Private Equity (Quỹ đầu Tư nhân) là một lĩnh vực mới tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không làm giảm đi sự hấp dẫn của cơ hội nghề nghiệp trong ngành này. Cùng tìm hiểu ngay về cơ hội việc làm trong lĩnh vực này cùng SAPP nhé!
Mục lục
1. Private Equity là gì?
Limited Partner và General Partner là gì trong Private Equity?
2. Phạm vi công việc của Private Equity Associate
3. Khung năng lực của Private Equity Associate
4. Lộ trình phát triển của Private Equity Associate
5. Yêu cầu tuyển dụng của Private Equity Associate
Lời kết
1. Private Equity là gì?
Private Equity hay PE là một loại hình quỹ đầu tư chuyên đầu tư vốn vào các doanh nghiệp tư nhân; hoặc các công ty đại chúng gặp vấn đề về tài chính và biến chúng trở thành công ty tư nhân. Bằng cách này, các nhà đầu tư có vốn trong quỹ PE có thể nắm giữ quyền kiểm soát qua cổ phần và thực hiện các thay đổi vận hành khác nhằm tăng cường lợi nhuận vốn. Sau đó, họ có thể bán lại cổ phần sở hữu với giá cao hơn.
Các quỹ PE thường có quy mô nhỏ với nhân sự chất lượng cao. Họ có thể đầu tư vào nhiều doanh nghiệp với ngành nghề khác nhau, bất kể vòng đời của doanh nghiệp đó đang ở giai đoạn nào. Quỹ PE lấy vốn chủ yếu bằng cách gọi vốn từ bên ngoài, thường từ các công ty đầu tư hoặc cá nhân đầu tư. Đối tượng mà các quỹ PE hướng đến tại thị trường Việt Nam là các công ty có tiềm năng tăng trưởng lớn, hoặc các công ty gặp khó khăn về tài chính và cần được hỗ trợ về quản trị.
Sau khi đầu tư vốn vào các công ty này, các quỹ PE sẽ tăng cường hợp tác với quản lý để cải thiện hoạt động của công ty, cắt giảm chi phí không cần thiết và các vấn đề liên quan đến công việc không hiệu quả. Khác với các quỹ đầu cơ, quỹ PE giữ đầu tư của họ trong thời gian dài, lên đến 10 năm, trước khi bán với mục tiêu sinh lời.
Limited Partner và General Partner là gì trong Private Equity?
Trong quỹ PE, có 2 thành phần chính là Limited Partner và General Partner. Cụ thể từng thành phần như sau:
Limited Partner (LP) |
General Partner (GP) |
- Là cá nhân hoặc doanh nghiệp góp vốn vào PE nhằm thu được lợi nhuận trong phạm vi vốn góp. - Chịu trách nhiệm một phần qua phạm vi vốn góp. - Không tham gia vào quá trình vận hành doanh nghiệp đầu tư. |
- Là các quỹ PE với vốn lớn góp vào các doanh nghiệp đầu tư. - Chịu trách nhiệm cho việc cải cách hoạt động hàng ngày và ngân sách của doanh nghiệp. - Tham gia vào quá trình vận hành của doanh nghiệp, được trả một nguồn phí lợi nhuận thường niên của doanh nghiệp. |
2. Phạm vi công việc của Private Equity Associate
Quỹ PE thường có quy mô nhỏ và có một hệ thống cấu trúc tổ chức phẳng tương ứng. Các nhân viên mới vào ngành liên doanh tư nhân thường có thể làm việc cùng các cấp quản lý và đối tác của công ty trong suốt quá trình thực hiện một thỏa thuận.
Các nhiệm vụ của một Private Equity Associate có thể bao gồm:
Phân tích mô hình (Analytical Modelling): Chức năng chính của PE Associate là cung cấp tất cả các phân tích cần thiết cho các cấp quản lý và đối tác để đưa ra quyết định tối ưu nhất về một thỏa thuận. Các nhiệm vụ thông thường bao gồm việc chuẩn bị báo cáo, kiểm tra thông tin ban đầu và mô hình hóa dự báo tăng trưởng.
Giám sát công ty trong danh mục (Portfolio Company Monitoring): PE Associate thường được giao công ty trong danh mục để giám sát và phải duy trì kết quả tài chính cập nhật của công ty đó.
