Các nghề nghiệp phổ biến trong ngành Tài Chính

Tổng quan về vị trí Buy-side Analyst và Sell-side Analyst

Chúng ta đã tìm hiểu về các công ty Buy-side và Sell-side cùng với các dịch vụ mà họ cung cấp. Sau đây, hãy cùng SAPP khám phá về vị trí Analyst trong cả hai loại công ty này và các yêu cầu để trở thành Buy-side Analyst và Sell-side Analyst nhé!

Buy-side và Sell-side-02

1. Tổng quan về Buy-side Analyst và Sell-side Analyst 

Buy-side và Sell-side-04

Hai loại công ty Buy-side và Sell-side có sự khác biệt về dịch vụ mà họ cung cấp, dẫn đến những đặc điểm riêng trong công việc của Buy-side Analyst và Sell-side Analyst.

Buy-side Analyst hoạt động trong các công ty quản lý quỹ như quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, và các công ty quản lý tài sản. Công việc của họ là mua hoặc bán các loại tài sản để đảm bảo lợi ích cho khách hàng.

Trong khi đó, Sell-side Analyst làm việc trong các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư hoặc công ty chứng khoán. Nhiệm vụ của họ là cung cấp các dự báo và đề xuất đầu tư cho các khách hàng.

Điểm khác biệt chính giữa hai loại công việc này là đối tượng khách hàng mà họ phục vụ.

2. Buy-side Analyst

Buy-side và Sell-side-06

Buy-side Analyst có công việc chính là xác định các chứng khoán có giá trị thấp hơn thị trường để thêm vào danh mục đầu tư của khách hàng.

Các nhiệm vụ công việc của nhà phân tích Buy-side bao gồm tiến hành nghiên cứu rộng rãi để xác định cơ hội đầu tư. Họ điều tra các công ty và phân tích báo cáo tài chính của chúng để xác định giá trị và tiềm năng tăng trưởng.

Nhà phân tích Buy-side cũng đánh giá xu hướng thị trường và các chỉ số kinh tế để dự đoán hiệu suất của các loại tài sản khác nhau. 

Buy-side Analyst sẽ đánh giá độ khả thi của một khoản đầu tư và đồng thời xem xét mức độ phù hợp với chiến lược đầu tư của quỹ. Các đề xuất của họ được đưa ra dựa trên các đánh giá này và chỉ được áp dụng cho lợi ích của quỹ mà họ đang làm việc cùng, không được cung cấp cho bất kỳ ai bên ngoài quỹ. Nếu một quỹ có Buy-side Analyst tốt, họ thường không muốn các quỹ cạnh tranh khác có cùng đề xuất tương tự. Sự thành công hoặc của một Buy-side Analyst được đo bằng số đề xuất có lời mà quỹ đã thực hiện. 

Buy-side Analyst quan tâm nhiều hơn đến độ chính xác của từng đề xuất hơn là Sell-side Analyst. Trên thực tế, giảm thiểu các khía cạnh tiêu cực thường là một phần chính trong công việc của Buy-side Analyst. 

3. Sell-side Analyst

Buy-side và Sell-side-07

Mục tiêu chính của Sell-side Analyst là cung cấp đề xuất cho khách hàng, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư có thông tin đầy đủ. Họ thường tập trung vào đánh giá các công ty và ngành công nghiệp để tìm ra cơ hội đầu tư cho khách hàng của họ.

Sell-side Analyst là những người phát hành các đề xuất thường nghe thấy như "strong buy," "outperform," "neutral," hoặc "sell”. Những đề xuất này giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu cụ thể. Điều này có lợi cho các công ty Sell-side vì mỗi khi khách hàng đưa ra quyết định giao dịch cổ phiếu, các công ty này nhận được một khoản hoa hồng trên các giao dịch.

Nhiệm vụ của Sell-side Analyst là thuyết phục các cá nhân hoặc tổ chức định hướng giao dịch của họ thông qua sàn giao dịch của công ty Sell-side. Để thu về doanh thu từ các giao dịch, Sell-side Analyst cần cung cấp các thông tin hoặc dịch vụ có giá trị cho khách hàng của mình. 

Điều này không có nghĩa là Sell-side Analyst đề xuất hoặc thay đổi ý kiến về một cổ phiếu chỉ để tạo ra các giao dịch. Tuy nhiên, quan trọng là những nhà phân tích này được trả lương và chịu trách nhiệm trước công ty môi giới, không phải khách hàng. Hơn nữa, các đề xuất của Sell-side Analyst được gọi là "đề xuất tổng quát" vì chúng không dành riêng cho bất kỳ khách hàng cụ thể nào, mà thay vào đó dành cho đại đa số các khách hàng của công ty.

