Tổng quan các nghề nghiệp phổ biến

Giới Thiệu Về Nghề Finance Controller - Vị Trí Chủ Chốt Giúp Doanh Nghiệp Quản Lý Tài Chính Hiệu Quả

Với nhu cầu kiểm soát dòng tiền nội bộ doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng, Finance Controller (Kiểm soát viên Tài chính) đang trở thành một trong những vị trí được săn đón với mức lương và phúc lợi hấp dẫn. Cùng SAPP tìm hiểu về vị trí này nhé!

Giới thiệu nghề Finance Controller

1. Finance Controller là gì?  

Giới thiệu nghề Finance Controller - 02

Finance Controller (Kiểm soát viên Tài chính) là vị trí đảm nhận nhiệm vụ điều hành và giám sát toàn bộ các khía cạnh tài chính, kế toán của công ty nhằm đảm bảo dữ liệu kế toán phản ánh đúng thực tế dòng tiền vào và ra của công ty. Nhiệm vụ của kiểm soát viên bao gồm hỗ trợ lập ngân sách hoạt động, giám sát báo cáo tài chính và thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu liên quan đến bảng lương. Đây là những người đứng đầu bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc tài chính hoặc Ban Lãnh đạo, đảm bảo rằng các giao dịch về tài chính của công ty diễn ra một cách thuận lợi, các khoản thu chi được báo cáo và liệt kê một cách chính xác và rõ ràng. 

Tại các công ty có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, vị trí này thường sẽ được kiêm nhiệm bởi giám đốc tài chính (CFO) hoặc giám đốc điều hành (CEO). Trong khi đó, các doanh nghiệp và tập đoàn lớn có thể sẽ có một bộ phận riêng biệt để phụ trách công việc này.

2. Vai trò của Finance Controller trong doanh nghiệp

Giới thiệu nghề Finance Controller - 4

Tùy theo mô hình tổ chức và quy mô doanh nghiệp, yêu cầu về vai trò và trách nhiệm của Finance Controller có thể sẽ xuất hiện những điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, các vai trò điển hình của một Finance Controller sẽ bao gồm: 

  • Lập kế hoạch, dự báo tài chính và quản lý ngân sách hàng năm cũng như trong dài hạn;
  • Chuẩn bị báo cáo tháng, quý, năm cho hoạt động quản trị nội bộ doanh nghiệp, khu vực;
  • Quản trị hiệu quả hoạt động, đồng thời đưa ra các đánh giá về hiệu suất tài chính của các chiến lược kinh doanh nói riêng và hoạt động vận hành của tổ chức nói chung;
  • Theo dõi những khác biệt, tóm tắt các xu hướng, đồng thời phân tích biến động thị trường để đưa ra các dự báo doanh thu và lợi nhuận;
  • Điều tra những sai lệch và báo cáo những chênh lệch về chi tiêu, ngân sách trọng yếu cho các quản lý cấp cao;
  • Trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình đàm phán hợp đồng, thỏa thuận tài chính và giao dịch tài chính khác để đảm bảo rằng các điều kiện tài chính được đạt được là hợp lý và có lợi cho tổ chức.

3. So sánh Finance Controller và một số vị trí khác

3.1 Finace Controller Và CFO - Những Điểm Khác Biệt Điển Hình Giữa Hai Vị Trí Này Là Gì?

Finance Controller (Chuyên viên Kiểm soát Tài chính) và CFO (Giám đốc Tài chính) đều phụ trách mảng tài chính trong cùng một doanh nghiệp nhưng khi xét về bản chất, đây là hai vị trí riêng biệt và phải chịu trách nhiệm cho những nhiệm vụ khác nhau. Finance Controller chủ yếu sẽ tiếp xúc với các giấy tờ, tài liệu như sổ cái, bảng cân đối thử và thực hiện các báo cáo tài chính. Trong khi đó, giám đốc tài chính sẽ là người sử dụng các báo cáo này để phân tích, xây dựng các chiến lược, mục tiêu tài chính cho doanh nghiệp. Các quyết định được CFO đưa ra giữ vai trò quan trọng trong việc tư vấn và đưa ra các quyết định có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu suất và sự phát triển của một công ty.

CFO thường tham gia vào các hoạt động Tài chính bên ngoài như sáp nhập, mua lại (M&A) hoặc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các nhà đầu tư. Trong khi đó, các Finance Controller có xu hướng tiếp xúc sâu hơn với các quy trình báo cáo nội bộ, bao gồm hoạt động triển khai các biện pháp kiểm soát nội bộ, quản lý lịch trình đóng sổ cuối tháng và đảm bảo tính chính xác về mặt tài chính.