Xem xét CIMs (Reviewing CIMs): Bản tóm tắt thông tin bảo mật (CIMs) là các tài liệu mà các quỹ PE sử dụng để cung cấp dữ liệu về cơ hội đầu tư mới. Khi PE Associate nhận được CIMs, họ sẽ lựa chọn các cơ hội tiềm năng phù hợp với khuôn khổ của công ty mà quỹ đang đầu tư và cung cấp một bản tóm tắt đơn giản cho đội ngũ cấp cao của công ty đó.
Gây quỹ (Fundraising): Khi quỹ mới được thành lập, PE Associate sẽ hỗ trợ việc gây quỹ sơ bộ trong khi các cơ quan quản lý cấp cao xử lý các quan hệ liên quan và giao tiếp với khách hàng đầu tư vốn.
(Theo Investopedia)
3. Khung năng lực của Private Equity Associate
Bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực quỹ PE là một cuộc đua đầy cạnh tranh và thường yêu cầu kinh nghiệm liên quan và một bộ kỹ năng vững chắc. Dưới đây là các kỹ năng cần thiết để bạn bắt đầu sự nghiệp trong quỹ PE:
- Giao tiếp và Đàm phán (Communication and Negotiation Skills): Để ký kết các thỏa thuận với các công ty, PE Associate cần sử hữu kỹ năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc để trình bày ý tưởng của họ. Họ cũng cần đàm phán trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau để đạt được hiệu quả đầu tư.
- Phân tích dữ liệu (Data Analysis): Khi tạo mô hình tài chính, PE Associate cần xem xét và giải thích dữ liệu. Vì vậy, họ cần có kỹ năng phân tích tốt, hệ thống các con số một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả công việc. Thêm nữa, ngoài kỹ năng phân tích, ứng viên cũng cần thành thạo với các công cụ cơ sở dữ liệu như Bloomberg và các công cụ mô hình hóa như Excel hoặc Visual Basic để phân tích dữ liệu cho hiệu quả.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề (Decision-making Skills): PE Associate cần có kỹ năng ra quyết định mạnh mẽ để xử lý các tình huống khó trong quá trình đàm phán cũng như đối phó với các tình huống bất ngờ trong quá trình vận hành của công ty đầu tư.
- Kỹ năng tổ chức (Organization Skills): PE Associate cần có kỹ năng tổ chức mạnh mẽ để quản lý công việc, thời gian và tài liệu một cách hiệu quả.
4. Lộ trình phát triển của Private Equity Associate
Các quỹ PE thường tìm kiếm PE Associate mới với ít nhất hai năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư. Các chuyên gia quỹ PE có thể tiến triển nhanh trong quỹ và thường bắt đầu ở vị trí PE Associate cấp dưới hoặc nhân viên phân tích (Equity Analyst). Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho PE Associate:
- Analyst: Nhân viên ở vị trí cấp dưới không có quyền thực hiện các thỏa thuận hoặc làm việc độc lập trong suốt quá trình. Thay vào đó, họ được giao các nhiệm vụ cụ thể như xem xét dữ liệu, đánh giá rủi ro đầu tư,... Một số kỹ năng yêu cầu có thể bao gồm phân tích mô hình tài chính (financial modeling) và khả năng làm việc với dữ liệu lớn.
- Senior Associate: Sự khác biệt chính giữa một Analyst và một Senior Associate là tính độc lập. Senior Associate dành thời gian của mình để hoàn thành một thỏa thuận từ đầu đến cuối. Ngoài ra, việc tạo ra ý tưởng đầu tư là một trách nhiệm công việc cao cả khi bạn được thăng tiến lên vị trí Senior Associate, cho phép bạn đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong quyết định của mình.
- Associate: Associate có vai trò giao tiếp với các khách hàng và các nhà đầu tư. Họ ít liên quan đến việc sắp xếp dữ liệu mà tập trung nhiều vào quan hệ khách hàng và đàm phán. Họ cũng chịu trách nhiệm về quản lý nội bộ và đào tạo nhân viên mới làm việc.
- Director: Director chịu trách nhiệm về việc gây quỹ cũng như đặt điều kiện cho các thỏa thuận với các doanh nghiệp đầu tư. Họ xử lý các cuộc đàm phán cuối cùng và có ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng của công ty.
