Chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại Big4

[Series Hành Trình Làm Việc Tại BIG4] - Ms. Vũ Minh Châu: Trở Thành Nhân Sự BIG4, Liệu Có Khó?

Vừa qua, SAPP đã có cơ hội trò chuyện với chị Vũ Minh Châu - Senior Associate, bộ phận Recruitment Team tại PwC.Cùng hiểu thêm về tiêu chí “chọn người” cũng như lưu ý khi ứng tuyển vào BIG4 nói chung và PwC nói riêng trong bài viết ngày hôm nay nhé!

review PwC (1)

1. Vì sao BIG4 lại là bến đỗ mơ ước của nhiều bạn trẻ?

Là nhà tuyển dụng, đồng thời cũng là nhân sự làm việc tại một trong bốn BIG, theo đánh giá của chị Minh Châu, môi trường làm việc tại BIG4 khá cởi mở, phù hợp để các bạn ứng viên học tập và phát triển, đặc biệt là khi mới chập chững bước vào nghề. Bởi trong quá trình làm việc, các bạn Intern/Fresh có cơ hội tiếp xúc với Khách hàng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Điều này không chỉ khiến các bạn nhanh chóng nâng cao kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển được kỹ năng giao tiếp trong công việc. Không chỉ vậy, đồng nghiệp và các anh/chị cùng team cũng là “hình mẫu” để các bạn hỏi hỏi, đồng thời có thêm động lực phát triển bản thân. 

Tại PwC nói riêng, văn hóa “Coaching” vô cùng được chú trọng. Mỗi bạn nhân viên chính thức khi làm việc tại Firm sẽ do một “cố vấn” phụ trách. Các bạn hoàn toàn có thể tìm tới tới cố vấn của mình để nhận được những lời khuyên về công việc hoặc định hướng phát triển bản thân cho tương lai. Điều này sẽ giúp các bạn phần nào bớt mông lung trong những ngày đầu bước chân vào một môi trường mới.

review PwC (2)

Chia sẻ về nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ đặt mục tiêu trở thành nhân sự của Top 4 công ty Kiểm toán, Thuế và Tư vấn hàng đầu này, chị Minh Châu cho biết: “Theo chị, PwC nói riêng và BIG4 nói chung là một môi trường cực kỳ tốt để các bạn Intern/Fresh học tập và phát triển chuyên môn. Trong quá trình đi làm, các bạn có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, được học hỏi từ các chuyên gia trong ngành. Từ đó có thể trau dồi kiến thức, xây dựng nền tảng kỹ năng cho bản thân nhằm tìm kiếm cơ hội thăng tiến cùng một chế độ đãi ngộ xứng đáng.”

2️. Đâu là chân dung của một ứng viên tiềm năng BIG4 luôn tìm kiếm?

Theo những chia sẻ của chị Minh Châu, sau khi đã tiếp xúc và tuyển dụng hàng ngàn ứng viên, các chiến binh góp mặt trong hàng ngũ tinh nhuệ của các BIG thường hội tụ các đặc điểm sau:

  • Có học lực tốt tại các trường Đại học có chất lượng đào tạo cao ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Đã có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ cho ngành nghề hoặc vị trí mà mình đang ứng tuyển. Ví dụ: Học trước các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CFA …;
  • Thành thạo các kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ cho công việc như: Excel, PowerBI, MS Office, SQL, Alteryx; 
  • Có kỹ năng mềm tốt: giao tiếp (viết & nói), thuyết trình, làm việc nhóm và giỏi ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung).

Ngoài ra trong buổi trò chuyện, HR của “Firm màu cam” cũng chia sẻ thêm về các lỗi có thể khiến các ứng viên tiềm năng bỏ lỡ cơ hội khi thi tuyển tại vòng như sau:

