[ACCA PM/F5] - Từ điển môn Performance Management
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Từ điển Chuyên ngành ACCA
  3. [ACCA PM/F5] - Từ điển môn Performance Management

[Topic 8] Short-term decisions (Các quyết định ngắn hạn)

Dịch thuật và diễn giải những thuật ngữ quan trọng trong topic Các quyết định ngắn hạn.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx

Committed costs

[kəˈmɪtəd kɑsts]

Chi phí cam kết

Chi phí chắc chắn phải trả trong tương lai vì đã cam kết nên không liên quan đến việc ra quyết định sau này.

Do đã cam kết nên nếu doanh nghiệp hủy bỏ cam kết thì có thể phải bồi thường.

Ví dụ như chi phí mua NVL trong hợp đồng dài hạn.

Further processing decision

[ˈfɜrðər ˈprɑsɛsɪŋ dɪˈsɪʒən]

Quyết định tiếp tục sản xuất hay bán ngay bán thành phẩm

Quyết định nên tiếp tục sản xuất hay là bán ngay thành phẩm, chi tiết của doanh nghiệp.

Thường được xem xét trong các trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất ra nhiều chi tiết, bán thành phẩm hoặc trên cùng một quy trình công nghệ, các chi tiết, bán thành phẩm có thể bán ngay hoặc tiếp tục chế biến rồi mới bán. Bởi vì mỗi loại bán thành phẩm này có giá trị sử dụng riêng.

Joint products

[ʤɔɪnt ˈprɑdəkts]

Sản phẩm sản xuất kết hợp

Joint products là hai hay nhiều sản phẩm được tạo ra trong cùng một quy trình sản xuất; chúng không thể sản xuất riêng biệt với nhau và vì thế sẽ phát sinh chi phí chung.

Bên cạnh đó, giá trị của mỗi sản phẩm là phân biệt, không mang quan hệ sản phẩm chính – sản phẩm phụ.

Make or buy decision

[meɪk ɔr baɪ dɪˈsɪʒən]

Quyết định nên tự sản xuất hay mua ngoài

Phần lớn các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra bao gồm nhiều chi tiết hợp thành. Những chi tiết của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất có thể mua sẵn từ bên ngoài hoặc có thể tổ chức một bộ phận của doanh nghiệp để tự sản xuất.

Như vậy, trong TH này, nhà quản trị đứng trước lựa chọn 1 trong 2 phương án: tự sản xuất hay mua ngoài, quyết định nào có lợi hơn.

Opportunity cost

[ˌɑpərˈtunəti kɑst]

Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là đại diện cho những lợi ích mà một cá nhân, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án khác.

Mặc dù báo cáo tài chính không hiển thị chi phí cơ hội, chủ doanh nghiệp có thể sử dụng nó để đưa ra quyết định khi có nhiều sự lựa chọn.

Outsourcing

[ˈaʊtˌsɑː.sɪŋ]

Thuê ngoài

Thuê ngoài là việc doanh nghiệp tiến hành thuê nhân sự bên ngoài công ty để hiến hành sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ cho mình.

Thuê ngoài được coi là một biện pháp nhằm cắt giảm chi phí của doanh nghiệp. Thuê ngoài có tác động đến hàng loạt các công việc, từ hỗ trợ khách hàng, sản xuất đến hành chính.

Shutdown decision

[ˈʃʌtˌdaʊn dɪˈsɪʒən]

Quyết định loại bỏ hay tiếp tục duy trì một bộ phận trong doanh nghiệp

Quyết định về việc loại bỏ hay tiếp tục duy trì những bộ phận sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Ở đây tập trung vào việc đánh giá sự ảnh hưởng của việc duy trì các bộ phận này đến lợi nhuận doanh nghiệp.

Split-off point (Separation point)

[splɪt-ɔf pɔɪnt] [ˌsɛpəˈreɪʃən pɔɪnt]

Điểm phân tách

Split-off point hay separation point – điểm phân tách – là điểm trong quá trình sản xuất mà tại đó các joint products xuất hiện phân biệt với nhau.

Sunk costs

[sʌŋk kɑsts]

Chi phí chìm

Chi phí chìm là khoản đầu tư thời gian và tiền bạc không thể lấy lại được do những quyết định sai lầm trong quá khứ và là chi phí trong quá khứ nhưng không thể thu hồi được nên không ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

Bạn có thể tham gia nhóm tự học ACCA tại đây

Hoặc tham khảo thêm các bài viết liên quan đến tự học ACCA tại đây

SAPP Academy