Các nghề nghiệp phổ biến trong ngành Tài Chính

Tất tần tật về nghề Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư)

Không đơn thuần là một nghề nghiệp, Investment Consultant mang lại cho bạn cơ hội tham gia vào chiến lược đầu tư, định hình tài chính của khách hàng và tạo dấu ấn trong lĩnh vực tài chính. Hãy cùng SAPP tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây nhé!

tat-tan-tat-ve-investment- consultant-anh-bia

1. Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư) là nghề gì?

Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư) là một chuyên gia tư vấn về các danh mục đầu tư, tài sản đầu tư và lập kế hoạch đầu tư chi tiết cho một doanh nghiệp, cá nhân hoặc nhà nước. Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư) chủ yếu tập trung vào các khách hàng của họ và cố gắng phát triển mối quan hệ làm việc lâu dài cùng những khách hàng đó.

Các tư vấn mà Investment Consultant (sau đây xin gọi là cố vấn đầu tư) sẽ đưa ra bao gồm: các loại tài sản nên đầu tư, lựa chọn chủ sở hữu tài sản, người quản lý quỹ và người được ủy thác mà các quốc gia, cá nhân hay chủ thể doanh nghiệp nên lựa chọn. Đây là một bộ phận của các khuyến nghị liên quan đến chiến lược đầu tư, phân bổ tài sản cũng như quy trình xây dựng danh mục đầu tư.

tat-tan-tat-ve-investment-consultant-anh1

Các cố vấn đầu tư là người có kinh nghiệm phong phú trong ngành tài chính cũng như phân tích các dữ liệu liên quan tới vấn đề đầu tư. Họ có thể làm việc trong các ngân hàng hoặc các công ty chuyên về đầu tư. Do tính chất công việc là tư vấn với nhiều loại hình tài sản đầu tư và tiếp xúc với nhiều khách hàng khác nhau, để tư vấn chuẩn họ  buộc phải có kiến thức rộng và chuyên sâu, chính xác trong lĩnh vực tài chính, có kinh nghiệm trong ngành dịch vụ tài chính và chứng chỉ hành nghề bắt buộc. Các bạn có thể lựa chọn chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst: một trong những chứng chỉ quốc tế nổi tiếng và được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực tài chính và đầu tư) hoặc các chứng chỉ khác như ACCA, CMA,...  Tuy nhiên, chứng chỉ CFA là chứng chỉ phổ biến nhất trong ngành Tư vấn đầu tư (Nguồn: Zippia).

2. Phạm vi công việc của Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư)

tat-tan-tat-ve-investment-consultant-anh2

Như đã nói ở trên, phạm vi công việc của Cố vấn đầu tư thường xoay quanh việc đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cụ thể về các chiến lược đầu tư, quản lý dự án và lên kế hoạch đầu tư cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức theo từng lĩnh vực đầu tư. Vì vậy, một số nhiệm vụ và kỹ năng phổ biến của Investment Consultant (Cố vấn đầu tư) sẽ là:

- Nghiên cứu xu hướng thị trường, điều kiện kinh tế, hiệu suất tài sản để đưa ra các đề xuất về phân bổ tài sản cũng như đa dạng hóa hình thức đầu tư.

- Theo dõi, đánh giá các hồ sơ đầu tư, danh mục đầu tư và rủi ro cũng như lợi ích của từng hạng mục đầu tư đó để đưa ra những điều chỉnh phù hợp.

- Đánh giá rủi ro là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một Cố vấn đầu tư: đánh giá khẩu vị rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng từ đó hướng dẫn họ về các rủi ro đầu tư khác nhau, bao gồm biến động thị trường, rủi ro cụ thể trong ngành và yếu tố địa lý - chính trị.

- Đo lường hiệu quả của từng hạng mục đầu tư để cập nhật với những chiến lược đầu tư hiệu quả cho khách hàng.

