[ACCA BT/F1] – Từ điển môn Business and Technology
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Từ điển Chuyên ngành ACCA
  3. [ACCA BT/F1] – Từ điển môn Business and Technology

[Topic 7] Corporate governance and social responsibility (Quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội) 

Dịch thuật và diễn giải những thuật ngữ quan trọng trong topic Quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 19002225 (phân nhánh 2)
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx

Accountability

[ əˌkaʊn.t̬əˈbɪl.ə.t̬i ]

Trách nhiệm giải trình

Trách nhiệm giải thích việc thực thi nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình khi được yêu cầu

Agency theory

[ ˈeɪʤənsi ˈθɪri ]

Lý thuyết đại diện

Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông.

Audit committee

[ ˈɔdɪt kəˈmɪti ]

Ủy ban kiểm toán

Ủy ban này do các thành viên HĐQT không điều hành chịu trách nhiệm. Ủy ban kiểm toán sẽ liên kết với kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và xoát sét các tài khoản kế toán cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty.

Chairman

[ ˈtʃer.mən ]

Chủ tịch Hội đồng quản trị

Người đứng đầu Hội đồng quản trị của một công ty cổ phần, được bổ nhiệm bởi các cổ đông.

Chief executive officer (CEO)

[ ˌtʃiːf ɪɡˈzek.jə.t̬ɪv ˈɒf.ɪ.sər ]

Tổng Giám đốc điều hành

Chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách tổng điều hành một công ty. CEO được Hội đồng quản trị bầu ra. CEO chịu trách nhiệm cáo trước hội đồng quản trị của mình.

Company secretary

[ ˈkʌmpəni ˈsɛkrəˌtɛri ]

Tổng Thư kí công ty

Hay còn gọi là Giám đốc hành chính (Chief Adminstrative Officer), được bổ nhiệm bởi các thành viên HĐQT. Tổng thư ký chịu trách nhiệm thay mặt công ty thực hiện những yêu cầu nhất định, ví dụ như chuẩn bị và nộp các tài liệu trình cho Cục quản lý công ty (Companies House) hàng năm.

Corporate governance

[ ˈkɔrpərət ˈgʌvərnəns ]

Quản trị doanh nghiệp

Một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát toàn bộ doanh nghiệp.

Nominations committee

[ˌnɑməˈneɪʃənz kəˈmɪti]

Ủy ban tiến cử

Ủy ban này có trách nhiệm giám sát việc tiến cử và đưa ra khuyến nghị cho việc tiến cử các thành viên HĐQT. Ủy ban tiến cử cần cân nhắc đến sự cân bằng giữa số lượng các thành viên điều hành và không điều hành trong HĐQT, năng lực của các thành viên, nhiệm kỳ của các thành viên, sự đa dạng trong cơ cấu HĐQT, số ghế trong HĐQT...

One-tier board system

[ wʌn-tɪr bɔrd ˈsɪstəm ]

Hệ thống hội đồng một tầng (hội đồng đơn)

Cấu trúc quản trị nội bộ theo mô hình hội đồng một tầng (hội đồng đơn) có trong luật công ty của hầu hết các nước thuộc hệ thống thông luật (common law) như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Canada... Trong hệ thống hội đồng một tầng, Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra hội đồng quản trị bao gồm các thành viên điều hành (executive directors) và thành viên không điều hành (non-executive directors). Các thành viên HĐQT không điều hành sẽ là các thành viên của Ban Kiểm toán nội bộ, có trách nhiệm giám sát báo cáo tài chính, giám sát hoạt động nội bộ, giám sát hệ thống quản lý rủi ro và giám sát tuân thủ chống gian lận.

Public Company Accounting Oversight Board (PCAOB)

[ ˈpʌblɪk ˈkʌmpəni əˈkaʊntɪŋ ˈoʊvərˌsaɪt bɔrd ]

Ủy ban giám sát kế toán công ty đại chúng (PCAOB)

PCAOB là tổ chức phi lợi nhuận, ra đời theo yêu cầu của Luật Sarbanes-Oxley. Đối tượng giám sát tập trung vào khu vực tư. Mục tiêu của tổ chức này là bảo vệ lợi ích cộng đồng thông qua cung cấp báo cáo kiểm toán một cách minh bạch, trung thực. PCAOB có 5 thành viên, trong đó Chủ tịch PCAOB phải do SEC (Ủy ban Chứng khoán) chỉ định.

