá, nhà nước muốn bảo vệ lợi ích của những người cung ứng hàng hoá.

Price mechanism

[ praɪs ˈmɛkəˌnɪzəm ]

Cơ chế giá

Hệ thống trong đó các lực lượng cung và cầu xác định giá của hàng hóa và những thay đổi trong đó. Chính người mua và người bán thực sự xác định giá của hàng hóa. Cơ chế giá là kết quả của quá trình vận hành tự do của các lực lượng cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, đôi khi Chính phủ kiểm soát cơ chế giá để làm cho giá hàng hóa rẻ hơn tương đối nhằm mục tiêu hỗ trợ cho người nghèo.

Producer surplus

[ prəˈdusər ˈsɜrpləs ]

Thặng dư sản xuất

Mức chênh lệch giữa số tiền mà người sản xuất thực sự nhận được từ việc cung ứng một lượng hàng hóa hay dịch vụ nhất định và số tiền tối thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận.

Trade Intermediary

[ treɪd ˌɪnərˈmidiɛri ]

Trung gian thương mại

Hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá và đại lí thương mại

Utility

[ juːˈtɪl.ə.t̬i ]

Lợi ích

Một thuật ngữ trong kinh tế dùng để chỉ sự hài lòng nhận được từ việc tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ. Khi sử dụng thuật ngữ ích lợi các nhà kinh tế không coi ích lợi là thuộc tính của một hàng hóa hay dịch vụ mà chỉ là biểu hiện của sự thỏa mãn thu được từ việc sử dụng nó. Chẳng hạn gạo có tính chất như nhau trong thời kỳ đói kém và thời kỳ dư thừa, trong khi ích lợi thực sự của nó tùy thuộc vào thời điểm tiêu dùng.

Value proposition

[ˈvælju ˌprɑpəˈzɪʃən]

Tuyên bố giá trị

Giá trị mà một công ty hứa sẽ cung cấp cho khách hàng nếu họ chọn mua sản phẩm của công ty mình. Tuyên bố giá trị cũng là một lời bày tỏ về ý định hoặc một lời tuyên bố nhằm giới thiệu thương hiệu của công ty với người tiêu dùng, bằng cách khách hàng biết công ty đại diện cho điều gì, cách thức hoạt động và lí do công ty lựa chọn thương hiệu đó

Bạn có thể tham gia nhóm tự học ACCA tại đây

Hoặc tham khảo thêm các bài viết liên quan đến tự học ACCA tại đây

SAPP Academy