Giới thiệu nghề Finance Controller - 3

3.2 Finace Controller Và FP&A  - Những Điểm Khác Biệt Điển Hình Giữa Hai Vị Trí Này Là Gì?

Dữ liệu sử dụng, trọng tâm phân tích và kết quả đầu ra là các tiêu chí để nhận diện những điểm khác biệt giữa Finance Controller (Chuyên viên Kiểm soát Tài chính) và FP&A (Chuyên viên Phân tích & Dự báo Tài chính). 

Về dữ liệu sử dụng, chuyên viên Finance Controller (Chuyên viên Kiểm soát Tài chính) sẽ tập trung chủ yếu đến các dữ liệu tài chính trong quá khứ, đảm bảo tính trung thực, chính xác và hiệu quả trong ghi nhận các bút toán và giao dịch tài chính. Trong khi đó, Chuyên viên FP&A (Chuyên viên Phân tích & Dự báo Tài chính) chủ yếu hướng đến các hoạt động tương lai, tập trung đến việc đề xuất các chiến lược tăng trưởng cho doanh nghiệp.


4. Lộ trình thăng tiến cơ bản của nghề Finance Controller

Chùm Ảnh Website Giới thiệu Nghề Finance Controller-07

Kiểm soát viên Tài chính (Finance Controller) là một nghề nghiệp mới tại thị trường Việt Nam, cơ hội thăng tiến rộng mở. Phụ thuộc vào năng lực, cơ hội mà mỗi ứng viên sẽ có những bước chuyển sự nghiệp khác nhau. Điểm khởi đầu phổ biến người làm Kiểm soát viên Tài chính (Finance Controller) là thực tập sinh Kế toán chung trong các doanh nghiệp. Nhiều bạn chọn tham gia vào các chương trình tuyển dụng thực tập sinh Kiểm toán của các công ty dịch vụ Thuế, Tư vấn và Kiểm toán để tích lũy kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính. Sau đó công tác một vài năm ở các doanh nghiệp chuyên về sản xuất. Công việc này là nền tảng để hiểu sâu hơn về quy trình tài chính của doanh nghiệp, học cách sử dụng các phần mềm và công cụ tài chính hiện đại, đồng thời phát triển kỹ năng tư duy phân tích quan trọng cho các bước tiến sau.

Sau khi đã trải qua khoảng hơn 3 năm công tác, bạn có thể chính thức theo đuổi nghề này với vị trí Junior Finance Controller hoặc trợ lý Finance Controller và đảm nhận một số đầu việc thường gặp của bộ phận Finance Controller. 

Khi đã quen dần với công việc, trách nhiệm sẽ dần được mở rộng hơn với vai trò là Senior Finance Controller - giám sát các báo cáo tài chính chi tiết, quản lý ngân sách và có thể trực tiếp đưa ra phân tích tài chính chiến lược. 

Thăng tiến lên vị trí Finance Controller Manager, bạn sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng ngân sách, giám sát dòng tiền, phân tích chi phí và báo cáo tài chính, cùng với việc đưa ra các quyết định tài chính chiến lược để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Cấp bậc này không chỉ đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu mà còn cần kỹ năng giao tiếp, ra quyết định và sự nhạy bén về mặt kinh doanh. 

Sau khi đã công tác nhiều năm với vị trí quản lý, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên cấp bậc cao hơn như Director, thậm chí là CFO hoặc VP of Finance - đỉnh cao của con đường sự nghiệp Finance Controller mà mỗi nhân sự đều mong muốn chạm đến. CFO không chỉ phụ trách mảng Finance Controller mà còn bao quát, quản lý toàn bộ khối tài chính của một doanh nghiệp. Bạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược tổng thể và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

5. Khám phá bí quyết để thành công: Nghề Finance Controller cần có những kỹ năng gì?

Giới thiệu nghề Finance Controller - 5

Để tiến xa trên lộ trình thăng tiến của Finance Controller, bạn cần sở hữu các kỹ năng quan trọng như:

  • Am hiểu sâu sắc về kế toán, thuế, tài chính, nắm vững các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán;
  • Hiểu biết về ngành, lĩnh vực của doanh nghiệp;
  • Có khả năng phân tích số liệu và trình bày báo cáo;
  • Có khả năng kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro.
  • Sở hữu một số kỹ năng mềm bổ trợ cho quá trình làm việc như: giao tiếp, làm việc nhóm; tư duy phản biện; trình bày và lãnh đạo. 