3. Khung năng lực và lộ trình thăng tiến của Investment Consultant 

3.1. Khung năng lực mà Investment Consultant cần có:

tat-tan-tat-ve-investment-consultant-anh4

Các kỹ năng cần thiết của Cố vấn đầu tư gồm có:

- Khả năng tự học hỏi liên tục, trải nghiệm thực tế và đa dạng trong ngành tài chính, kiến thức chuyên ngành sâu rộng  (Self-learning, Experience & Education)

- Thành thạo về Luật Quy phạm Thuế - Tài chính (Tax Financial Regulation Laws)

- Kỹ năng giao tiếp và Quản trị mối quan hệ (Interpersonal Skills)

- Khả năng ra quyết định (Decision-making Abilities)

Loại năng lực 

Cụ thể

Mô tả

Kinh nghiệm, học tập & trải nghiệm (Self-learning, Experience & Education)

Yêu cầu về kinh nghiệm học tập, bằng cấp và trải nghiệm (Required of Education & Experience)

Điểm đầu tiên gia tăng sức cạnh tranh và làm nên thương hiệu cá nhân của một nhà cố vấn đầu tư chính là nền tảng kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong ngành tài chính. Đây là điểm các bạn Sinh viên nên chú ý để bồi đắp nếu muốn gia nhập ngành này, bạn cần có kinh nghiệm và học thức nhất định về ngành tài chính cũng như chứng chỉ hành nghề bắt buộc.

Thành thạo về Luật Quy định về Thuế - Tài chính (Tax Financial Regulation laws)

Hiểu biết về các thông lệ, các quy định về luật pháp trong về thuế, tài chính, đầu tư… trong các ngành và các quốc gia mình đang làm việc.

Thường xuyên cập nhật các thay đổi nếu có từ các quy định trên.

Hiểu biết thành thạo về Luật Quy phạm Thuế - Tài chính;  các quy định pháp lý và quy tắc liên quan đến thuế và các vấn đề tài chính. Bên cạnh đó cũng có thể bao gồm quy định về các loại thuế khác như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản.

Kỹ năng giao tiếp và quản trị mối quan hệ (Interpersonal Skills)

Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản (Written Communication Skills)

Truyền đạt thông tin, ý kiến và khuyến nghị cho khách hàng và đối tác; sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành tài chính và đầu tư một cách chính xác và rõ ràng; cấu trúc bài viết một cách logic và hợp lý; tổng hợp thông tin chính xác bằng văn bản, biểu đồ,..

Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói (Verbal Communication Skills)

Tích cực lắng nghe, tôn trọng ý kiến của khách hàng và đối tác; ngôn ngữ truyền đạt rõ ràng, súc tích; nội dung ngắn gọn và dễ hiểu; thể hiện sự tôn trọng với khách hàng cũng như đồng nghiệp; điều chỉnh ngôn ngữ phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Khả năng ra quyết định (Decision-making Abilities)

Kỹ năng phân tích (Analytical Skills)

Kỹ năng đọc hiểu và diễn giải các bảng số liệu trong tài chính; đánh giá trực quan qua số liệu; có tư duy phân tích và giải quyết số liệu; phân tích phương sai, độ lệch chuẩn và các số liệu liên quan.

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem-solving Skills)

Xác định và đưa ra quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu đầu tư của khách hàng; đánh giá các giải pháp có sẵn và lựa chọn phương án tốt nhất dựa trên các tiêu chí như khả năng thực hiện, hiệu quả và rủi ro; có tư duy logic để phân tích và đưa ra suy luận hợp lý từ các thông tin có sẵn.

3.2. Lộ trình thăng tiến của Investment Consultant 

tat-tan-tat-ve-investment-consultant-anh4

Lộ trình thăng tiến của một cố vấn đầu tư có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty, ngành nghề và định hướng cá nhân. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến từ thấp đến cao mà một cố vấn đầu tư có thể trải qua:

- Intern (Thực tập): Bắt đầu với vai trò thực tập sinh, bạn sẽ được giới thiệu vào công việc tư vấn đầu tư và hướng dẫn bởi các nhân viên có kinh nghiệm. Trong thời gian này, bạn cần học hỏi quy trình và phương pháp làm việc trong lĩnh vực này qua quá trình tham gia vào các dự án và nhiệm vụ nhỏ.

- Associate Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư): Sau khi đã có những kiến thức cần thiết và kinh nghiệm thực tập, bạn sẽ chính thức đảm nhận chức vụ cố vấn đầu tư. Ở đây tùy vào đối tượng khách hàng, tổng giá trị của các tài sản đầu tư, bạn sẽ được giao trách nhiệm tư vấn tương ứng. Phối hợp cùng các anh chị senior để thiết kế ra các chiến lược đầu tư, xây dựng và quản lý các danh mục đầu tư, và theo dõi hiệu suất đầu tư tối ưu nhất cho khách hàng. 