Những đề xuất này vốn rất rộng và do đó, có thể không phù hợp với một số chiến lược đầu tư cụ thể. Khi xem xét một đề xuất của Sell-side Analyst, quan trọng là xác định liệu đề xuất có phù hợp với phong cách đầu tư cá nhân của bạn hay không.

4. Những điểm khác biệt giữa Buy-side Analyst và Sell-side Analyst

Buy-side và Sell-side-10

Buy-side Analyst và Sell-side Analyst có sự khác biệt về Phạm vi phân tích, Đối tượng khách hàng và chế độ nhận lương:

Phạm vi phân tích

Buy-side Analyst thường phân loại các công ty định giá thấp để thêm vào danh mục đầu tư của khách hàng. Họ phân tích các công ty và ngành công nghiệp để tìm cơ hội đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận dài hạn cho khách hàng.

Ngược lại, Sell-side Analyst đánh giá kỹ lưỡng các công ty và nghiên cứu, phân tích tài chính tại các công ty này. Họ tạo ra các báo cáo nghiên cứu cung cấp hướng dẫn đầu tư dựa trên phân tích của họ về các công ty đó.

Đối tượng khách hàng

Buy-side Analyst làm việc cho các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và quỹ đầu cơ. Khách hàng của họ là nhà đầu tư tổ chức, có tầm nhìn đầu tư dài hạn và tập trung vào tạo ra lợi nhuận cho danh mục đầu tư của khách hàng.

Sell-side Analyst làm việc cho các ngân hàng đầu tư và công ty môi giới. Khách hàng của họ thường là các nhà đầu tư cá nhân, đa phần khách hàng thường quan tâm đến việc tìm kiếm cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận tức khắc trong ngắn hạn, hoặc đảm bảo sự an toàn trong đầu tư ngắn hạn.

Chế độ nhận lương

Chế độ nhận lương của Buy-side Analyst và Sell-side Analyst cũng điểm khác nhau. Buy-side Analyst thường nhận lương cơ bản và thưởng dựa trên hiệu suất của các quỹ mà họ quản lý.

Trong khi đó, Sell-side Analyst nhận lương dựa trên doanh thu mà công ty mà họ làm việc mang lại.

Lộ trình thăng tiến

Do tính chất công việc và các tệp khách hàng khác nhau mà Buy-side và Sell-side Analyst cũng có lộ trình thăng tiến khác nhau.

Buy-side Analyst sau khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm làm việc thăng có cơ hội thăng tiến lên vị trí quản lý danh mục (Portfolio Manager) hoặc các vị trí điều hành cao cấp (Executive positions) trong công ty mà họ làm việc.

Sell-side Analyst có cơ hội thăng tiến lên vị trí giám đốc nghiên cứu (Research Director) hoặc nhà đầu tư ngân hàng (Investment Banker)

5. Khung năng lực của vị trí Buy-side Analyst và Sell-side Analyst

Buy-side và Sell-side-12

Buy-side Analyst

Sell-side Analyst

- Có cái nhìn tổng quan và sáng suốt  trong tìm kiếm cơ hội đầu tư.

- Theo dõi diễn biến đầu tư trên thị trường.

- Có kỹ năng lập báo cáo hiệu quả, kịp thời và chất lượng để hỗ trợ quyết định đầu tư.

- Có khả năng phân tích rủi ro và đặc điểm ngành.

- Có khả năng liên tục giám sát hiệu suất danh mục đầu tư.

- Cập nhật nhanh với kinh tế và thị trường toàn cầu.

- Có kỹ năng sử dụng thành thạo: Microsoft Office và các công cụ hỗ trợ phân tích tài chính.

- Kỹ năng phân tích và định lượng tốt.

- Kỹ năng viết và giao tiếp mạnh mẽ.

- Có khả năng đánh giá và phân tích thông tin tài chính.

- Có khả năng làm việc trên nhiều dự án.

- Có cam kết cao trong công việc.

- Có khả năng làm việc trong thời gian dài.

- Có kỹ năng sử dụng thành thạo: Microsoft Office và các công cụ phân tích tài chính.

Lời kết

Qua bài viết trên, SAPP hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về hai vị trí Buy-side Analyst và Sell-side Analyst, cũng như có thể phân biệt được điểm khác nhau giữa hai vị trí này để có thể lựa chọn được vị trí nghề nghiệp phù hợp với mình trong tương lai. Đừng quên đón chờ các bài viết về nghề nghiệp trong ngành tài chính từ SAPP nhé!

 

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969
  • Email: support@sapp.edu.vn

Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.