6. Ứng dụng của kiến thức ACCA trong nghề Finance Controller

Chùm Ảnh Website Giới thiệu Nghề Finance Controller-06

Vị trí Finance Controller đóng vai trò trọng yếu trong bộ máy tài chính của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm giám sát và kiểm soát các hoạt động tài chính, xây dựng chiến lược tài chính hiệu quả, và đưa ra những quyết định ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của tổ chức. Vì vậy, nhiều nhân sự đang công tác tại bộ phận Kiểm soát Trải chính lựa chọn trang bị kiến thức Tài chính - Kế toán chuyên sâu thông qua  chương trình đào tạo ACCA. 

  • MA/F2 (Kế toán Quản trị): 

Đây là nền tảng quan trọng giúp người làm Finance Controller (Kiểm soát viên tài chính) nắm vững cách lập ngân sách, phân tích chi phí và quản lý hiệu suất. Với nền tảng kiến thức được trang bị trong môn học này, nhân sự Finance Controller (Kiểm soát viên tài chính) có thể dễ dàng phân tích các yếu tố chi phí, tối ưu hóa việc quản lý ngân sách và đánh giá hiệu quả hoạt động của các phòng ban. Đây là yếu tố quan trọng giúp các Finance Controller đưa ra quyết định tài chính chiến lược hợp lý. 

  • PM/F5 (Quản trị Hiệu suất): 

PM/F5 trong chương trình đào tạo chứng chỉ Kế toán ACCA trang bị cho người làm Finance Controller (Kiểm soát viên Tài chính) kiến thức nền tảng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu công việc về quản lý hiệu suất cơ bản và đo lường hiệu quả tài chính. Finance Controller với kiến thức PM/F5 sẽ nắm vững quản lý chi phí, phân tích lợi nhuận và ra quyết định ngắn hạn trong các hoạt động hàng ngày.

  • APM/P5 (Quản trị Chiến lược và Hiệu suất):

 

Là môn học có cấp độ cao hơn, APM/P5 giúp người làm Finance Controller (Kiểm soát viên Tài chính) phát triển các kỹ năng nâng cao trong quản lý hiệu suất, thông qua việc nghiên cứu

các khung quản lý hiệu suất chiến lược và các mô hình. Chương trình học của môn AFM/P5 được thiết kế nhằm giúp Finance Controller có thể thực hiện thành thạo các nhiệm vụ phức tạp hơn, như thiết lập chiến lược hiệu suất, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động, và đưa ra các quyết định chiến lược. Đây là môn học cần thiết cho những ai muốn thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao và tạo ảnh hưởng ở cấp độ chiến lược.

  • FM/F9 (Quản trị Tài chính): 

Đây là môn học nền tảng về quản lý nguồn vốn, dòng tiền, ra quyết định đầu tư và quản lý rủi ro tài chính. Đối với Finance Controller, việc có khả năng đánh giá các rủi ro tài chính và lập kế hoạch ngân sách hiệu quả là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi ra quyết định về dòng tiền và vốn đầu tư của doanh nghiệp. Các kỹ năng này giúp Finance Controller đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn duy trì nguồn lực tài chính đủ để phát triển bền vững.

  • SBR/P2 (Báo Cáo Tài Chính Chiến Lược)

 

Môn học này đi sâu vào nghiên cứu, rèn luyện khả năng diễn giải và phân tích các số liệu tài chính dưới góc nhìn chiến lược, giúp người làm Finance Controller (Kiểm soát viên Tài chính) hiểu rõ hơn về tác động của các quyết định tài chính đối với định hướng dài hạn của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng giúp các cá nhân đang công tác tại vị trí này có thể quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính ngắn hạn, từ đó phát triển các chiến lược tài chính bền vững.

Việc hoàn thành các môn học và sở hữu chứng chỉ ACCA không chỉ giúp các cá nhân đang công tác tại bộ phận Kiểm soát Tài chính khẳng định năng lực chuyên môn toàn diện khi làm việc, mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động. Hãy cân nhắc theo học chương trình ACCA để trang bị cho mình nền tảng vững chắc và tạo bước đệm vững vàng cho sự nghiệp trong tương lai nếu đang có kế hoạch theo đuổi lĩnh vực này.

>> Tìm hiểu ngay lộ trình ACCA giúp bạn chinh phục vị trí Finance Controller với mức thu nhập mơ ước ngay tại đây

Lời kết

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về con đường sự nghiệp Finance Controller (Kiểm soát viên Tài chính). Với tốc độ phát triển liên tục của môi trường kinh doanh, nhu cầu kiểm soát tài chính đang mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra những thách thức mới, yêu cầu các Finance Controller không ngừng cập nhật và nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo từ SAPP để không bỏ lỡ những thông tin nghề nghiệp hữu ích khác nhé!

>> Xem thêm:

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)