Remuneration committee

[ rɪmˌjunəˈreɪʃən kəˈmɪti ]

Ủy ban lương thưởng

Ủy ban này sẽ quyết định về lương của các thành viên trong Hội đồng quản trị để đảm bảo rằng không có một thành viên nào có thể tự quyết định lương của mình. Thành viên không điều hành sẽ quyết định lương của các Thành viên điều hành. Còn lương của là Thành viên không điều hành sẽ là lương cố định.

Risk committee

[ rɪsk kəˈmɪti ]

Ủy ban rủi ro

Ủy ban này có trách nhiệm thông tin cho HĐQT về những chính sách rủi ro hợp lý và ngưỡng chịu rủi ro của doanh nghiệp, cũng như giám sát quá trình quản trị rủi ro doanh nghiệp trong phạm vi rộng.

Sarbanes-Oxley Act 2002

Đạo luật Sarbanes-Oxley 2002

Còn được biết với tên Đạo luật Sarbox, là một trong những luật căn bản của nghề kế toán, kiểm toán, được ban hành tại Hoa Kỳ năm 2002. Mục tiêu chính của Đạo luật này nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư vào các công ty đại chúng bằng cách buộc các công ty này phải cải thiện sự đảm bảo và tin tưởng vào các báo cáo, các thông tin tài chính công khai. Các quy định khắt khe của Đạo luật Sarbanes-Oxley được đặt ra sau sự kiện Enron và WorldCom sụp đổ.

Social responsibility

[ ˈsoʊʃəl riˌspɑnsəˈbɪləti ]

Trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội có nghĩa là ngoài việc tối đa hóa giá trị cổ đông, doanh nghiệp còn phải hành động theo cách mang lại lợi ích cho xã hội.

Stakeholder theory

[ˈsteɪkˌhoʊldər ˈθɪri]

Lý thuyết các bên liên quan

Lý thuyết nhấn mạnh về mối quan hệ liên kết giữa một doanh nghiệp với tất cả bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, nhà đầu tư, cộng đồng, và những người khác có cổ phần của doanh nghiệp đó. Lý thuyết này cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên nhắm đến việc tạo ra giá trị cho tất cả các stakeholder chứ không chỉ cho các cổ đông của mình.

Stewardship theory

[ ˈstuərdˌʃɪp ˈθɪri ]

Lý thuyết quản lý

Lý thuyết quản lý đưa ra giả thuyết rằng người quản lý không bị tác động bởi những mục đích cá nhân, mà họ có những động lực đồng hành với mục tiêu của chủ sở hữu. Lý thuyết này lập luận rằng giám đốc điều hành có thể vận hành doanh nghiệp cách hiệu quả không chỉ là vì họ có năng lực mà còn là họ có chung mục tiêu với người chủ sở hữu

Two-tier board system

[tuː-tɪr bɔrd ˈsɪstəm]

Hệ thống hội đồng hai tầng (hội đồng kép)

Cấu trúc hội đồng hai tầng có nguồn gốc từ nước Đức, xứ sở của dòng họ luật German civil law. Trong cấu trúc này, Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Ban quản trị và Hội đồng giám sát. Việc quản lý, điều hành công ty được phân bổ cho 2 cơ quan trên như một thiết chế hai tầng, mà ở đó, HĐGS nằm ở tầng trên. HĐGS có thẩm quyền chọn, bổ nhiệm, cách chức các thành viên của BQT. Không những thế, HĐGS còn tham gia trực tiếp vào việc đưa ra các quyết định quan trọng trong việc quản trị công ty và giám sát các hoạt động của BQT. BQT thực hiện chức năng điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và báo cáo thường xuyên với HĐGS.

Bạn có thể tham gia nhóm tự học ACCA tại đây

Hoặc tham khảo thêm các bài viết liên quan đến tự học ACCA tại đây

SAPP Academy