- Senior Consultant (Cố vấn cấp cao): Với kinh nghiệm và thành công trong vai trò cố vấn đầu tư, một cố vấn có thể thăng chức lên vị trí cố vấn chính. Vị trí này mang lại trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý khách hàng, phân tích và đánh giá danh mục đầu tư, và đưa ra các quyết định chiến lược mang tính quyết định. Ở vị trí này có thể bạn sẽ phải chịu các KPI (chỉ tiêu) cố định mà công ty giao cho bạn về hiệu quả đầu tư cho khách hàng cũng như số lượng và tỷ suất sinh lời cho khách.

- Senior Management (Quản lý đầu tư cấp cao): Một số cố vấn đầu tư có thể tiến xa hơn và thăng chức vào các vị trí quản lý cấp cao trong tổ chức, chẳng hạn như Trưởng phòng tư vấn đầu tư (Investment Advisory Manager), Giám đốc đầu tư (Chief Investment Officer (CIO) hoặc các vị trí lãnh đạo khác. Ở các vị trí này, họ sẽ có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo các hoạt động đầu tư của tổ chức, lãnh đạo nhóm cố vấn đầu tư, và tham gia vào quyết định chiến lược lớn hơn. Các công việc chính của bạn sẽ thiên về quản trị chiến lược, quản trị sự thay đổi cũng như liên tục sáng tạo và đề xuất các cải tiến trong tư vấn cho khách hàng. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển đội ngũ, gây dựng và đào tạo đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao.

4. Yêu cầu tuyển dụng của các công ty về Investment Consultant gồm những gì?

tat-tan-tat-ve-investment-consultant-anh5

Tùy theo từng lĩnh vực mà công ty đảm nhận, yêu cầu về tuyển dụng vị trí Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư) của các công ty sẽ khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là những yêu cầu cơ bản nhất mà ứng viên có thể tham khảo khi lựa chọn nghề Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư):

Bằng cấp: Tốt nghiệp Đại học/Cao học chuyên ngành liên quan tới Tài chính như: Tài chính, Kế toán, Kinh doanh, Kinh tế. Ứng viên cũng cần hoàn thành các chương trình/khóa học liên quan như đầu tư, thuế, quản lý rủi ro và lên kế hoạch đầu tư. Cố vấn Đầu tư là người sử hữu tấm bằng quốc tế dày kinh nghiệm vì chứng chỉ quốc tế cung  cấp cho họ tấm vé việc làm đầy phong phú và đa dạng. Một số chứng chỉ quốc tế mà bạn có thể theo học là: CFA, ACCA, CFP,...

Kiến thức:

- Thành thạo các kỹ năng liên quan tới quản lý tài chính, phân tích tài chính

- Am hiểu về Luật Đầu tư - Tài chính

- Hiểu biết về thị trường tài chính

- Nắm vững kiến thức về các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, hàng hóa và bất động sản.

Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết và phân tích vấn đề, kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo,...

Ngoại ngữ: Thành thạo Tiếng Anh là lợi thế cho Cố vấn Đầu tư do tính chất công việc cần chuẩn hóa cao và gặp gỡ nhiều đối tác khác nhau nên học cần giao tiếp thành thạo 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Để trau dồi các bạn có thể tự học hoặc học theo chứng chỉ quốc tế IELTS, TOEIC, TOEFL,.. 

Ngoài những kiến thức và bằng cấp cần thiết khi ứng tuyển vị trí Investment Consultant, ứng viên cần chuẩn bị kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính khác, chẳng hạn kỹ năng phân tích và định lượng hoặc kế toán và các bằng cấp liên quan tới ngành tài chính. Các kiến thức này sẽ cung cấp kỹ năng bổ sung cho những người muốn chuyển sang lĩnh vực Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư).

Kết luận

Qua bài viết trên, SAPP tin rằng các bạn đã có một bức tranh toàn diện về nghề Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư) và các kiến thức liên quan cũng như yêu cầu cụ thể để ứng tuyển vào vị trí này trong tương lai. Cùng đón chờ các bài viết tiếp theo về nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính của SAPP bạn nhé!

>> Xem thêm: Các nghề nghiệp phổ biến trong lĩnh vực tài chính đầu tư (Phần 1)

>> Xem thêm: Các nghề nghiệp phổ biến trong lĩnh vực tài chính đầu tư (Phần 2)

>> Xem thêm: Những Con Đường Nghề Nghiệp Tài Chính Điển Hình Dành Cho Ứng Viên CFA

>> Xem thêm: Giới thiệu về nghề Research Analyst (Phân tích Nghiên cứu)

>>Xem thêm: Giới thiệu về Financial Risk Analyst (Chuyên viên Phân tích rủi ro Tài chính) và Financial Risk Manager (Nhà Quản lý rủi ro Tài chính)

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969

Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.