  • Chưa chuẩn bị đầy đủ CV và giấy tờ liên quan: Thông thường, hồ sơ ứng tuyển của PwC sẽ bao gồm: CV, bảng điểm, Chứng chỉ nghề Quốc tế (VD: ACCA, CPA, CFA,...) và chứng chỉ tiếng Anh (nếu có) trên đường link ứng tuyển. Tuy nhiên có một số bạn chỉ nộp mỗi CV mà không hề gắn thêm những giấy tờ nêu trên;
  • Lỗi trong quá trình viết CV: Thiếu thông tin về GPA, năm sinh, ngành học (những thông tin này đều rất cần thiết trong giai đoạn sàng lọc, đánh giá CV ứng viên). Chị Châu cũng cho biết thêm, độ dài CV tiêu chuẩn nên gói gọn trong vòng 1 trang. Chọn lọc những thông tin đắt giá, không quá dàn trải và trình bày một cách khoa học cũng là điều khiến bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
  • Mắc lỗi khi làm Test Online & Offline: sau khi qua vòng CV, ứng viên sẽ trải qua bài kiểm tra năng lực chuyên môn. Tuy nhiên ngoài việc kiến thức chuyên môn còn hạn chế, chưa cập nhật tình hình thời sự về ngành; các ứng viên còn mắc phải những lỗi kỹ thuật như: máy tính hỏng, thiếu chuột, không bật được mic/cam….khiến quá trình thi tuyển không đạt kết quả như mong đợi; 
  • Lỗi trong quá trình phỏng vấn: thiếu tự tin, trả lời không đúng trọng tâm, chưa có định hướng rõ ràng về vị trí công việc mình sẽ làm cũng như lộ trình bản thân muốn hướng tới trong tương lai là “điểm trừ” khiến các bạn vụt mất tấm vé bước chân vào các BIG.

review PwC (3)

Để tránh những lỗi cơ bản này, chị Minh Châu có lời khuyên: “Các bạn nên nghiên cứu trước vị trí mà mình ứng tuyển, ôn tập lại kiến thức cơ bản, thường xuyên cập nhật tin tức thời sự trong ngành, chuẩn bị kỹ các bằng cấp liên quan. Đồng thời nên kiểm tra thiết bị trước khi làm bài test hoặc phỏng vấn trực tuyến. Trong quá trình tham gia các vòng thi, hãy bình tĩnh, tự tin thể hiện sự sẵn sàng và cam kết của mình với Firm cũng như vị trí ứng tuyển.”

3️. Ứng viên cần làm gì để được "tuyển" mà không "rụng"? 

Nhằm giúp các bạn Intern và Fresh có thể dễ dàng hòa nhập cũng như phát triển bản thân, chị Minh Châu cho biết: “PwC Việt Nam sẽ có hoạt động “First Experience Programme” khi các bạn onboard. Đây sẽ là khoảng thời gian để các nhân sự mới làm quen với nhau, cùng tham gia orientation để nắm được một số thông tin chung về Firm cũng như một số hướng dẫn khi làm việc tại Firm. Trong buổi định hướng này, các anh chị Partners hoặc các anh, chị đi trước sẽ chia sẻ thêm về các trải nghiệm khi làm việc tại PwC. Sau “First Experience Programme”, các bạn sẽ được đào tạo từ 1 - 2 tuần để có thể nắm bắt công việc, sau đó phân bổ về các nhóm. Yên tâm rằng các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết và đào tạo trực tiếp trong suốt quá trình làm việc.”

review PwC mới nhất (4)

Một trong những vấn đề mà nhiều nhân sự mới thường gặp phải chính là tâm lý “ngại hỏi”. Các bạn thưởng khá rụt rè và ngại tìm tới các anh chị để tham vấn cũng như hỗ trợ giải quyết vấn đề. Như chị Châu đã chia sẻ, môi trường ở PwC rất cởi mở và mọi người luôn được khuyến khích thẳng thắn trao đổi bởi giải quyết được công việc luôn là mục tiêu đặt lên hàng đầu. Vậy nên, đừng ngần ngại mà hãy cứ mạnh dạn nhờ sự trợ giúp nếu gặp khó khăn hoặc chưa giải quyết hết được công việc của mình nhé!

Về những yếu tố giúp ứng viên trụ lại tại BIG4, chị HR “Firm màu cam” cũng cho biết thêm: “Theo chị, ngoại trừ một số bạn có định hướng khác (như đi du học, theo đuổi ngành nghề khác,...) sẽ không ở lại với Firm, còn phần lớn nhân sự sẽ đều "trụ" lại nếu có đủ QUYẾT TÂM và KIÊN NHẪN theo đuổi nghề. Hành trình chỉ mới bắt đầu và “áp lực sẽ tạo nên kim cương” phải không mọi người!

Lời kết

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm động lực để thử sức và trở thành nhân sự tại những công ty Kiểm toán, Thuế và Dịch vụ tư vấn hàng đầu, cùng đón chờ các bài viết tiếp theo của SAPP để có thêm nhiều góc nhìn mới hơn về nhé!

>> Xem thêm:

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969