- Partner: Đối tác tập trung chủ yếu vào đại diện cho công ty, gây quỹ và quan hệ với khách hàng. Công việc này không có yếu tố kỹ thuật, nhưng yêu cầu kỹ năng đàm phán để trình bày và thuyết phục các Limited Partner cung cấp quỹ. Đối tác cũng cần đầu tư một phần của tài sản vào công ty để đầu tư vào đội ngũ của công ty Quỹ.
Trên đã chỉ ra một lộ trình thông thường trong lĩnh vực quỹ đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, thực tế có thể có sự khác biệt về vị trí và lộ trình tùy thuộc vào sự lựa chọn và định hướng nghề nghiệp của từng cá nhân.
5. Yêu cầu tuyển dụng của Private Equity Associate
Bằng cấp: Ứng viên cần có bằng cử nhân trong một ngành chuyên sâu về phân tích như tài chính, kế toán, thống kê, toán học hoặc kinh tế. Ngoài ra, các chứng chỉ Tài chính liên quan như CFA, CFP, CMA,... cũng có thể trang bị cho bạn kiến thức về ngành tài chính trước khi bạn ứng tuyển vào Quỹ PE.
Kinh nghiệm: Ứng viên cần có kinh nghiệm làm việc từ 2-3 năm trong ngành Ngân hàng, Kinh tế hoặc Bất động sản và các ngành liên quan khi ứng tuyển cho vị trí Junior Associate/Analyst. Hoặc 4-5 năm khi ứng tuyển cho vị trí cấp cao hơn như Senior Associate.
Kỹ năng: Các nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên có kỹ năng phân tích cao, kỹ năng tin học văn phòng cơ bản, đặc biệt là sử dụng thành thạo MS Excel. Ứng viên thành thạo các công cụ phân tích khác như Bloomberg hoặc Visual Basic được coi là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, ứng viên cũng cần có khả năng xây dựng phương pháp nghiên cứu và phân tích định lượng, khái niệm hóa và truyền đạt các giải pháp chiến lược một cách hiệu quả.
Kiến thức: Các nhà tuyển dụng cũng thường ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn chiến lược hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp bởi công việc đòi hỏi ứng viên phải nắm rõ các kiến thức này để có thể đưa ra những tư vấn tốt nhất cho doanh nghiệp. Các khóa học tài chính như CFA, CMA, CFP,... có thể giúp bạn nắm rõ các kiến thức trên bên ngoài việc học ở trường.
Ngoại ngữ: Do tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp khác nhau, PE Associate cũng cần trang bị khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh. Bạn có thể trau dồi kỹ năng này thông qua các khóa học giao tiếp hoặc thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những yêu cầu chung nhất được SAPP tổng hợp lại. Chi tiết hơn về yêu cầu tuyển dụng của từng công ty quỹ PE, bạn cần tìm hiểu và tham khảo qua các kênh thông tin tuyển dụng hoặc các kênh thông tin chính thống của các công ty.
Tham khảo chi tiết về vị trí Private Equity Associate: How to Become a Private Equity Associate, What Is A Private Equity Associate?
Lời kết
Qua bài viết trên, SAPP hy vọng bạn đã phần nào hiểu về Private Equity cũng như vị trí Private Equity Associate và các yêu cầu tuyển dụng của nghề. Mong rằng bài viết sẽ có ích cho bạn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Đừng quên đón chờ các bài viết mới của SAPP về nghề nghiệp trong ngành Tài chính bạn nhé!
>>Xem thêm: Portfolio Manager: Nghề nghiệp đầy triển vọng trong ngành Quản lý Đầu tư
>> Xem thêm: Các nghề nghiệp phổ biến trong lĩnh vực tài chính đầu tư (Phần 1)
>> Xem thêm: Các nghề nghiệp phổ biến trong lĩnh vực tài chính đầu tư (Phần 2)
>> Xem thêm: Những Con Đường Nghề Nghiệp Tài Chính Điển Hình Dành Cho Ứng Viên CFA
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: 19002225 (nhánh 2)
- Email: support@sapp.edu.vn
- Chương trình giới thiệu học viên: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-gioi-thieu-hoc-vien-referral-program/
- Chương trình tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/
Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.