[ACCA PM/F5] - Từ điển môn Performance Management
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Từ điển Chuyên ngành ACCA
  3. [ACCA PM/F5] - Từ điển môn Performance Management

[Topic 7] Pricing decisions (Các quyết định về giá)

Dịch thuật và diễn giải những thuật ngữ quan trọng trong topic Các quyết định về giá.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx

Complementary products

[ˌkɑmpləˈmɛntri ˈprɑdəkts]

Chiến lược định giá theo sản phẩm bổ trợ

Sản phẩm bổ trợ là các sản phẩm được định hướng để được mua và sử dụng cùng nhau.

Chiến lược giá sản phẩm bổ trợ là chiến lược mà khi doanh nghiệp quyết định giá cho các sản phẩm bổ trợ sẽ được thực hiện theo cùng một chính sách.

Full cost-plus pricing

[fʊl cost-plus ˈpraɪsɪŋ]

Định giá theo thặng số đầy đủ

Phương pháp định giá hàng bán bằng cách cộng phần trăm lợi nhuận vào giá thành toàn bộ của sản phẩm (add % mark-up for profit to full costs).

Incremental costs and revenues

[ˌɪnkrəˈmɛntəl kɑsts ænd ˈrɛvəˌnuz]

Chi phí và doanh thu tăng thêm

Chi phí và doanh thu gia tăng là khoản chênh lệch giữa chi phí và doanh thu của các khoản mục tương ứng theo từng phương án đang được xem xét.

Marginal cost-plus pricing (Mark-up pricing)

[ˈmɑrʤənəl cost-plus ˈpraɪsɪŋ] [mark-up ˈpraɪsɪŋ]

Định giá theo chi phí cận biên

Phương pháp định giá bằng việc cộng tỷ suất lợi nhuận vào chi phí biên của sản phẩm (add profit margin to marginal cost).

Monopolistic competition

[məˌnɑpəˈlɪstɪk ˌkɑmpəˈtɪʃən]

Thị trường cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền là một nền tảng trung gian giữa độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo:

- Rào cản gia nhập và rút lui trong cạnh tranh độc quyền là thấp, và các quyết định của một công ty không ảnh hưởng trực tiếp đến các đối thủ cạnh tranh.

- Mọi công ty trong cạnh tranh độc quyền đều có sức mạnh thị trường tương đối thấp như nhau và đều là người quyết định giá.

Monopoly

[məˈnɒp.əl.i]

Thị trường độc quyền

Thị trường độc quyền được nhận biết thông qua ba đặc trưng cơ bản sau:

- Chỉ có một hãng duy nhất cung ứng toàn bộ sản phẩm trên thị trường.

- Sản phẩm hàng hóa trên thị trường độc quyền không có hàng hóa thay thế gần gũi.

- Thị trường độc quyền bán thuần túy có rào cản lớn về việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường.

Oligopoly

[ˌɒl.ɪˈɡɒp.əl.i]

Thị trường độc quyền nhóm

Độc quyền nhóm là một cấu trúc thị trường mà trong đó có một số lượng nhỏ các công ty mà không công ty nào trong số đó có thể loại bỏ ảnh hưởng đáng kể của các công ty khác.

Độc quyền nhóm bao gồm hai công ty trở lên. Không có giới hạn chính xác cho số lượng doanh nghiệp trong một nhóm độc quyền, nhưng con số này phải đủ thấp để các hành động của một công ty có thể gây ảnh hưởng đáng kể lên các công ty khác.

Penetration pricing

[ˌpɛnəˈtreɪʃən ˈpraɪsɪŋ]

Chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Đây là chiến lược mà các doanh nghiệp sẽ áp giá thấp khi sản phẩm mới được tung ra thị trường nhằm thu hút được một số lượng lớn khách hàng, bán được số lượng lớn sản phẩm, nhằm chiếm thị phần.

Perfect competition

[ˈpɜrˌfɪkt ˌkɑmpəˈtɪʃən]

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo là một loại hình cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi 4 đặc điểm:

- Nhiều người mua và nhiều người bán

- Sản phẩm đồng nhất

- Tự do gia nhập và rời bỏ thị trường

- Hiểu biết và tính cơ động hoàn hảo

Price discrimination

[praɪs dɪˌskrɪməˈneɪʃən]

Chiến lược phân biệt giá

Đây là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ áp các giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm cho các nhóm khách hàng khác nhau.

Price elasticity of demand (PED)

[praɪs ˌiˌlæˈstɪsəti ʌv dɪˈmænd]

Độ co giãn của cầu theo giá

Độ co giãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand) là sự thay đổi của lượng cầu khi có sự thay đổi của giá.

Price skimming

[praɪs ˈskɪmɪŋ]

Chiến lược định giá hớt váng

Đây là chiến lược mà các doanh nghiệp sẽ áp giá cao khi sản phẩm mới được tung ra thị trường để tối đa hóa lợi nhuận ngay tại giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm. Sau đó, doanh nghiệp bắt đầu giảm dần giá sản phẩm theo giá đối thủ cạnh tranh trên thị trường để thu hút các khách hàng từng quan tâm đến sản phẩm nhưng vì giá cao chưa mua được.

Product line

[ˈprɑdəkt laɪn]

Chiến lược định giá theo dòng sản phẩm

Một dòng sản phẩm là một nhóm các sản phẩm mà chúng liên quan đến nhau. Một dòng sản phẩm có thể là một loạt các sản phẩm cùng thương hiệu và chính sách giá cho các sản phẩm này là giống nhau và nhất quán.

Relevant cost approach

[ˈrɛləvənt kɑst əˈproʊʧ]

Chiến lược định giá theo chi phí liên quan

Đây là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ xác định một mức giá bán cho sản phẩm mà tại đó doanh nghiệp sẽ không bị lỗ hoặc lãi. Bất kỳ mức giá nào vượt mức giá tối thiểu này sẽ được cộng vào lợi nhuận ròng. Chiến lược này chỉ thích hợp trong một số đơn hàng đặc biệt.

Volume discount

[ˈvɑljum dɪˈskaʊnt]

Chiến lược định giá chiết khấu theo số lượng

Đây là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ áp giá thấp hơn khi khách hàng mua với số lượng lớn hơn thông thường.

Volume-based discount

[ˈvɑːl.juːm-beɪst dɪˈskaʊnt]

Chiết khấu dựa trên số lượng hàng mua (chiết khấu thương mại)

Chiết khấu mà một doanh nghiệp được hưởng khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu với số lượng lớn.

Bạn có thể tham gia nhóm tự học ACCA tại đây

Hoặc tham khảo thêm các bài viết liên quan đến tự học ACCA tại đây

SAPP Academy